Không quân Hoa Kỳ phê duyệt 9 trường hợp miễn trừ tôn giáo và bác bỏ 3000 yêu cầu tương tự

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tính đến thời điểm hiện tại, có 3.222 yêu cầu miễn trừ tôn giáo đã bị từ chối bởi Lực lượng Không quân Hoa Kỳ. Theo dữ liệu được công bố trong tuần trước, Thủy quân lục chiến đã xuất ngũ 469, Không quân xuất ngũ 179 và Hải quân xuất ngũ 118 thành viên. Những động thái này được cho là nhằm phản đối các chính sách tiêm chủng bắt buộc trong lực lượng không quân Hoa Kỳ, cũng như phản đối sự 'phân biệt đối xử' với những người lính có niềm tin vào tôn giáo trong thời kỳ đại dịch.

Lực lượng Không quân Hoa Kỳ hôm thứ Ba (8/2) cho biết, họ đã chấp thuận 9 trường hợp miễn trừ tôn giáo đối với việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 và từ chối hơn 3.000 yêu cầu khác tính đến thời điểm này.

Theo dữ liệu từ Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, 8 trong số các trường hợp miễn trừ bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của quân đội đã được phê duyệt, và một trường hợp miễn trừ tôn giáo khác đã được chấp thuận sau khi kháng cáo.

Tổng cộng có 3.222 yêu cầu miễn trừ tôn giáo đã bị từ chối và Lực lượng Không quân đang xử lý 2.556 yêu cầu miễn trừ cùng với 732 kháng nghị khác.

Lực lượng Không quân là chi nhánh quân sự thứ hai ở Hoa Kỳ chấp thuận miễn trừ tôn giáo đối với chính sách tiêm vaccine ngừa COVID-19 bắt buộc, mặc dù 9 trường hợp được phê duyệt tính đến nay chỉ đại diện cho một phần nhỏ trong số hơn 6.400 trường hợp được yêu cầu của Lực lượng Không quân.

“Bộ Không quân sẽ xem xét miễn trừ tôn giáo cho các thành viên và không gây ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng thực thi nhiệm vụ của họ", theo một tuyên bố hôm thứ Ba.

Thủy quân Lục chiến là lực lượng quân chủng duy nhất xem xét việc miễn trừ giáo cho ba người tính đến nay. Vào ngày 13/1, lực lượng này đã cấp miễn trừ tôn giáo đối với hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19 trong quân đội, gần hai tháng sau thời hạn tiêm chủng cho Thủy quân lục chiến tại ngũ.

Lục quân và Hải quân đã không chấp thuận bất kỳ sự miễn trừ tôn giáo nào. Tính đến ngày 26/1, Quân đội đã từ chối 266 yêu cầu miễn trừ tôn giáo vĩnh viễn.

Hải quân trong thông cáo mới nhất vào ngày 2/2 cho biết, tính đến nay đã có 118 trường hợp “ly khai” vì từ chối tiêm vaccine ngừa COVID-19. Các tài liệu của tòa án ngày 3/2 ghi nhận trong số 4.095 yêu cầu ban đầu, Hải quân đã từ chối 3.278 và 285 đang được xem xét.

Tính đến ngày 3/2, tổng số 3.458 yêu cầu về xem xét miễn trừ tôn giáo trong số 3.539 yêu cầu ban đầu đã bị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từ chối, trong khi 81 yêu cầu đang chờ xem xét, theo số liệu của văn bản tòa án.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ đã từ chối 578 trong số 1.308 yêu cầu ban đầu về việc miễn trừ tôn giáo khỏi các chính sách về hộ chiếu vaccine, và 715 yêu cầu đang được xem xét.

Dữ liệu mới nhất của Lực lượng Không quân cho biết tính đến ngày 7/2, Không quân đã “phân tách về mặt hành chính” 142 phi công đang hoạt động.

Lực lượng Hoa Kỳ
Một thành viên Lực lượng Không quân Hoa Kỳ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Căn cứ Không quân Osan, Hàn Quốc, vào ngày 29/12/2020. (Ảnh của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ/ Getty Images)

Theo thống kê mới nhất, có tổng số 97,8% phi công tại ngũ đã được tiêm phòng đầy đủ và 96% lực lượng Không quân được tiêm chủng nói chung, theo số liệu thống kê mới nhất.

Các chính sách tiêm vaccine quân sự đã bị chỉ trích vì không cho phép miễn trừ tôn giáo. Các thành viên của Quốc hội, quân đội và công chúng đặt câu về tính công bằng của việc xem xét. Tổng cộng đã có trên 14.000 trường hợp yêu cầu miễn trừ tôn giáo tại Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và các nhà lãnh đạo quân đội đã lập luận rằng, vaccine rất quan trọng trong việc duy trì sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội và sức khỏe của lực lượng này. Và tất cả các đơn vị hiện nay, hoặc là sa thải nhân viên từ chối tiêm vaccine, hoặc là xây dựng một hệ thống để thực thi việc này.

Ông Austin đã công bố chính sách này vào hồi tháng 8/2021, nhưng đã vấp phải phản đối mạnh mẽ, làm dấy lên các vụ kiện tụng và cáo buộc rằng quân đội đang vi phạm luật liên bang bằng cách phân biệt đối xử với các thành viên quân đội tôn giáo.

