Mỹ-Nhật-Úc tập trận chung trên Biển Đông, tăng cường tác chiến uy hiếp ĐCSTQ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương từ ngày 19/7 đến 23/7. Đây là cuộc tập trận quân sự chung đầu tiên của ba nước sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát.

Kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường xuyên thể hiện thái độ hiếu chiến ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vài ngày trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã tuyên bố rằng, các yêu sách của ĐCSTQ trên Biển Đông là “bất hợp pháp”. Ngoài việc thường xuyên điều các tàu chiến thực hiện các chuyến hải trình chiến lược ở Biển Đông để tuyên bố tự do hàng hải trong vùng biển này, quân đội Mỹ cũng đã nhiều lần tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung với các đồng minh châu Á ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để ngăn chặn mối đe dọa của ĐCSTQ.

Chuẩn tướng Michael Harris, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm liên hợp của Úc nói: "Cơ hội làm việc với Hoa Kỳ và Nhật Bản là rất quý giá. Để duy trì an ninh hàng hải, hải quân nhất định phải có thể hợp tác linh hoạt. Các hoạt động hải quân chung giữa ba nước chứng minh khả năng tương tác cao giữa Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ".

Hải quân Hoa Kỳ trong bản tuyên bố nói rằng, Úc và Nhật Bản đã thiết lập một liên minh lâu dài với Hoa Kỳ, năm nay cũng là năm kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật.

Ông Sakano Yusuke, Tư lệnh Tiểu hạm đội hộ vệ số 4 Nhật Bản, nói: "Tôi tin rằng việc tăng cường hợp tác với Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Hoàng gia Úc có ý nghĩa rất quan trọng đối với Nhật Bản, đồng thời cũng góp phần vào sự tự do và cởi mở của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".

Ông Sakano Yusuke nói rằng cuộc tập trận này sẽ mang đến lợi thế về tác chiến và chiến thuật, tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa ba nước.

Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (JMSDF), Lực lượng phòng vệ Úc (ADF) và nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan của Mỹ đã tiến hành một cuộc tập trận chung ở vùng biển Philippines. (Được cung cấp bởi trang web của Hải quân Hoa Kỳ)

Ba nước đã cử đi 9 tàu chiến trong cuộc tập trận này. Quân đội Mỹ có USS Ronald Reagan (CVN 76) - tàu ​​sân bay dòng Nimitz, Không đoàn chiến cơ tàu sân bay số 5, USS Antietam (CG 54) - tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường dòng Ticonderoga và USS Mustin (DDG 89) - tàu khu trục có tên lửa dẫn đường dòng Arleigh Burke, v.v..

Hải quân Úc đã điều tàu tấn công đổ bộ HMAS Canberra (L02), HMAS Hobart (DDG 39) - tàu khu trục không quân dòng Hobart, HMAS Stuart (FFH 153) và HMAS Arunta (FFH 151) - tàu khu trục dòng Anzac và tàu tiếp tế Sirius Star (O 266); phía Nhật Bản phái đi tàu khu trục Teruzuki dòng Akizuki.

Phối hợp tác chiến linh hoạt và tăng cường ổn định trong khu vực

Ông Russ Caldwell, Chỉ huy tàu USS Antietam (CG 54), nói: "Hành động phối hợp như vậy củng cố cam kết chung của chúng tôi đối với các tiêu chuẩn hàng hải quốc tế và thúc đẩy sự ổn định khu vực".

Ông Russ Caldwell cho biết thông qua loại hình huấn luyện chung này, các tàu chiến của Hoa Kỳ và các đồng minh có thể ngay lập tức phối hợp hoạt động sau khi họ gặp nhau trên biển, điều này làm nổi bật lên năng lực tác chiến giữa Mỹ với các đồng minh lâu năm - Nhật Bản và Úc.

Hải quân Hoa Kỳ tuyên bố rằng nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan là nhóm tác chiến tàu sân bay duy nhất được triển khai lên tuyến đầu của Hải quân Hoa Kỳ. Đây là biểu tượng cho quyết tâm của Mỹ. Việc hợp tác cùng Nhật Bản và Úc giúp tăng cường cam kết tập thể của ba nước đối với trật tự quốc tế.

Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (JMSDF), Lực lượng phòng vệ Úc (ADF) và nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan của Mỹ đã tiến hành một cuộc tập trận chung ở vùng biển Philippines. (Được cung cấp bởi trang web của Hải quân Hoa Kỳ)

Đông Phương
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ-Nhật-Úc tập trận chung trên Biển Đông, tăng cường tác chiến uy hiếp ĐCSTQ