Lầu Năm Góc: Ukraine sẽ nhận thêm máy bay chiến đấu từ các đồng minh của Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm 19/4, Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận Ukraine đã nhận được máy bay chiến đấu từ một đồng minh giấu tên của Mỹ để tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân của mình trong bối cảnh Nga xâm lược kéo dài một tuần.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby ngày 19/4 cho biết, Kyiv đã nhận được thêm các máy bay chiến đấu cũng như nhiều bộ phận cần thiết khác để tăng cường cho lực lượng không quân nước này, dù vậy, ông không nêu rõ số lượng hay xuất xứ của những máy bay này.

Ngày 9/10/2018, một máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine đã cất cánh để tham gia "cuộc tập trận trên bầu trời quang đãng". (Ảnh: Lực lượng Phòng không Quốc gia Hoa Kỳ/ Tech. Sgt. Charles Vaughn/ Wikipedia/ CC0)

Ông Kirby không cho biết chi tiết loại máy bay nào được cung cấp cho Ukraine nhưng gợi ý rằng chúng do Nga hoặc Liên Xô sản xuất. Trước đó, chính phủ Ukraine đã yêu cầu các nước NATO cung cấp máy bay chiến đấu MiG-29 cho nước này nhưng kế hoạch đó đã bị từ chối.

Ông Kirby cũng nói với các phóng viên rằng: “Các quốc gia khác có kinh nghiệm với những loại máy bay này đã hỗ trợ họ đưa vào vận hành nhiều máy bay hơn".

Ban đầu, các cường quốc phương Tây tránh gửi cho Ukraine máy bay chiến đấu và các loại vũ khí hạng nặng khác để không có nguy cơ leo thang xung đột với Nga. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ngày 24/2, Hoa Kỳ đã cho phép gửi hàng trăm triệu thiết bị quân sự, bao gồm tên lửa chống tăng và máy bay không người lái Kamikaze, tới Kyiv.

Ảnh của Epoch Times
Một chiếc xe tăng của quân đội thân Nga trước một tòa nhà chung cư bị hư hại trong cuộc xung đột Ukraine-Nga ở thành phố cảng phía nam Mariupol, Ukraine, vào ngày 19/4/2022. (Ảnh Getty Images)

Ngoài ra, ông Kirby cho biết hôm thứ Ba (19/4) rằng, Hoa Kỳ sẽ "rất sớm" huấn luyện một số lượng nhỏ quân đội Ukraine về pháo do Mỹ sản xuất đã được phê duyệt như một phần của gói 800 triệu USD vào tuần trước.

Thiếu tá Serhii Volyna, chỉ huy Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36 của Ukraine, đã nói chuyện qua điện thoại với CNN tối 19/4 và yêu cầu một nỗ lực quốc tế để sơ tán quân đội cũng như dân thường mắc kẹt trong nhà máy thép Azovstal.

"Tôi có một tuyên bố với thế giới", ông Volyna nói. "Đó có thể là tuyên bố cuối cùng bởi chúng tôi chỉ còn vài ngày, thậm chí vài giờ nữa. Chúng tôi kêu gọi các lãnh đạo thế giới đưa binh sĩ và dân thường đến lãnh thổ quốc gia thứ ba và đảm bảo an toàn cho chúng tôi".

Một quân nhân Ukraine đứng trước một nhà kho đang bốc cháy sau trận pháo kích ở Kyiv vào ngày 17/3/2022. (Ảnh Getty Images)

Ông Volyna cho biết hàng trăm thường dân đang trú ẩn trong tầng hầm của nhà máy luyện thép khổng lồ. Một quan chức cảnh sát Mariupol nói nguồn cung cấp thực phẩm và nước đang cạn kiệt trong bối cảnh thành phố bị pháo kích dữ dội.

Khi được hỏi nên tổ chức sơ tán như thế nào, Volyna nói điều này phụ thuộc các thỏa thuận. "Một con tàu với trực thăng có thể đón chúng tôi. Hoặc một nhiệm vụ nhân đạo quốc tế có thể diễn ra và đảm bảo an ninh cho chúng tôi, đưa chúng tôi đến quốc gia sẽ thực hiện các cam kết như vậy", ông cho hay.

Hàng nghìn binh sĩ Nga được hỗ trợ bởi pháo binh và xe rocket đang tiến quân trong trận chiến mà các quan chức Ukraine gọi là 'Trận chiến Donbas'.

Cuộc xâm lược kéo dài gần 8 tuần của Nga đã không chiếm được bất kỳ thành phố lớn nào của Ukraine, buộc Moscow phải tái tập trung vào các khu vực ly khai.

Tuy nhiên, cuộc tấn công lớn nhất vào một quốc gia châu Âu kể từ năm 1945 đã chứng kiến ​​gần 5 triệu người tháo chạy ra nước ngoài và biến các thành phố thành đống đổ nát.

Nga đã tấn công nhà máy thép Azovstal, thành trì chính còn sót lại ở Mariupol, bằng bom boongke, một cố vấn của Tổng thống Ukraine cho biết vào cuối ngày thứ Ba (19/4). Reuters không thể xác minh các chi tiết này.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Lầu Năm Góc: Ukraine sẽ nhận thêm máy bay chiến đấu từ các đồng minh của Mỹ