Cần phải chú ý đến Bắc Kinh bởi chiến tranh với Nga cũng chính là với Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Rõ ràng là Chủ tịch Tập Cận Bình đã giành chiến thắng, cho dù ông Vladimir Putin có ồ ạt xâm lược Ukraine sớm hay không. Hoa Kỳ, NATO và các đồng minh khác cần phải tăng cường cứng rắn hơn nữa, thể hiện sức mạnh của mình một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn nữa nhằm ngăn chặn các nhà độc tài hiếu chiến nhất thế giới khỏi một cuộc chiến tranh đẫm máu.

Với việc bao vây Ukraine - các lực lượng quân đội, hải quân và hàng loạt cuộc “tập trận” quân sự đang sẵn sàng cao độ cho một cuộc xâm lược toàn diện - ông Putin và ông Tập đã hiểu được rằng, Hoa Kỳ và các đồng minh sẵn sàng phối hợp để bảo vệ một nền dân chủ nằm ngoài hệ thống liên minh của Hoa Kỳ.

Sự chuẩn bị của Nga cho chiến tranh và sự không hành động của phương Tây là tín hiệu thông báo rằng, ông Tập đang tính toán cho một cuộc xâm lược Đài Loan đầy tiềm năng và chuyển hướng chú ý của quốc tế khỏi “Trò chơi diệt chủng” của mình. Nếu ông Putin thực sự xâm lược Ukraine, phương Tây và Nga có thể làm suy yếu lẫn nhau về mặt quân sự và kinh tế, từ đó trao quyền lực nhiều hơn cho ông Tập.

Ông Putin và ông Tập học được gì qua cuộc chiến tranh ngắn ngủi này?

Hoa Kỳ và các đồng minh sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế 'chưa từng có' đối với Nga, bao gồm việc loại bỏ nước này khỏi hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng SWIFT của thế giới. Các đồng minh cũng sẵn sàng cung cấp vũ khí phi đối xứng hạn chế vào Ukraine, bao gồm cả vũ khí tương đối yếu so với những gì hiện có, tên lửa điều khiển chống tăng và tên lửa đất đối không (SAM).

Anh và một số quốc gia vùng Baltic xứng đáng được ghi nhận là những nhà lãnh đạo trong việc cung cấp vũ khí không đối xứng với các nhà độc tài hiếu chiến về mặt lãnh thổ. Cựu Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên phê duyệt dòng tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine vào năm 2018 và ông cũng xứng đáng được ghi công.

Tuy nhiên, những vũ khí sát thương này không đủ sức để răn đe Điện Kremlin.

Phương Tây không muốn tăng quân đội Mỹ và đồng minh ở nước này với tư cách ba bên. Lập trường hiện tại của Hoa Kỳ và các đồng minh vững đến mức ông Putin có thể tin tưởng rằng, chính ông sẽ khơi mào một cuộc chiến tranh cục bộ và đẫm máu ở Ukraine, trong đó xe tăng, máy bay và tàu chiến của Nga có thể phải vật lộn chống lại vũ khí không đối xứng. Tuy nhiên, các lực lượng lớn hơn của ông cuối cùng sẽ có thể nắm giữ toàn bộ lãnh thổ của Ukraine và biến nền dân chủ độc lập thành một lãnh thổ bị chiếm đóng của một “nước Nga vĩ đại hơn”.

Một thỏa thuận có thể xảy ra giữa Điện Kremlin và Bắc Kinh

Ông Tập sẵn sàng cung cấp cho ông Putin điều gì để đổi lấy nguồn thông tin hàng ngày về lằn ranh đỏ của NATO, chưa kể đến những lĩnh vực mà chỉ có Trung Quốc của ông Tập mới có quyền làm ăn với Nga?

Thủ tướng Đức Angela Merkel đứng sau Tổng thống Nga Vladimir Putin (phía trước bên phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một sự kiện văn hóa tại Osaka Geihinkan ở Công viên Lâu đài Osaka trong Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka vào ngày 28/6/2019. (Ảnh Getty Images)

Ông Tập sẽ ủng hộ Nga về mặt ngoại giao, bao gồm cả việc thông qua quyền phủ quyết của Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ông Tập sẽ hứa (vì những gì xứng đáng sau nhiều lần thất hứa của Bắc Kinh) sẽ mua thêm hàng hóa xuất khẩu của Nga, bao gồm cả dầu và khí đốt, đặc biệt là nếu các lệnh trừng phạt đặc biệt nghiêm trọng đối với Nga.

