Nghệ thuật của thế kỷ mới: Quay trở về với Chân - Thiện - Nhẫn (7)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tiếng vang của Triển lãm Nghệ thuật trên thế giới: Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn khiến con người cảm động sâu sắc

Thế giới này có công chính hay không? Chiếc cân thăng bằng giữa bóng tối và ánh sáng sẽ chênh lệch trong bao lâu? Sức mạnh của tinh thần và đức tin chân thực đến nhường nào? Trong một cuộc triển lãm nghệ thuật lưu diễn khắp thế giới, các họa sĩ đã trả lời những câu hỏi muôn thuở này bằng hội họa chứa đầy tính kiên nhẫn và sâu sắc của mình. Thông thường, sự chấn động của các khán giả tại hiện trường triển lãm nghệ thuật vượt ngoài sức tưởng tượng.

Hình 1: Bức tranh “Thiên nhân hợp nhất”; tác giả: Trần Tiếu Bình; thể loại: tranh sơn dầu; chất liệu: canvas; kích thước: 120×175cm; năm 2004 (Trung tâm Nghệ thuật đệ tử Pháp Luân Đại Pháp)

Năm 2004, “Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân - Thiện - Nhẫn” được tổ chức lần đầu tiên tại Tòa Quốc hội Hoa Kỳ. Trong những năm qua, những tác phẩm hội họa này đã băng sông vượt núi, đến với hơn 40 quốc gia và hơn 200 thành phố trên khắp thế giới, gây cảm động sâu sắc trong trái tim của rất nhiều khán giả. Cuộc triển lãm nghệ thuật này còn mang tên “Tinh thần kiên nhẫn bất khuất”, trong đó chứa đựng nhiều câu chuyện cảm động, khán giả chăm chú ngắm nhìn những bức tranh trên tường một hồi lâu không muốn rời đi. Bất luận là từ góc độ nghệ thuật hay từ góc độ lịch sử, cuộc triển lãm toàn cầu này thể hiện ra ý nghĩa phi phàm.

Chúng ta hãy theo bước chân của Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn và đi vòng quanh thế giới, xem xem trong những năm này, khán giả thuộc các chủng tộc, màu da và độ tuổi khác nhau ở các quốc gia, thành phố khác nhau đến xem triển lãm nghệ thuật và được gột rửa tâm hồn như thế nào.

Lục địa Châu Âu

Năm 2008, Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn được tổ chức tại Nhà thờ Heilandskirche, thủ đô Berlin, Đức. Linh mục Rannenberg nói trong bài phát biểu của mình rằng, ông rất vui mừng khi cuộc triển lãm được tổ chức tại nhà thờ của ông: “Những bức tranh này truyền tải một thông điệp: mọi người nên nỗ lực vì sự tôn nghiêm của con người và vì chính nghĩa của người dân Trung Quốc”.

Vào tháng 9 năm 2010, đô thị Figline Valdarno, tỉnh Firenze, Ý, đã hoan nghênh Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn. Cô gái người Ý Diana khao khát nói: “Cuộc triển lãm này thể hiện dũng khí đến từ đức tin khi đối mặt với thử thách. Tôi thích nhất bức tranh ‘Thiên nhân hợp nhất’. Tác giả sử dụng màu xanh da trời (màu xanh thiên thanh) và màu xanh lam để kết nối đại dương với bầu trời, vô cùng hài hòa, phản ánh sự mỹ hảo và cảnh giới tĩnh lặng mà người tu luyện đạt đến trong khi đả tọa”.

Giovanni - kiến ​​trúc sư ở tỉnh Firenze, cho biết: “Những bức tranh này quá xuất sắc. Điều khiến tôi ấn tượng nhất là, khi tôi chú ý đến các nhân vật trong những bức bích họa trong nhà thờ (những bức bích họa từ thế kỷ 15) đang quan sát câu chuyện mà những bức tranh này thể hiện với vẻ kinh ngạc. Những vị Thiên sứ và Thánh giả trong các bức bích họa đều thể hiện ra một loại biểu cảm, như thể họ đã chờ đợi những bức tranh này từ rất lâu rồi, nhưng những gì đang diễn ra trong các bức tranh khiến họ không thể chịu đựng nổi”.

Hình 2: Cô Gaia - một trong những người tổ chức cuộc triển lãm, cùng cha của cô - kiến ​​trúc sư Giovanni

“Trong trái tim mỗi người chúng ta đều có một điều gì đó quý giá mà không ai có thể chạm tới và đang chờ chúng ta đi khám phá, đây chính là Chân, Thiện, Nhẫn mà Pháp Luân Công dạy” - Thị trưởng Nocentini nói.

