Hơn 300 tổ chức đề nghị điều tra chính quyền Trung Quốc vi phạm nhân quyền

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 9/9, tổng cộng 321 nhóm, bao gồm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Hoạt động Nhân quyền Quốc tế, cùng 50 chuyên gia của Liên hợp quốc, đã soạn thảo một bức thư chung gửi tới Liên hợp quốc để lên án việc Bắc Kinh đàn áp các quyền tự do.

Một liên minh gồm hơn 300 tổ chức nhân quyền đang kêu gọi Liên Hợp Quốc (LHQ) thiết lập một “cơ chế giám sát” để buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền ở trong và ngoài Trung Quốc.

Ngày 9/9, tổng cộng 321 nhóm, bao gồm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Hoạt động Nhân quyền Quốc tế, cùng 50 chuyên gia của Liên hợp quốc, đã soạn thảo một bức thư chung gửi tới Liên hợp quốc để lên án việc Bắc Kinh đàn áp các quyền tự do ở Hong Kong, Tây Tạng và Tân Cương, cũng như việc xử lý yếu kém sự bùng phát virus Corona Vũ Hán, và cuộc đàn áp những người ủng hộ nhân quyền của chính quyền này.

Liên lạc viên của Brussels tại Cơ quan Nhân quyền Quốc tế, bà Sarah Brooks cho biết: “Sự coi thường nhân quyền của [chính quyền] Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến công dân của họ - sự ủng hộ của họ đối với các nhà độc tài và nỗ lực viết lại các tiêu chuẩn quốc tế, đang khiến công việc bảo vệ nhân quyền trở nên khó khăn hơn bao giờ hết”.

Bà Brooks nói thêm rằng: bức thư chung là sự thể hiện của việc các tổ chức trên toàn thế giới cùng “đấu tranh cho cộng đồng của họ với mục đích chung”.

Liên minh các tổ chức nhân quyền này kêu gọi một “cơ chế độc lập và khách quan của Liên hợp quốc” để giám sát và điều tra các hành vi đàn áp của Trung Quốc. Sự kêu gọi này được đưa ra khi quốc tế đang ngày càng lên án các chiến thuật của Bắc Kinh, từ sự đàn áp mạnh tay đối với các cuộc biểu tình ở Hong Kong đến việc kiểm duyệt các nhà báo phương Tây và các nhà phê bình Trung Quốc.

Tại cuộc họp báo hôm 9/9, khi được phóng viên hỏi về bức thư, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, “những cáo buộc vô căn cứ của các tổ chức này không đáng để bác bỏ”.

Chỉ vài ngày trước đó, 7 chuyên gia nhân quyền của LHQ đã gửi một bức thư đến chính phủ Trung Quốc để chỉ trích luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt tại Hong Kong. Các chuyên gia viết, các điều khoản của luật "vi phạm một số quyền cơ bản" và có thể cho phép chính quyền Trung Quốc nhắm mục tiêu vào những người bất đồng chính kiến ​​- bằng cách coi các hoạt động hợp pháp của những người bảo vệ nhân quyền là bất hợp pháp.

Vào tháng Sáu, khoảng 50 chuyên gia nhân quyền của LHQ cũng kêu gọi “các biện pháp dứt khoát để bảo vệ các quyền tự do cơ bản ở Trung Quốc”. Trong 10 năm qua, tuy các chuyên gia về nhân quyền nhiều lần đề nghị, nhưng chính quyền Trung Quốc chỉ cho phép 5 chuyến thăm của các chuyên gia nước ngoài và bác bỏ những quan ngại của họ.

Xem thêm: Vì sao ĐCSTQ muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P2): Âm mưu, thủ đoạn và tội ác

Trong bức thư gửi tới Tổ chức Ân xá Quốc tế, các tổ chức bày tỏ rõ "sự thất vọng trước những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm bóp méo nhiệm vụ của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc [UNCHR], bằng cách thúc đẩy ‘hợp tác’ trong trách nhiệm giải trình".

Các tổ chức nhân quyền viết rằng, ĐCSTQ đã lợi dụng người của mình trong tổ chức để che chắn cho những người vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khỏi bị truy tố. Chính quyền này từ chối "vô căn cứ" sự công nhận của LHQ đối với các tổ chức phi chính phủ và cấm các nhà hoạt động nhân quyền tiếp cận các cơ sở của Liên hợp quốc.

Một quan chức Liên Hợp Quốc trước đây đã nói với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền rằng, Trung Quốc là “một trong số ít quốc gia… đã rất cố gắng hạn chế sự tham gia của một số tổ chức phi chính phủ nhất định” và mô tả họ là những kẻ khủng bố.

Các đại biểu Trung Quốc đã ngắt lời các nhà hoạt động như ca sĩ Hong Kong Denise Ho trong phiên điều trần của họ trước các cơ quan của LHQ.

Ông John Fisher, giám đốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Geneva cho biết: “Các lời kêu gọi ngày càng gia tăng” sẽ thúc đẩy LHQ hành động và chấm dứt việc Bắc Kinh không chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền ngày càng lan rộng.

Các tổ chức nhân quyền viết trong bức thư chung: “Một quốc gia cố gắng tránh khỏi bất kỳ hình thức giám sát nào [của quốc tế] sẽ dẫn đến một mối đe dọa cơ bản về nhân quyền”.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hơn 300 tổ chức đề nghị điều tra chính quyền Trung Quốc vi phạm nhân quyền