Ngoại trưởng Úc tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny Wong tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân của nước này sau cuộc gặp với người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hôm 4/7.

Người đứng đầu Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi, đã có mặt tại Adelaide và gặp ngoại trưởng Úc để thảo luận về môi trường an ninh quốc tế, nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên và Iran, cũng như các biện pháp bảo vệ xung quanh thỏa thuận AUKUS sắp xảy ra giữa Úc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.

“Tôi tái khẳng định cam kết của Úc đối với các nghĩa vụ của chúng tôi theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và Hiệp ước khu vực tự do hạt nhân Nam Thái Bình Dương”, Ngoại trưởng Wong nói với hãng tin AAP sau cuộc họp.

Ngoại trưởng Úc Penny Wong tham dự Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương ở Suva, Fiji hôm 26/05/2022. (Ảnh: Pita Simpson/Getty Images)

“Tôi tái khẳng định cam kết của Úc trong việc hợp tác minh bạch và công khai với IAEA để đảm bảo việc mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của chúng tôi đặt ra các tiêu chuẩn không phổ biến vũ khí hạt nhân cao nhất có thể”.

Ông Grossi nói sau cuộc họp rằng, cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân của Úc đã phần nào khiến ông 'an tâm'.

“Chúng ta phải đảm bảo rằng bất cứ điều gì được thực hiện trong lĩnh vực này sẽ không bao giờ đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân", ông nói trong chương trình Australia Broadcasting Corporation.

AUKUS (viết tắt của Úc (Australia), Vương quốc Anh (United Kingdom), Hoa Kỳ (United States), là một thoả thuận quốc phòng ba bên giữa Úc, Vương quốc Anh, và Mỹ. Hoa Kỳ và Vương quốc Anh sẽ giúp Úc phát triển và triển khai tàu ngầm hạt nhân, làm tăng thêm sự hiện diện quân sự của phương Tây ở khu vực Thái Bình Dương.

Các tàu ngầm hạt nhân rơi vào Vùng xám của IAEA

Theo thỏa thuận AUKUS, Úc sẽ trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới điều khiển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Úc cũng là cường quốc phi vũ khí hạt nhân duy nhất trên thế giới.

Thỏa thuận được ký kết vào tháng 9/2021 dưới thời chính phủ Morrison để chống lại sự hung hăng của Bắc Kinh trong khu vực. Động thái nâng cấp hải quân của Úc đặt nước này vào vùng xám dưới sự bảo vệ của IAEA.

Các biện pháp bảo vệ được thiết kế để giám sát việc sử dụng vật liệu hạt nhân trên khắp thế giới nhằm ngăn chặn việc thực hiện chúng trong vũ khí.

Tuy nhiên, họ không đề cập đến việc sử dụng vật liệu hạt nhân cho động cơ hải quân - một tình huống được thiết kế để ngăn chặn việc chia sẻ công nghệ tối mật giữa các quốc gia.

Ông Grossi năm ngoái cho biết thỏa thuận AUKUS "rất khó" để giải quyết, nhưng nó có thể được quản lý.

Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi phát biểu trong cuộc phỏng vấn với AFP tại Vienna, Áo, vào ngày 30/11/2020. (Ảnh Getty Images)
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi phát biểu trong cuộc phỏng vấn với AFP tại Vienna, Áo, vào ngày 30/11/2020. (Ảnh Getty Images)

Ông nói với chương trình HardTalk của BBC vào ngày 24/9/2021: “Một quốc gia… đang lấy đi tài liệu khỏi các thanh tra, và chúng ta đang nói về uranium được làm giàu rất cao, rất mạnh mẽ".

“Điều này có nghĩa là chúng tôi cùng với Úc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh sẽ phải tham gia vào một cuộc đàm phán kỹ thuật, rất phức tạp để thấy rằng, do đó, không có sự suy yếu của chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân”.

Ông nói thêm với Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Úc rằng vì các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân ở dưới nước trong nhiều tháng liên tục, các viên thanh tra của IAEA sẽ không thể tiếp cận các tàu ngầm. Đổi lại, các đối tác của AUKUS sẽ cần tìm cách đảm bảo có thể tiến hành kiểm tra thường xuyên để đáp ứng các nghĩa vụ không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ngoại trưởng Úc tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân