Apple cung cấp khoản đầu tư 275 tỷ USD cho Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Quy trình cưỡng bức chuyển giao công nghệ sang Trung Quốc là một nhát dao đâm sau lưng nước Mỹ, và một báo cáo mới đây cho thấy, Apple cũng đang góp công mạnh mẽ cho qua trình chuyển giao này.

Năm 2016, Giám đốc điều hành (CEO) của Apple là ông Tim Cook đã chấp bút ký một khoản tặng trị giá 275 tỷ USD cho Trung Quốc - giải thích cho sự thành công của công ty công nghệ này tại đất nước tỷ dân, theo các tài liệu bí mật được The Information công bố.

Thị trường Trung Quốc là một phần không hề nhỏ trong giá trị vốn hóa thị trường trị giá khoảng 3 nghìn tỷ USD của Apple. Điều này khiến nó trở thành công ty lớn nhất thế giới. Vì vậy, Giám đốc điều hành của Apple có thể được khuyến khích từ bỏ công nghệ của công ty và bỏ qua các hành vi vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), để tối đa hóa món hời của mình trong khoảng thời gian ngắn. Hành động này không chỉ bán đứng các cổ đông của Apple, mà còn cả nền dân chủ Hoa Kỳ.

Apple đã cho đi những gì để duy trì khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc trong năm 2016? Vào thời điểm đó, các nhà chức trách ĐCSTQ đã rất tức giận về việc Apple không đóng góp đủ cho nền kinh tế Trung Quốc và đóng cửa dịch vụ “sách và phim trên iTunes vào tháng 4/2016”, theo nguồn tin của báo cáo.

Để làm dịu các cuộc đàm phán, CEO Cook rõ ràng đã đồng ý đầu tư 1 tỷ USD vào Didi Global, đối thủ cạnh tranh của Uber tại Trung Quốc. Động thái này xảy ra ngay tại thời điểm then chốt trong cuộc chiến giữa 2 công ty để giành thị phần đặt xe công nghệ ở Trung Quốc. Vài ngày sau, Apple đồng ý chi 275 tỷ USD tại Trung Quốc trong 5 năm, bao gồm cả những điều khoản được coi là có liên quan đến bắt buộc phát triển và chuyển giao công nghệ.

Theo cây bút Wayne Ma của The Information, thỏa thuận này cam kết Apple hỗ trợ khoảng chục nguyên nhân theo mong muốn của Trung Quốc ủng hộ, bao gồm “cam kết giúp các nhà sản xuất Trung Quốc phát triển 'công nghệ sản xuất tiên tiến nhất' và 'hỗ trợ đào tạo nhân tài chất lượng cao của Trung Quốc'”.

Thỏa thuận bí mật với Bắc Kinh nêu rõ rằng, Apple sẽ “sử dụng nhiều linh kiện hơn từ các nhà cung cấp Trung Quốc trong các thiết bị của mình, ký hợp đồng với các công ty phần mềm Trung Quốc, hợp tác về công nghệ với các trường đại học Trung Quốc và đầu tư trực tiếp vào các công ty công nghệ Trung Quốc”, tác giả Ma cho biết.

Cây bút nêu rõ: “Apple hứa sẽ đầu tư ‘nhiều tỷ đô la hơn’ so với số tiền mà công ty đã chi hàng năm ở Trung Quốc. Một phần số tiền đó sẽ được dùng để xây dựng các cửa hàng bán lẻ mới, trung tâm nghiên cứu và phát triển cũng như các dự án năng lượng tái tạo”.

Apple nằm trong số các tập đoàn khác của Hoa Kỳ - bao gồm cả Nike và Coca-Cola - luôn vận động Quốc hội Mỹ chống lại các điều khoản cốt lõi trong một dự luật vừa được Hạ viện Mỹ phê duyệt chống lại việc sử dụng lao động cưỡng bức là những người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. Vì các tiêu chuẩn lao động không rõ ràng của ĐCSTQ và sự thiếu hụt nền báo chí tự do, các điều khoản giả định một cách hợp lý rằng, hàng hóa sản xuất tại Tân Cương được làm ra bởi lực lượng lao động bị cưỡng bức, trừ trường hợp các công ty có được chứng minh khác. Phần lớn bông và polysilicon trên thế giới, được sử dụng trong các sản phẩm của Apple, đến từ Tân Cương.