Bắc Kinh sẽ cố gắng giảm thiểu tác động kinh tế của các lệnh trừng phạt bằng cách tăng cường xuất khẩu sang Nga và cho phép các ngân hàng Nga sử dụng chuyển khoản liên ngân hàng của Trung Quốc nếu Nga bị cấm tham gia hệ thống quốc tế SWIFT.

Rủi ro của việc leo thang toàn cầu

Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm giảm nhẹ các đòn kinh tế mà phương Tây đang lên kế hoạch cho Nga, đều có thể khiến Trung Quốc rơi vào các lệnh trừng phạt thứ cấp. Bắc Kinh có thể chống lại điều này và có thể đe dọa các hành động phản công kinh tế chống lại phương Tây. Ví dụ, Hoa Kỳ phụ thuộc vào Trung Quốc về nhiều mặt hàng nhập khẩu y tế và dược phẩm, do đó Bắc Kinh có thể làm chậm tiến trình hoặc ngừng xuất khẩu hoàn toàn.

Điều đó sẽ nhanh chóng leo thang. Các biện pháp trừng phạt kinh tế và hành động đáp trả giữa phương Tây và Trung Quốc, nếu đặt lên hàng hóa hiện hữu như năng lượng hoặc vật tư y tế, có thể dẫn đến chia rẽ hơn nữa hoặc thậm chí là xung đột quân sự.

Tổng thống Joe Biden đã nhận thức sâu sắc về nguy cơ leo thang và tin rằng, quân đội Mỹ ở Ukraine để giải cứu công dân Mỹ có thể gây nguy cơ "chiến tranh thế giới", và do đó, ông đã thể hiện bằng cách công khai từ chối bất kỳ hoạt động triển khai nào tương tự.

Khi được hỏi trên đài NBC vào ngày 10/2 rằng, liệu có kịch bản nào trong đó quân đội Mỹ sẽ được gửi đến Ukraine để giải cứu người Mỹ hay không, ông Biden trả lời: “Không có. Chiến tranh thế giới sẽ nổ ra nếu Nga và Mỹ bắn vào nhau".

Trong tình trạng sôi sục như thế này đang diễn ra ở Ukraine, bất cứ ai lo sợ chiến tranh đều là người thua cuộc. Tổng thống Putin, bất chấp việc quân đội kém mạnh mẽ hơn, đang cho thấy rằng ông có đủ bản lĩnh để giành chiến thắng, ít nhất là trước Hoa Kỳ. Tuy nhiên, liệu ông có thể đánh bại được những người dân Ukraine sẵn sàng chiến đấu nhờ sự hậu thuẫn của phương Tây hay không lại là một vấn đề khác.

Tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine rất cần thiết để răn đe

Vì lý do này, khí tài quân sự chảy vào Ukraine từ Hoa Kỳ và các đồng minh là đặc biệt quan trọng để răn đe Điện Kremlin.

Theo ông Richard Fisher, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế, “cho đến nay Mỹ đã chuyển giao khoảng 800 đến 1200 tên lửa chống tăng có điều khiển FGM-148 Javelin, với tầm bắn tối đa 4,7 km, có dẫn đường chính xác trong mọi thời tiết và một đầu đạn song song có thể đánh bại giáp phản ứng".

Tên lửa chống tăng có điều khiển của Ukraine được sản xuất với số lượng lên tới hàng nghìn quả, theo ông Fisher. Ukraine cũng có khoảng 12.000 xe bọc thép. Nhưng con số này không nhiều so với 30.000 của Nga.

Theo ông Fisher, Ukraine đã nhận được tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger từ các nước Baltic.

Hoa Kỳ có thể cung cấp Vũ khí Fuzed Cảm biến (SFW), tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không tầm xa. Nhưng nếu phải chờ đợi, có thể sẽ quá muộn. Tốt hơn hết là cung cấp cho họ ngay bây giờ.

Ảnh của Epoch Times
Một máy bay vận tải của Không quân Hoa Kỳ vận chuyển thiết bị quân sự và quân đội hạ cánh xuống sân bay Rzeszow-Jasionka ở đông nam Ba Lan, vào ngày 6/2/2022. (Ảnh Getty Images)

“Mặc dù chúng sẽ cần phải được máy bay chiến đấu của Ukraine đưa vào mạng lưới tên lửa và súng phòng không dày đặc của Nga, nhưng Đạn Fuzed Sensor của Mỹ có khả năng cung cấp cho Ukraine một lợi thế phi đối xứng có thể hạ gục hàng nghìn xe tăng, pháo cơ động của Nga, các phương tiện hỗ trợ bọc thép và xe tải”, ông Fisher viết trong một email.

