Bất chấp chủ nghĩa vô thần của ĐCSTQ, những người bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc tìm thấy ‘ân điển của Thần’ trong thông điệp Năm Mới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong hàng ngàn năm, các bậc cha mẹ ở Trung Quốc và nhiều nơi khác trên thế giới đã truyền đạt cho con cái họ rằng,’Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’ (làm điều thiện thì trời ban phước, làm điều ác thì gặp tai ương).

Giá trị đạo đức đó gắn liền với văn hóa truyền thống Trung Hoa và được cho là do Thần truyền cấp lại cho con người.

“Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhồi sọ người dân theo chủ nghĩa vô thần. Sự lan rộng của hệ tư tưởng này đã mang lại những hậu quả tai hại cho Trung Quốc. Lương tâm và đạo đức con người đã bị xói mòn".

Đó là những lập luận của ông Hu Jianguo, một nhà hoạt động nhân quyền ở Thượng Hải, sau khi ông đọc một bài viết gần đây, “Vì sao có nhân loại”, của Đại sư Lý Hồng Chí trước thềm Tết Nguyên Đán. Đại sư Lý là nhà sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, cũng được gọi là Pháp Luân Đại Pháp.

Pháp môn này bắt nguồn từ truyền thống Trung Hoa cổ đại, vốn cho rằng, nếu đạo đức con người được nâng cao thì trí tuệ của họ sẽ được giác ngộ. Pháp Luân Công kết hợp các bài tập thiền định nhẹ nhàng và các bài giảng đạo đức dựa trên các nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn.

Ông Hu Jianguo phát biểu tại Tiệc Tết Trung thu ở New York, hôm 5/9/2022. (Ảnh: NTD)

Mặc dù bản thân ông Hu không tu luyện Pháp Luân Công, nhưng bài viết của Đại sư Lý đã gây được tiếng vang với những người ủng hộ nhân quyền, đặc biệt là về việc con người “bảo trì thiện lương” và “kính Thần” ngay cả trong nghịch cảnh, ông nói.

Ông Hu nói với The Epoch Times rằng: “Bài viết đó giống hệt như những lời giảng mà các thế hệ trước đã truyền lại”.

Trong bài viết mới nhất, Đại sư Lý nói: “Trong hoàn cảnh gian khổ người có thể bảo trì thiện niệm; đối mặt với xung kích của quan niệm hiện đại, người có thể kiên trì quan niệm truyền thống; trong xung kích của vô thần luận, tiến hóa luận, vẫn còn có thể tín Thần; người như thế chính là đạt được mục đích được cứu trở về trời. Hết thảy loạn tượng đều là Thần an bài vào cuối cùng, mục đích là khảo nghiệm chúng sinh có thể được cứu độ chăng, đồng thời trong quá trình này cũng có thể tiêu tội nghiệp; hết thảy đều là để cứu người trở về thế giới thiên quốc”.

Thông điệp đó cũng đã khai sáng cho ông Li Hengzhen, một nhà nghiên cứu Trung Quốc mới chuyển đến Hoa Kỳ.

Trong một thời gian dài, nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc luôn suy nghĩ tại sao đất nước quê hương ông không chuyển hướng sang một con đường hợp lý hơn khi được trao cơ hội trong những thập kỷ qua.

“Thoạt nhìn, đó là bởi vì các tiêu chuẩn đạo đức của toàn xã hội đã xuống dốc. Nhưng ở một mức độ sâu xa hơn, chính những lý thuyết vô thần luận do [ĐCSTQ] nhồi sọ đã định hình tư duy của chúng ta và khiến chúng ta không còn kính Thần nữa”.

Ngay cả khi một ngày nào đó đất nước không còn ĐCSTQ, ông Li vẫn lo lắng về việc làm thế nào để đất nước có thể chuyển đổi thành một xã hội bình thường do những học thuyết sai trái mà Đảng đã nhồi nhét vào tâm trí người dân.

Ông nói: “Một số người đã trở nên cực kỳ ngu dốt và tham lam”, và họ không còn tin tưởng vào đạo đức nữa.

Ông Li tin rằng chỉ khi mọi người nhận ra rằng thuyết tiến hóa và chủ nghĩa vô thần đã gây ra sự suy đồi đạo đức, thì xã hội mới có hy vọng chuyển hướng tích cực.

Lời cảnh tỉnh cho các quan chức ĐCSTQ

Ông Wu Shaoping, một luật sư nhân quyền sống ở New York, nhận thấy rằng bài viết của Đại sư Lý đã mở rộng tầm nhìn của ông, đặc biệt là về xã hội loài người và Thần Phật.

“Bài viết này vô cùng sâu sắc”, ông nói.

“Nhiều người đặt thành công hoặc lợi ích của bản thân lên trên hết, và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được điều họ muốn. Như Đại sư Lý đã nói, họ đang tạo nghiệp, điều này cuối cùng sẽ chỉ khiến họ trở nên vô đạo đức”, ông Wu nói.

Văn hóa phương Đông từ lâu luôn tin rằng, nghiệp lực sẽ được tích lũy bằng những hành động xấu hoặc vô đạo đức.

Ông nói: “Nếu mọi người dùng đến những thủ đoạn vô đạo đức… thì họ thực sự khiến bản thân không xứng đáng được cứu độ. Bài viết này là để kêu gọi mọi người hãy sống thiện lương”.

Ông Wu gợi ý rằng lời giảng của Đại sư Lý là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những người đứng cùng hàng ngũ với ĐCSTQ, vì bản thân ĐCSTQ là một tổ chức tội phạm.

“Đừng tự cho mình là may mắn khi thoát khỏi sự trừng phạt [của Thần] vì những điều xấu mà các vị đã làm”, ông nói trong một thông điệp gửi tới các quan chức ĐCSTQ.

"Bài viết của Đại sư Lý là để cảnh báo họ rằng, họ sẽ phải trả [nghiệp], nếu kiếp này không hoàn trả thì kiếp sau phải hoàn trả”.

Ông Ge Bidong (Ảnh: Sarah Lu/ The Epoch Times)

‘Siêu xuất khỏi tôn giáo’

Ông Ge Bidong, một nhà phân tích kinh tế, nhà bình luận chính trị và nhà hoạt động nhân quyền ở New York, cho biết, sự từ bi vĩ đại tràn ngập trong bài viết của Đại sư Lý đã chạm đến tâm hồn ông.

Ông Ge, một người theo đạo Cơ đốc, cho biết, Kinh Thánh và các sách tôn giáo khác cũng kể một câu chuyện tương tự rằng: vào thời mạt kiếp, các vị Thần sẽ hạ thế độ nhân.

Ông Ge gợi ý rằng, những điều Đại sư Lý nói là vì mục đích đó. Ông gọi đó là thông điệp “siêu xuất khỏi tôn giáo”.

“Nếu một trận lũ lụt hoặc một cơn sóng thần đang cận kề, và có ai đó hét lên với bạn rằng: 'Sóng thần đang đến, mau chạy đi! Hãy chạy đi! Tôi ở đây để cứu quý vị!’, thì quý vị có cần phải hỏi, ‘chúng ta có tu cùng một môn không?’… hay ‘Ông ấy có phải là sư phụ của tôi không?’”, ông Ge kể lại cuộc trò chuyện với bạn mình, một linh mục Cơ đốc.

“Vấn đề là, người đó đang đến để cứu quý vị. Chú ý đến lời cảnh báo này là điều duy nhất quý vị nên làm. Thật đơn giản và đó là lẽ thường tình", ông nói.

Ông Ge tin rằng bài viết của Đại sư Lý “không dành cho bất kỳ nhóm cụ thể nào, mà dành cho tất cả mọi người”.

“Đó là ân điển của Thần. Đó là một thông điệp của Thần. Toàn thể nhân loại nên đọc [bài viết này]", ông nói.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch

Xem thêm:

Nhà sáng lập Pháp Luân Công công bố bài viết
‘Vì sao có nhân loại’



BÀI CHỌN LỌC

Bất chấp chủ nghĩa vô thần của ĐCSTQ, những người bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc tìm thấy ‘ân điển của Thần’ trong thông điệp Năm Mới