Những người biểu tình cầm các biểu ngữ khi họ tụ tập trong một cuộc biểu tình cho Quyền tự do của người Duy Ngô Nhĩ ở New York vào ngày 22/3/2021. (Timothy A. Clary / AFP qua Getty Images)
Những người biểu tình cầm các biểu ngữ khi họ tụ tập trong một cuộc biểu tình cho Quyền tự do của người Duy Ngô Nhĩ ở New York vào ngày 22/3/2021. (Timothy A. Clary / AFP qua Getty Images)

Người Duy Ngô Nhĩ từ khu vực Tân Cương, cũng như người Tây Tạng và các học viên Pháp Luân Công, đang bị diệt chủng ở Trung Quốc, theo định nghĩa trong Công ước của Liên hợp quốc về Ngăn chặn và Trừng phạt Tội ác Diệt chủng. Tội ác diệt chủng của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ đã được Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada và một số tổ chức chính phủ châu Âu công nhận. Một phần của tội ác diệt chủng này là lao động cưỡng bức, điều mà Apple dường như không quan tâm nhiều khi có liên hệ đến doanh thu của tập đoàn này ở Trung Quốc.

Một trong những công ty vận động hành lang cho các vấn đề có liên quan đến Tân Cương của Apple, do cựu nhân viên của Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell (Kentucky) lãnh đạo. Công ty này có tên là “Quan hệ chính phủ quyết liệt”. Bản thân gia đình ông McConnell cũng được hưởng những lợi ích kinh doanh ở Trung Quốc.

Sự quyết liệt đang đến từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo báo cáo năm 2020 từ Viện Chính sách Chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute - ASPI), Apple là đơn vị thụ hưởng lợi ích từ các chương trình chuyển giao lao động cưỡng bức của Tân Cương, thông qua các nhà cung cấp của Apple là O-Film Technology và Foxconn.

Các tác giả của báo cáo từ ASPI viết: “Trong các điều kiện đề nghị lao động cưỡng bức, người Duy Ngô Nhĩ đang làm việc trong các nhà máy nằm trong chuỗi cung ứng của ít nhất 82 thương hiệu toàn cầu nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ, quần áo và ô tô, bao gồm Apple, BMW, Gap, Huawei, Nike, Samsung, Sony và Volkswagen”. Tác giả của báo cáo này gồm có các thành viên Vicky Xiuzhong Xu, Danielle Cave, James Leibold, Kelsey Munro và Nathan Ruser của ASPI.

Báo cáo nói rằng, công nghệ O-Film chấp nhận những gì có vẻ như là những người Duy Ngô Nhĩ bị cượng bức lao động. Tuy nhiên, O-Film lại là nhà cung ứng của Apple. Ông Cook đã đến thăm công ty và quảng bá nó trên phương tiện mạng xã hội và thông qua một thông cáo báo chí của Apple sau đó đã bị xóa.

Báo cáo của ASPI nêu rõ: “Trước chuyến thăm của ông Cook, từ ngày 28/4 đến ngày 1/5/2017, 700 người Duy Ngô Nhĩ được cho là đã được chuyển từ huyện Lop, tỉnh Hotan, ở Tân Cương để làm việc tại một nhà máy O-Film riêng biệt ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây”.

Một tờ báo địa phương ở Tân Cương nói rằng, các công nhân tại O-Film có những người tri thức từ Hạt Lop, những người “đáng tin cậy về mặt chính trị”. Các công nhân “được kỳ vọng sẽ ‘dần dần thay đổi tư tưởng của họ’ và trở thành ‘thanh niên hiện đại, có năng lực’, những người ‘hiểu ơn [ĐCSTQ], cảm thấy biết ơn ĐCSTQ và đóng góp vào sự ổn định’”, theo báo cáo.

Điều đó nghe giống như lao động cưỡng bức.

Đã đến lúc các tập đoàn của Hoa Kỳ, bao gồm cả Apple, cải thiện các hoạt động đạo đức của họ. Đáng lý họ không được dính líu đến bất kỳ quốc gia, chính phủ hay đảng phái chính trị nào đang thực hiện dù chỉ là một tội ác diệt chủng, chứ đừng nói đến là ba tội ác.

Trung Quốc chính là quốc gia đó. Bắc Kinh là chính phủ đó. ĐCSTQ là đảng đó. Hãy chấm dứt sự đồng lõa của Hoa Kỳ với lao động cưỡng bức và nạn diệt chủng ngay bây giờ.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times và NTD Việt Nam.

Tác giả bái viết là ông Anders Corr có bằng cử nhân/ thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001), và tiến sĩ chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là hiệu trưởng tại Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị (Journal of Political Risk), và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Các cuốn sách mới nhất của ông là “Tập trung quyền lực: Thể chế hóa, Hệ thống phân cấp và Quyền bá chủ” (2021) và “Các cường quốc, Chiến lược lớn: Trò chơi mới ở Biển Đông” (2018).

Theo Epoch Times tiếng Anh

Thế giới Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Apple cung cấp khoản đầu tư 275 tỷ USD cho Trung Quốc