Joe Biden là tài sản lớn nhất tại Mỹ của ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính sách ‘đầu hàng trước Trung Quốc’ của ông Joe Biden sẽ nhường việc làm công nghiệp Mỹ, sức mạnh kinh tế Mỹ và vai trò lãnh đạo chiến lược của Mỹ cho Bắc Kinh.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực sự đang cố gắng kêu gọi cử tri Mỹ bỏ phiếu cho ông Joe Biden. Họ muốn người dân Mỹ nghĩ rằng cuộc sống của người Mỹ phụ thuộc vào việc bỏ phiếu cho ứng cử viên Đảng Dân chủ. Trên thực tế, ở một mức độ lớn hơn, sự tồn vong của ĐCSTQ có thể phụ thuộc vào điều đó.

Có nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này.

Joe Biden và kỳ vọng giữ nguyên quan hệ ban đầu với ĐCSTQ

Đầu tiên, ông Joe Biden đã bày tỏ ý định quay trở lại nguyên trạng của mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung. Ông đã làm rõ điều đó trong cuộc Tranh luận Tổng thống cuối cùng, kèm theo một số quan điểm khác. Theo ông Biden, Trung Quốc, mà cụ thể là ĐCSTQ, “không phải là kẻ thù của chúng ta (tức Hoa Kỳ). Họ là những người tốt".

Bản thân chính sách này có nhiều mặt khác nhau. Nó sẽ dẫn đến việc loại bỏ thuế quan mà Tổng thống Trump đặt ra cho hàng hóa Trung Quốc, điều này sẽ giúp Trung Quốc rất nhiều. Chính sách cũng sẽ tái kích hoạt sự suy giảm liên tục trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ và khiến nước Mỹ mất khả năng độc lập đối với ngàng máy móc và tài nguyên quan trọng, từ nguồn cung vật tư y tế đến khoáng sản đất hiếm.

Chính sách của Joe Biden như vậy là vì lợi ích của Mỹ — hay của Trung Quốc (mà cụ thể là ĐCSTQ)?

Hơn nữa, liên quan đến chính sách của mình đối với virus Corona Vũ Hán (hay còn gọi là virus ĐCSTQ), ông Joe Biden đã nói với người dân Mỹ rằng, nếu ông được bầu thì sẽ ngay lập tức ra một lệnh cấm bắt buộc. Điều đó sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tác động kinh tế đối với công nhân Mỹ từ chính sách về Trung Quốc nói trên của ông. Nói cách khác, ông Biden sẽ giáng hai đòn đánh mạnh vào nền kinh tế Mỹ.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay tại Trung tâm Học tập Nghiên cứu Quốc tế ngày 16 tháng 2 năm 2012 ở South Gate, California (Ảnh của Jay L. Clendenin-Pool / Getty Images)
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay tại Trung tâm Học tập Nghiên cứu Quốc tế ngày 16 tháng 2 năm 2012 ở South Gate, California (Ảnh của Jay L. Clendenin-Pool / Getty Images)

Joe Biden không muốn buộc tội ĐCSTQ

Nhưng ông Joe Biden sẽ còn đi xa hơn thế. Cựu Phó Tổng thống triệu phú đã nhấn mạnh rằng, ông không nghĩ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc tạo ra và khiến virus ĐCSTQ lây lan. Trên thực tế, ông bác bỏ bất kỳ tuyên bố nào ám chỉ rằng chủng virus corona mới này đến từ Trung Quốc. Do đó, nếu là Tổng thống, ông Joe Biden sẽ không theo đuổi bất kỳ hình phạt nào hoặc lên án lãnh đạo ĐCSTQ vì vai trò thực tế của họ trong đại dịch virus Corona Vũ Hán và sự tàn phá kinh tế đi kèm với nó.