Theo dữ liệu được công bố trong tuần trước, Thủy quân lục chiến đã xuất ngũ 469, Không quân xuất ngũ 179 và Hải quân xuất ngũ 118. Con số này bao gồm nhân viên làm việc tại ngũ và những tân binh mới vào nghề vẫn còn trong chương trình đào tạo. Quân đội đã ban hành hơn 3.000 lá thư khiển trách chính thức, và sa thải sáu binh sĩ, nhưng vẫn chưa có ai giải ngũ.

Lầu Năm Góc từ chối 'miễn trừ tôn giáo'

Một nhóm lính Hải quân đã đệ đơn kiện vào năm ngoái, cho rằng quy trình miễn trừ tôn giáo của chính quyền là một sự giả tạo vì không có quy trình nào được chấp thuận.

Thẩm phán Hoa Kỳ Reed O'Connor (người được đề cử bởi cựu Tổng thống George W. Bush) đồng ý. Ám chỉ đến việc Hải quân chỉ công nhận miễn trừ tôn giáo kể từ năm 2015 và quân chủng này chưa hề công nhận miễn trừ tôn giáo trong chính sách buộc tiêm vaccine COVID-19.

“Hải quân đã cung cấp một quy trình điều chỉnh về tôn giáo, nhưng xét một cách tổng thể thì đây là chiến trường. Hải quân đã không cho phép miễn trừ tôn giáo đối với bất kỳ loại vaccine nào trong các bản ghi nhớ gần đây. Quân chủng này chỉ đơn thuần là đóng dấu cao su cho mỗi lời từ chối mà thôi”, thẩm phán O'Connor viết khi ông bắt đầu lệnh huấn thị sơ bộ đối với ngành quân sự.

Thẩm phán nói thêm, việc yêu cầu miễn trừ tôn giáo cần phải xem xét theo quy trình, có nghĩa là các yêu cầu đó “bị từ chối ngay khi bắt đầu”.

Lính biệt kích Hải quân SEAL kiện chính quyền ông Biden vì yêu cầu tiêm chủng bắt buộc

Hàng chục lính Biệt kích Hải quân SEALs của Hải quân Hoa Kỳ và các thành viên khác của Bộ Tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt, đang kiện chính quyền ông Biden và Bộ Quốc phòng, vì họ đã bị từ chối cấp miễn trừ tôn giáo đối với việc bắt buộc tiêm vắc-xin COVID-19. (Ảnh DKN RV)

Trước đó, hàng chục lính Biệt kích Hải quân SEALs của Hải quân Hoa Kỳ và các thành viên khác của Bộ Tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt, đã kiện chính quyền ông Biden và Bộ Quốc phòng, vì họ đã bị từ chối chấp thuận lý do miễn trừ tôn giáo đối với việc bắt buộc tiêm vaccine COVID-19.

Theo đó, đơn khiếu nại, được đệ trình lên Tòa án Quận Hoa Kỳ cho Quận phía Bắc của Texas hồi tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên các nguyên đơn đã vấp phải không ít sự phân biệt đối xử và đe doạ vì 'xin miễn trừ tôn giáo'

Một chỉ thị vào tháng 10 từ Cơ quan Xử lý Hợp nhất COVID của Hải quân cảnh báo rằng, nếu lính SEAL từ chối vaccine, Hải quân có thể tìm cách thu hồi từ mỗi thành viên số tiền đã được chi cho việc đào tạo của họ, mà theo vụ kiện hôm thứ Ba, có thể lên đến hơn 1 triệu USD cho mỗi lính biệt kích hải quân SEAL.

Đầu tháng trước, Hải quân đã cấm tất cả các chuyến du lịch, cả chính thức và không chính thức, đối với các thành viên chưa được tiêm chủng và toàn bộ gia đình của họ.

Hải quân Mỹ sẽ buộc các thuỷ thủ phải giải ngũ nếu từ chối tiêm vaccine Covid-19

Trong một hướng dẫn chính thức hôm thứ Tư cho các chỉ huy, lực lượng Hải quân Mỹ đã vạch ra cách thực hiện "tách biệt hành chính" đối với các thành viên trong lực lượng từ chối tiêm vaccine COVID-19.

“Để đảm bảo một lực lượng được tiêm chủng đầy đủ, chính sách của Hải quân Hoa Kỳ trước tiên là tất cả các thành viên của Hải quân nhận được vaccine theo chỉ dẫn. Bất kỳ ai từ chối tiêm vaccine sẽ được xử lý để tách ra sớm nhất có thể,” Vice Adm John B. Nowell, Jr., người đứng đầu bộ phận nhân sự Hải quân, cho biết trong một tuyên bố.

Ông nói thêm: “các thành viên Hải quân sẽ không thể đáp ứng yêu cầu công việc một cách thuận lợi, đầy đủ nếu từ chối vaccine"; và rằng "nếu không có các tình tiết giảm nhẹ, chính sách buộc tiêm vaccine sẽ áp dụng CHUNG."

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Không quân Hoa Kỳ phê duyệt 9 trường hợp miễn trừ tôn giáo và bác bỏ 3000 yêu cầu tương tự