“Nếu được phối hợp với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tác chiến điện tử, có lẽ số lượng máy bay của Ukraine sẽ vượt qua được cuộc tấn công của Nga trong giai đoạn đầu và cho phép các lực lượng liên hợp của Ukraine thực hiện các cuộc phản công quyết định", ông cho biết.

Ông Fisher ước tính rằng khoảng 400 đầu đạn được trang bị cảm biến, mỗi quả được trang bị 40 quả đạn nhắm mục tiêu độc lập, cho phép Ukraine vô hiệu hóa hàng nghìn xe tăng và phương tiện hỗ trợ của Nga, làm suy giảm sức mạnh thiết giáp của Nga trong nhiều năm tới.

“Nhưng bây giờ Nga có lợi thế về quân số và có thể [chọn] thời điểm bắt đầu tấn công", ông Fisher viết. "Nga sẽ sử dụng rộng rãi các cuộc tấn công mạng kết hợp với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và các cuộc tấn công của Lực lượng Đặc nhiệm để cố gắng vô hiệu hoá các hệ thống chỉ huy và binh lính của Ukraine, nhằm tạo ra sự hỗn loạn cần thiết cho các lực lượng tăng-pháo-thiết giáp của họ tiến lên", ông cho biết.

Các nền dân chủ phải đứng lên chống lại Trung Quốc và Nga

Ukraine là một quốc gia dân chủ đồng minh. Như vậy, các nền dân chủ còn lại trên thế giới và các đồng minh của họ coi trọng sự ổn định của hệ thống quốc tế, nên sát cánh cùng Kyiv để ngăn chặn hoặc đánh bại Nga khi cần thiết.

Hoa Kỳ, NATO và các đồng minh cần phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ Ukraine bằng các chiến dịch quốc tế trên bộ, cũng như tăng cường cung cấp các loại vũ khí sát thương chất lượng cao có khả năng đánh bại, hoặc thậm chí đáp trả các lực lượng Nga trên bộ và trên không.

Rõ ràng, điều này rất cần thiết để ngăn chặn sự hiếu chiến hiện nay của Nga, đang đặt ra một cái giá lớn về thông tin, vốn đã gây tổn hại đến an ninh của các nền dân chủ trên toàn cầu ngay cả khi Moscow không xâm lược đi nữa. Việc các nền dân chủ bị mất thông tin khiến cho cả Moscow và Bắc Kinh thuận tiện xây dựng các kế hoạch phi tự do và quân sự hóa nhằm gây hấn trong tương lai.

NATO không thể để Trung Quốc hưởng lợi từ thông tin này, hoặc từ khoảng trống quyền lực do chiến tranh Mỹ-Nga để lại. Trung Quốc cần lưu ý rằng, một cuộc chiến giữa bất kỳ đồng minh NATO nào và Nga - vì sự tham gia của Bắc Kinh trong việc hỗ trợ Moscow về mặt ngoại giao và kinh tế - nhất thiết sẽ là một cuộc chiến giữa NATO-Trung Quốc.

Chính quyền ông Biden cho đến nay đã thất bại trong việc ngăn chặn sự xâm lược của cả Nga và Trung Quốc, trong đó Trung Quốc được hưởng lợi nhiều nhất bởi sự hung hăng hiện tại của Nga đối với Ukraine. Bắc Kinh không được phép ở thế 'ngư ông đắc lợi' trong một cuộc xung đột châu Âu.

Hoa Kỳ, NATO và các đồng minh khác phải tăng cường cứng rắn hơn nữa, thể hiện sức mạnh của mình một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn nhằm ngăn chặn các nhà độc tài hiếu chiến nhất thế giới khỏi một cuộc chiến tranh đẫm máu.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả Anders Corr và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Anders Corr có bằng cử nhân / thạc sĩ Khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và bằng tiến sĩ Quản trị nhà nước tại Đại học Harvard (2008). Ông là chủ nhiệm của Corr Analytics - nhà xuất bản của The Journal of Political Risk(Tạp chí Rủi ro Chính trị). Ông Anders Corr đã thực hiện nhiều nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á; và là tác giả của cuốn sách The Concentration of Power (Tập trung quyền lực) - xuất bản năm 2021, và cuốn sách Great Powers, Grand Strategies: the New Game in the South China Sea (Quyền lực lớn, chiến lược lớn: Trò chơi mới trên Biển Đông) - xuất bản năm 2018.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cần phải chú ý đến Bắc Kinh bởi chiến tranh với Nga cũng chính là với Trung Quốc