Điều đó sẽ giúp củng cố vị thế của Trung Quốc trên thế giới, và làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ. Nó sẽ mở ra cho chúng ta thấy hàng loạt những lời chỉ trích về việc cáo buộc Trung Quốc gây ra đại dịch là sai sự thật, và sẽ có thêm nhiều lời nói dối hơn nữa. Kết quả là, một nhiệm kỳ Tổng thống của ông Biden không chỉ làm suy yếu đáng kể nền kinh tế Hoa Kỳ, mà còn làm hoen ố uy tín và đạo đức của Hoa Kỳ trên thế giới.

Dù điều này nghe có thậm tệ và mang tính phá hoại tới đâu, nó thực sự sẽ còn trở nên tồi tệ hơn thế.

Sức mạnh kinh tế là chìa khóa cho sức mạnh chiến lược

Đó là bởi vì với sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ, cùng với ý chí thực thi việc trừng phạt đối với ĐCSTQ vì vi phạm các thỏa thuận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đánh cắp công nghệ trên quy mô lớn và các vi phạm khác, không phải là một điều nghiễm nhiên dễ dàng có được. Ít nhất, điều ấy sẽ không nằm trong danh mục việc cần làm của chính quyền dưới trướng ông Biden.

Trên thực tế, trong tất cả các trường hợp, tình hình thực tế sẽ hoàn toàn ngược lại. Làm thế nào một Tổng thống Joe Biden sẽ buộc hoặc ép Bắc Kinh hành xử khác nếu không có các chính sách giống như của chính quyền ông Trump?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháp tùng Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (R) đến xem một đội bảo vệ danh dự trong buổi lễ chào đón bên trong Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 18 tháng 8 năm 2011 tại Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh của Lintao Zhang / Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháp tùng Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bên cạnh một đội bảo vệ danh dự trong buổi lễ chào đón bên trong Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 18 tháng 8 năm 2011 tại Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh của Lintao Zhang / Getty Images)

Bỏ qua khả năng cao rằng ông Joe Biden và gia đình của ông đã làm giàu dựa trên ĐCSTQ, và do đó đã bị ĐCSTQ thỏa hiệp (và đây đã là cách nói giảm nói tránh), liệu ông ấy còn có thể dựa vào chiếc đòn bẩy nào khác?

Cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã cam kết sẽ hủy bỏ các chính sách thương mại của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc và phong tỏa Hoa Kỳ lại. Điều mà ông Biden hiếm khi đề cập tới, là chính sách của ông đối với Hong Kong và Đài Loan sẽ như thế nào. Ông cũng chưa đề cập đến việc bản thân sẽ xử lý việc chế độ ĐCSTQ quân sự hóa Biển Đông như thế nào.

ĐCSTQ: Mối đe dọa hiện hữu đối với Mỹ

Điều mà ông Joe Biden dường như không hiểu là, cuộc đấu tranh với chế độ Cộng sản của Trung Quốc không chỉ là vấn đề về ý thức hệ. Theo mọi nghĩa của từ này, nó mang ý nghĩa tồn vong.

Khi nhận ra sự thật đó, Tổng thống Trump cũng vậy, người ta sẽ không hành động nửa vời. Mối đe dọa từ ĐCSTQ về bản chất là toàn diện, nó xâm nhập vào các phương tiện truyền thông, hệ thống giáo dục, thể chế văn hóa, lĩnh vực tài chính của Hoa Kỳ, và thậm chí xâm nhập cả bằng cách sở hữu các nhà lãnh đạo chính trị của người dân Mỹ.

Ông Joe Biden chính là “Phẩm vật hạng A” trong danh mục sau cùng đó. ĐCSTQ đang tận dụng chính hệ thống cởi mở và tự do của Hoa Kỳ để chống lại nước này, theo bất kỳ và mọi cách có thể. Nhân tiện, điều đó bao gồm việc tạo ra và khiến virus ĐCSTQ lây lan khắp nơi.

