Lực lượng vũ trang chống chính quyền Myanmar kiểm soát hai tiền đồn ở biên giới với Ấn Độ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một chỉ huy cấp cao của Quân đội Liên minh Quốc gia Myanmar cho biết, các lực lượng vũ trang chống chính quyền từ bang Chin của Myanmar đã chiếm đóng hai khu vực miền núi xa xôi ở biên giới. Mục tiêu tiếp theo của họ là kiểm soát một phần khu vực biên giới giữa Myanmar và Ấn Độ.

Sui Khar, Phó Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Chin (CNF), cho biết hôm thứ Hai (13/11), họ mở rộng cuộc tấn công nhằm vào chính quyền quân sự, hàng chục binh sĩ liên minh đã chiến đấu với quân chính phủ Myanmar từ sáng đến tối, chiếm giữ 2 tiền đồn ở bang Mizoram liền kề với Ấn Độ.

Cuối tháng 10, bốn lực lượng vũ trang sắc tộc tạo nên Mặt trận Quốc gia Bang Chin - Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA, còn gọi là Quân đội Liên minh Kokang); Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta'ang (TNLA); Quân đội Arakan (AA) và Quân đội Độc lập Kachin, đã phát động một cuộc tấn công phối hợp chống lại lực lượng chính phủ và chiếm đóng một số thị trấn và đồn quân sự. Lực lượng chính phủ Myanmar đối mặt với thử thách lớn nhất kể từ khi lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2021.

Liên minh gọi cuộc tấn công là "Chiến dịch 1027" và ban đầu đột nhập vào các khu vực do quân đội kiểm soát của bang Shan ở biên giới với Trung Quốc. Chính quyền quân sự ở đó đã mất quyền kiểm soát một số thị trấn và hơn 100 chốt an ninh, nhưng mục tiêu của họ không dừng lại ở đó.

Liên minh cho biết trong tuyên bố ngày 27/10 rằng họ sẽ kết hợp mọi lực lượng để lật đổ sự cai trị độc tài của lực lượng chính phủ Myanmar, xóa bỏ tận gốc gian lận viễn thông, hang ổ lừa đảo và những ‘ô dù’ bảo vệ chúng trên toàn quốc và bao gồm khu vực biên giới Trung Quốc - Myanmar.

Kyaw Naing, người phát ngôn của Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar, đơn vị tham gia chiến dịch, cho biết: “Chúng tôi đang tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công ở phía bắc bang Shan”.

Giao tranh cũng nổ ra trong tuần này trên hai mặt trận mới ở các bang miền Tây Rakhine và Chin, khiến hàng nghìn người phải chạy trốn đến Mizoram.

Sui Khar cho biết, khoảng 4 giờ sáng thứ Hai, khoảng 80 binh sĩ liên minh đã tiến hành cuộc tấn công vào các trại quân sự Rihkhawdar và Khawmawi ở bang Chin. Sau nhiều giờ chiến đấu, cuối cùng hai tiền đồn đã được kiểm soát.

Đội Liên minh bây giờ sẽ tìm cách củng cố quyền kiểm soát biên giới Ấn Độ - Myanmar. Vẫn còn tiền đồn khác ở đó của quân đội chính phủ Myanmar.

Ông nói với Reuters: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến về phía trước. Chiến lược của chúng tôi là từ làng mạc đến thị trấn cho đến thủ đô".

Sau khi các nhà lãnh đạo quân sự tiến hành cuộc đảo chính vào năm 2021, hàng nghìn cư dân của bang Chin, nơi phần lớn vẫn yên bình trong nhiều năm, đã cầm vũ khí và chống trả. Trong cuộc đảo chính đó, lực lượng chính phủ Myanmar đã lật đổ chính quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ và bắt giữ hai nhà lãnh đạo là Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint.

Các hoạt động nổi dậy của Mặt trận Dân tộc Chin được người dân địa phương ở Mizoram ủng hộ, một phần do mối quan hệ sắc tộc chặt chẽ. Hàng chục nghìn người Myanmar đã tìm nơi ẩn náu tại bang nhỏ bé của Ấn Độ, trong đó có các nhà lập pháp cấp bang và liên bang đã bị lật đổ quyền lực.

Trong cuộc xung đột vũ trang này, lực lượng liên minh đã tung ra biểu ngữ “trấn áp gian lận viễn thông”, điều chưa từng xảy ra trong các cuộc xung đột trước đây. Trong những năm gần đây, ngành lừa đảo viễn thông đã phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á, trong đó miền bắc Myanmar và miền đông Myanmar là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Hầu hết ông chủ của các công ty lừa đảo này đều là người Trung Quốc và nhân viên về cơ bản cũng là người Trung Quốc. Phần lớn trong số họ bị lừa dối, bắt cóc hoặc bị buôn bán ở đây và buộc phải phạm tội lừa đảo sau khi bị mất tự do cá nhân.

Trước sức ép của dư luận quốc tế, chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố sẽ trấn áp nạn lừa đảo viễn thông nhưng đến nay vẫn chưa có động thái nào đáng kể.

Theo Lý Ngôn - The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Lực lượng vũ trang chống chính quyền Myanmar kiểm soát hai tiền đồn ở biên giới với Ấn Độ