Tại buổi Triển lãm Chân - Thiện - Nhẫn ở Paris, Pháp năm 2010, cố vấn nghệ thuật truyền thống Châu Phi Daoud tha thiết nói: “Tác phẩm thực sự khiến tôi say sưa, tôi cảm thấy nó vô cùng vô cùng ý nghĩa”, “Tôi nghĩ tôi sẽ tìm thấy điểm tương đồng với nghệ thuật châu Âu, nhưng ở đây tôi thấy rằng nghệ thuật Trung Quốc rất, rất khác biệt, điều này giúp tôi tìm ra một số ý tưởng mới”.

Giám đốc phòng trưng bày Pablo Garcia tin rằng “triển lãm hội họa sẽ đóng vai trò khôi phục truyền thống của người Trung Quốc, thực chất là một loại truyền thống về tinh thần”.

Vào tháng 3 năm 2011, Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn đã đến Saint-Malo, Pháp. Sau khi xem triển lãm, vợ chồng anh Colette cảm động nói: “Thời kỳ chúng ta đang sống có chút đặc biệt, là thời kỳ thức tỉnh, tất nhiên là sự thức tỉnh của chư Phật. Đây không phải là sự trùng hợp, bởi vì năng lượng của Chân - Thiện - Nhẫn thật mạnh mẽ”.

Một người mẹ chia sẻ trong nước mắt: “Con trai tôi đã xem triển lãm nghệ thuật vào buổi sáng, trong lúc ăn trưa sau khi trở về từ buổi triển lãm, cháu vừa khóc vừa nói với tôi rằng tôi nhất định phải đến xem ‘Triển lãm nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn’. Cuộc triển lãm tranh quả thực vô cùng cảm động, trong tâm tôi cũng không khỏi xúc động”.

Có một vài nữ sinh trung học sau khi đến xem buổi triển lãm vào buổi sáng thì đã dẫn cả lớp cùng đến xem vào buổi chiều cùng ngày, các em được học cách làm hoa sen, cuối cùng, khi chụp ảnh lưu kỷ niệm, các em đã cùng nhau hô vang “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo!”.

Hình 3: Tất cả học sinh của một lớp học tại Trường Trung học Saint-Malo, Pháp đã cùng nhau hô vang “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo!” trong khi chụp ảnh.

Jean-Pierre Godard - người phụ trách cuộc triển lãm tại Chính phủ thành phố Saint-Malo, cho biết: “Cuộc triển lãm hội họa đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người và mở ra cánh cửa của sinh mệnh. Quả thực, mỗi chúng ta đều cần đưa ra lựa chọn giữa con người và Thần”.

Bắc Âu

Vào tháng 7 năm 2008, lần đầu tiên Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn đến với thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. Ole Petersen - một nhân viên của Trung tâm Văn hóa, cho biết: “Hôm nay, tôi đã nhiều lần vòng qua đây, dường như vẫn chưa xem đủ. Những bức tranh này rất có giá trị. Thật đáng tiếc cho những ai không được xem những bức tranh này, bởi vì chúng là những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất mà tôi từng thấy”.

Có nhiều đứa trẻ chăm chú nhìn vào một số bức tranh một lúc lâu và quay lại xem những bức tranh tương tự. Tâm hồn thuần chân của những đứa trẻ trực tiếp cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc cùng sức mạnh của sự thuần chân, từ bi và kiên nhẫn trong các bức tranh. Một đứa trẻ sau khi xem bức tranh “Không chốn nương thân” đã xin mẹ mua cho mình một bản sao của bức tranh.

Hình 4: Khán giả Đan Mạch chăm chú ngắm nhìn bức tranh.

Một phụ nữ người Đan Mạch khoảng 40 tuổi cẩn thận ngắm nhìn từng bức tranh một. Chầm chậm, đôi mắt cô rưng rưng, ​​cô tháo kính mắt xuống và không ngừng lau đi những giọt nước mắt đang tuôn trào. Cuối cùng, cô thể không kìm lòng được mà bước ra khỏi phòng triển lãm, ngồi trên chiếc băng ghế bên ngoài và bật khóc nức nở. Sau khi kìm nén lại cảm xúc của mình, cô nói: “Tôi hiểu nỗi đau của sự tra tấn tinh thần. Kiểu hủy hoại tín ngưỡng và tinh thần này đối với con người là điều quá tàn nhẫn!”