Cựu phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong Phòng Roosevelt tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 14 tháng 2 năm 2012 (Ảnh: JIM WATSON / AFP qua Getty Images)
Cựu phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong Phòng Roosevelt tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 14 tháng 2 năm 2012 (Ảnh: JIM WATSON / AFP qua Getty Images)

Chắc chắn, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ có thể chỉ đề cập đến việc khôi phục mối quan hệ kinh tế trước đây, nhưng khi làm như vậy, ông sẽ cắt xén khía cạnh chiến lược vốn là kết quả trực tiếp từ các chính sách thương mại của Tổng thống Trump.

Loại bỏ một thứ và Hoa Kỳ sẽ mất cả hai.

Nước Mỹ dưới thời ông Trump chống lại mối đe dọa từ ĐCSTQ

Việc đối phó với các nỗ lực của ĐCSTQ nhằm chống phá Hoa Kỳ đòi hỏi một phản ứng toàn diện. Điều này đặt ra câu hỏi về khả năng hoặc ý định của ông Biden trong việc đối phó với ĐCSTQ.

Tổng thống Trump và những người dưới quyền ông biết rằng, sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài - cả nói chung và đặc biệt đối với Trung Quốc - phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của Mỹ. Và sức mạnh này còn được hỗ trợ bởi mối đe dọa từ lực lượng quân sự đáng tin cậy của Hoa Kỳ. Cả 2 điều này đều hỗ trợ các nỗ lực ngoại giao mang tính phối hợp và hiệu quả của Mỹ. Mục tiêu của chính sách đối ngoại chỉ đáng tin cậy khi ý nguyện và khả năng của chính quyền đủ sức hỗ trợ chúng.

Tổng thống Trump đã thể hiện ý chí chính trị và áp dụng các động lực ưu đãi kinh tế cần thiết, hoặc ngược lại, để ngăn cản các ý định của ĐCSTQ ở nước ngoài, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, cũng như gây bất ổn cho chế độ này từ bên trong.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, nước Mỹ đã đạt được những thành công rực rỡ trong đối ngoại. (Ảnh NTDVN tổng hợp)
Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, nước Mỹ đã đạt được những thành công rực rỡ trong đối ngoại. (Ảnh NTDVN tổng hợp)

Trên thực tế, cả hai nhân tố này đều đang diễn ra.

ĐCSTQ 'bất lực' với Tổng thống Trump

Để đối phó với thói hung hăng của Bắc Kinh, Tổng thống Trump đã xóa bỏ các ưu đãi thương mại đặc biệt của Hong Kong và bán các thiết bị quân sự phòng thủ cao cấp trị giá hàng tỷ USD cho Đài Loan. Ông cũng đã củng cố sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ trong và xung quanh Biển Đông, chống lại kế sách "chiếm dụng làm của riêng" tại vùng lãnh hải này của Trung Quốc.

Về mặt nội bộ, nền kinh tế thực của Trung Quốc - không phải nền kinh tế mà họ tuyên bố với thế giới - tiếp tục chững lại. Vâng, các con số kinh tế đã tăng lên, nhưng các chi tiết mới là vấn đề. Vấn đề giảm lương và mất việc làm đang ảnh hưởng nặng nề đến người dân. Do đó, tỷ lệ tiết kiệm của người tiêu dùng đang tăng lên. Hơn nữa, người dân không có niềm tin vào tương lai, điều này có thể được coi là thiếu tin tưởng vào ĐCSTQ một cách hợp lý.

Ai có thể trách họ?

Khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc chỉ tăng lên cùng với đại dịch, khi ĐCSTQ tiếp quản nhiều doanh nghiệp hơn và thậm chí còn thẳng tay đàn áp quyền tự do đi lại và lưu truyền thông tin. Không có gì ngạc nhiên khi chế độ Trung Quốc không hoàn thành được cam kết mà họ đã đưa ra trong Giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại với Tổng thống Trump.