Vương quốc Anh

Vào tháng 8 năm 2010, lần đầu tiên Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn đến với thành phố Dundee, Scotland, Anh. “Khi bước vào phòng triển lãm, tôi không khỏi thốt lên ‘wow’, tôi cảm nhận được sự tươi sáng, ấm áp và cả hy vọng đằng sau bóng tối”. Joy Scott - Chủ tịch Hiệp hội Nghệ thuật thành phố Dundee, cho biết: “Triển lãm nghệ thuật này thật đáng kinh ngạc, rất đáng để thưởng thức. Các bức tranh hội tụ tất cả bi thương, nhưng đồng thời cũng thể hiện tất cả những hy vọng tốt đẹp. Các nghệ sĩ đã kết hợp nhiều yếu tố một cách hoàn hảo”.

Tại triển lãm ở thành phố Birmingham năm 2011, Giám đốc Phòng trưng bày Terence McDermott cho biết: “Cuộc triển lãm tranh này mang đến cho chúng ta một thông điệp mạnh mẽ, đó là: trước hết, chúng ta cần trân trọng sự tự do mà chúng ta đang có. Đồng thời, chúng ta cũng cần cố gắng hết sức để giành lại sự tự do cho người dân ở quốc gia khác”.

Vào tháng 5 năm 2011, cuộc triển lãm nghệ thuật đã đến với thành phố lịch sử Chichester, ông Nicholas Frayling - Giám mục của nhà thờ, nói: “Đối với tôi, thông điệp chứa đựng trong bức tranh này đã vượt qua văn hóa truyền thống Trung Quốc, nhưng những giá trị phổ quát mà Pháp Luân Đại Pháp nhấn mạnh, sự lương thiện và thuần tịnh đã chiến thắng tà ác cùng các loại hình tra tấn, khiến tôi vô cùng cảm động”.

Hình 5: Ông Nicholas Frayling - Giám mục Nhà thờ Chichester, cùng tác phẩm “Chấn động” mà ông tán dương.

Sau 3 tiếng thưởng thức triển lãm nghệ thuật cùng vợ của mình, ông Bryan Chalker - Thị trưởng thành phố Bath, chân thành nói: “Thật vinh dự cho thành phố Bath khi Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn tổ chức tại đây”.

Trong lúc ngắm nhìn bức tranh “Cô nhi lệ”, Phu nhân Thị trưởng nói: “Thật cảm động. Ngay cả khi bạn đã nghe những tin tức liên quan, dường như bạn vẫn bị cản trở, tuy nhiên, việc xem cuộc triển lãm này sẽ khiến bạn vô cùng xúc động và đồng cảm sâu sắc, bạn sẽ thực sự hiểu được cuộc bức hại mà người khác đang phải chịu đựng và tất cả những chuyện mà họ đang phải trải qua”.

Hình 6: Ông Bryan Chalker - Thị trưởng thành phố Bath, chấn động trước Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn.

“Đằng sau mỗi tác phẩm đều có một câu chuyện, nói cho tôi biết sự quý giá của Thần tính. Nhiều người không thể hiểu được rằng tầm quan trọng của Thần tính lớn hơn nhiều so với mạng sống của mỗi cá nhân. Chúng ta có thể hy sinh mạng sống của mình vì người khác” - Giám mục Anthony O’Brien của Nhà thờ Công giáo Liverpool trịnh trọng nói.

Mùa hè năm 2011, Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn đã được trưng bày long trọng tại Tòa Thị chính Cambridge. Tại lễ khai mạc, sau khi cô Denise Schemuel nghe một học viên Pháp Luân Công kể về những trải nghiệm của bản thân, cô đã tháo chiếc vòng cổ thạch anh tím trên cổ và tặng cho vị học viên này, hy vọng thạch anh tím có thể xoa dịu vết thương trong tâm hồn vị học viên này.

Sau khi xem xong buổi triển lãm nghệ thuật, một nữ họa sĩ rơi nước mắt nói với nhân viên triển lãm: “Đây là nghệ thuật chân chính, chúng được vẽ bằng trái tim chứ không phải bằng cọ vẽ, vì vậy, mới có thể chạm đến trái tim của mọi người”.

Luật sư nhân quyền Butterworth nói rằng cuộc triển lãm đã thay đổi thế giới quan của ông: “Triển lãm hội họa đã nói lên những nội hàm phong phú về mặt tinh thần của Pháp Luân Công, vô cùng huyền diệu”.

Anh James - bác sĩ ngoại khoa tại Bệnh viện Addenbrooke ở Cambridge, vô cùng chấn động trước cuộc triển lãm hội họa này. “Là một bác sĩ ngoại khoa, khi nhìn thấy hình ảnh mổ cướp nội tạng từ người sống, tôi thực sự không thể chịu đựng được. Duy trì sức khỏe là quyền cơ bản nhất của con người, làm sao có thể hủy hoại mạng sống con người một cách như vậy?”