Đứng lên chống lại ĐCSTQ và sự bắt nạt của chế độ này trước thế giới là một dấu ấn của riêng chính quyền Tổng thống Trump, trong khi hạ mình trước chế độ độc tài này đã và sẽ là con đường dẫn đến sự giàu có bất chính của nhà Biden. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh muốn người dân Mỹ bỏ phiếu cho ông Joe Biden.

Nếu giành chiến thắng, ông Joe Biden sẽ một lần nữa trở thành tài sản lớn nhất của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ, và đáng tiếc là, điều này chỉ càng làm giàu thêm số tài sản vốn đã rất nhiều của chế độ này.

Tác giả bài viết, James R. Gorrie là tác giả của cuốn sách “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc” (The China Crisis) (Wiley, 2013) và thường đăng bài viết trên blog của mình tại địa chỉ TheBananaRepublican.com. Anh ấy hiện cư trú tại Nam California, Hoa Kỳ.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

Tiểu sử và sự nghiệp của Joe Biden - Joe Biden là ai?

  • Ông Joe Biden, tên đầy đủ là Joseph Robinette Biden Jr., sinh ngày 20/11/1942, tại Scranton, Pennsylvania, Mỹ.
  • Sự nghiệp chính trị của Joe Biden bắt đầu từ khá sớm khi ông tham gia tranh cử vào Hội đồng hạt New Castle và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này vào năm 1970.
  • Hai năm sau, ông quyết định tham gia cuộc đua giành ghế thượng nghị sĩ đại diện cho bang Delaware tại Quốc hội Mỹ và giành chiến thắng. Ông trở thành Thượng nghị sĩ trẻ tuổi thứ 6 trong lịch sử nước Mỹ khi mới 30 tuổi và nắm giữ cương vị này suốt từ năm 1973 đến tháng 2/2009.
  • Ông tham gia Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ trong 10 năm và từng đảm nhận cương vị chủ tịch của cơ quan này.
  • Năm 1988, ông Biden nuôi tham vọng trở thành tổng thống trẻ nhất nước Mỹ sau cố Tổng thống John F. Kenedy nhưng không thành công.
  • 20 năm sau - năm 2008, ông Biden quyết định thử sức với cuộc đua vào Nhà Trắng một lần nữa. Tuy nhiên, ông đã nhanh chóng rút lui trước hai ứng cử viên tiềm năng của đảng Dân chủ vào thời điểm đó là Thượng nghị sĩ Hillary Clinton và Barack Obama. Trong cuộc bầu cử năm đó, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Barack Obama đã chọn Thượng nghị sĩ Biden tham gia liên danh tranh cử cho vị trí Phó Tổng thống Mỹ.
  • Với chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 và 2012, ông Biden đã đảm nhận cương vị Phó Tổng thống Mỹ trong suốt 8 năm. Trong thời gian này, Joe Biden đã tham gia xây dựng một số chính sách của Tổng thống Obama như Đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá rẻ, hay còn gọi là Obamacare.

Gia đình Joe Biden - Joe Biden là ai?

  • Năm 1966, Joe Biden kết hôn với bà Neilia Hunter và có 3 con.
  • Trong thời gian tham gia tranh cử ghế Thượng nghị sĩ bang Delaware, một vụ tai nạn giao thông đã cướp đi người vợ đầu tiên của ông và con gái mới sinh, đồng thời còn khiến hai con trai của ông là Beau và Hunter bị thương nặng.
  • Đến năm 2015, Joe Biden tiếp tục đón nhận tin buồn khi con trai cả Beau, là Tổng Chưởng lý bang Delaware, qua đời ở tuổi 45 do bị ung thư não.
  • Ông Joe Biden tái hôn với bà Jill Jacobs vào năm 1977 và sinh thêm một con gái. Hiện bà Jill Biden, 70 tuổi, đang giảng dạy tại Đại học Cộng đồng Northern Virginia.



BÀI CHỌN LỌC

Joe Biden là tài sản lớn nhất tại Mỹ của ĐCS Trung Quốc