Ông nói rằng ông sẽ tổ chức các buổi hội thảo về Pháp Luân Đại Pháp tại tất cả các bệnh viện nổi tiếng, để các bác sĩ biết về hành động tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Chúng ta cần phải hành động để ngăn chặn tội ác này”.

Nga, Ukraine, Litva

Bên bờ sông Neva xinh đẹp có một phòng triển lãm của Hiệp hội Nghệ sĩ Saint Petersburg. Năm 2006, Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn đầu tiên ở Nga được khai mạc tại đây. Polozov - Chủ tịch Hiệp hội Nghệ sĩ Saint Petersburg, cho biết: “Là một họa sĩ thì không thể thờ ơ trước cuộc đàn áp như vậy, cuộc triển lãm này đánh thức đạo đức lương tri, chắc chắn sẽ khơi dậy sự hưởng ứng trong tâm của mỗi người”.

Một nhân sĩ thuộc Cục Văn hóa nghiêm túc nói: “Tôi phải ký tên phản đối cuộc bức hại, bày tỏ thái độ của mình đối với cuộc đàn áp tàn bạo như vậy”.

Năm 2009, lần đầu tiên Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn được tổ chức tại Moscow. Cục trưởng Cục Văn hóa Moscow nói: “Bạn có thể nhìn thấy ba chữ ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ trong mỗi bức tranh, đặc biệt là trong mắt người tu luyện trong các bức tranh”.

Nghệ sĩ Keohieva nói: “Tôi tin rằng, sự thiện lương nhất định sẽ giải cứu cả thế giới!”

Vào tháng 5 năm 2011, sau khi đi qua nhiều nơi khác như Moscow, Siberia, lưu vực sông Volga và Kavkaz, Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn đã quay lại Saint Petersburg. Việc tổ chức lần triển lãm nghệ thuật này thật không dễ dàng. Do áp lực từ Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau hai tháng nỗ lực làm việc, cuộc triển lãm cuối cùng đã được khai mạc. Một sinh viên Học viện Vũ đạo tên là Vaganov đã viết: “Cuộc triển lãm này đã khiến tôi phải dừng lại và suy tư trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, năng lượng của các bức tranh vô cùng vô cùng mạnh mẽ!”

Elizabeth Bokova viết: “Cảm ơn cuộc triển lãm đã mở ra cho chúng tôi một thế giới mới. Tôi cẩn thận quan sát và lĩnh hội cuộc triển lãm này. Đây là sự triển hiện của Pháp vĩnh hằng”.

Đầu tháng 5 năm 2006, Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân - Thiện - Nhẫn được tổ chức tại Đại học Vytautas, thành phố Kaunas, Litva. Sau khi xem triển lãm, ông Vytautas Landsbergis - vị Tổng thống đầu tiên của Litva kiêm thành viên Nghị viện Châu Âu, cho biết: “Thứ mà Chủ nghĩa Cộng sản mang đến là bạo chính, dẫn đến hàng triệu người dân vô tội bị thảm sát. Con người nên hướng Thiện và Chủ nghĩa Cộng sản tuyệt đối không phải mảnh đất của sự thiện lương”.

Hình 7: Ông Vytautas Landsbergis - Tổng thống đầu tiên của Litva, thành viên Nghị viện châu Âu.

Năm 2010, triển lãm nghệ thuật đã đến thành phố Vinnitsa, Ukraine. “Tất cả các quốc gia trên toàn thế giới nên tổ chức cuộc triển lãm nghệ thuật này, để mọi người cùng lên án cuộc bức hại này. Nếu chọn cách im lặng về vấn đề này, chúng ta sẽ phải đối mặt với một tình huống đáng sợ hơn thế” - Thị trưởng thành phố Vinnitsa nói với vẻ nghiêm túc.

Hình 8: Năm 2009, Triển lãm Nghệ thuật Chân - Thiện - Nhẫn được tổ chức lần đầu tiên tại Phòng trưng bày Nghệ thuật ở thủ đô Kiev của Ukraine.

Nghệ sĩ danh dự người Ukraine Vladimir Kazyuko nói: “Chúng tôi nghĩ Trung Quốc là một quốc gia tiến bộ, nhưng cuộc đàn áp mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành chính là một thảm họa”.

(Còn tiếp)

Hạ Đảo, Chu Di Tú - Tân Kỷ Nguyên
Gia Ý biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Nghệ thuật của thế kỷ mới: Quay trở về với Chân - Thiện - Nhẫn (7)