Nóng: Phóng viên AP 'tấn công' phát ngôn viên Bộ Ngoại giao - Bùng nổ nghi ngờ Mỹ cố tạo Thế chiến III

Giúp NTDVN sửa lỗi

Video cuộc tấn công yêu cầu bằng chứng của phóng viên AP về việc Mỹ đổ lỗi hoàn toàn cho Nga rằng quốc gia này chỉ giả vờ đàm phán, họ nhất định phải xâm lược Ukraine, với quan chức ngoại giao của Mỹ đã thu hút gần 6 triệu lượt xem. Bộ Ngoại giao Mỹ không đưa ra bất kỳ bằng chứng hay sở cứ nào cho nhận định của họ về sự hung hăng và 'giả đàm phán' của chính quyền ông Putin. Các bình luận trở nên nóng bỏng trên mạng xã hội với nghi ngờ chính quyền mới của Mỹ cố gắng thúc đẩy một cuộc chiến vô nghĩa ngoài biên giới nước Mỹ để làm lợi cho các hãng vũ khí Mỹ; đứng sau đó lại là các tài phiệt tài chính Phố Wall.

'Cờ giả' của Nga?

Chính quyền Mỹ và truyền thông dòng chính đang đưa ra cho chúng ta một câu chuyện (ở đây, chúng ta không bàn đến tính đúng sai, sự thật hay giả dối của câu chuyện), đó là: Việc Nga thương thảo với Mỹ và NATO trong việc không cho Ukraine gia nhập NATO, khối NATO phải dừng lại ở ngoài Ukraine chỉ là "cờ giả"; ngụ ý rằng Nga chỉ giả vờ làm thế để tiện bề xâm lược Ukraine bằng vũ lực, giống như những gì Nga đã làm với Crimea hồi năm 2014.

Câu chuyện đưa chúng ta đến một kết luận rằng: Ukraine là tham vọng vĩnh viễn của Nga; giống như Crimea đưa Nga đến với cảng nước ấm duy nhất, mở cửa cho Nga ra Địa Trung Hải. Nga đang lạnh hơn, thiếu lương thực hơn, Ukraine là mỏ vàng lương thực nơi thời tiết ấm áp và ôn hoà hơn. Và nếu Nga thực sự xâm lược Ukraine thì đó tuyệt đối không phải là do là NATO cứ chĩa mũi dùi vào sườn đông nước Nga, không phải do NATO muốn đặt dàn tên lửa chĩa vào nước Nga ở biên giới Ukraine và Nga (giống như NATO đã làm ngay khi Ba Lan sáp nhập vào khối này), càng không phải do Mỹ đã không lắng nghe Nga.

Tất cả truyền thông dòng chính đều đưa cùng một câu chuyện như thế; câu chuyện về 'cờ giả' của Nga và âm mưu, tham vọng thực sự của Putin.

Với lý do 'cờ giả' của Nga, Mỹ và NATO đã không hề nhượng bộ, thậm chí lắng nghe bất cứ đề xuất nào của Nga trong mọi vòng đàm phán. Mọi thứ bế tắc; một cuộc chiến tranh vô nghĩa bên ngoài nước Mỹ có thể xảy ra vì câu chuyện tạo nên chiến tranh là "Nga thúc đẩy chiến tranh, không phải Mỹ"; "Nga sẽ khai hoả bất chấp Mỹ và NATO có nhượng bộ hay không".

Tất cả truyền thông dòng chính ráo riết phát đi thông điệp về sự hiếu chiến của Nga, sự ngu ngốc của ông Putin nếu khai hoả, sự tham lam của tư tưởng 'đại Nga', chênh lệch năng lực vũ khí trên chiến trường...

Ngòi nổ Thế chiến III chưa bao giờ ngắn và nóng đến thế.

"Các con cứ tin rồi sẽ thấy" - Chúa Jesu

Nhưng luôn có ngoại lệ, luôn có một ai đó lên tiếng, dù ít nhiều. Thật kỳ lạ và ấm áp khi câu hỏi sắc bén về tính tin cậy về thông tin của Bộ Ngoại giao Mỹ, của truyền thông dòng chính lại được đưa ra bởi một phóng viên Matt Lee của hãng tin Associated Press (AP). Phóng viên Lee liên tục đặt câu hỏi cho phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ (Ned Price) rằng bằng chứng nào cho thấy hành động lén lút của Putin, cái mũ 'cờ giả' của Nga là sự thật? Làm sao truyền thông có thể tin chính quyền Mỹ nếu các ông không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào?

Trong video ngắn về cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Ned Price tuyên bố rằng Putin đã tham gia vào các hoạt động "cờ giả"; tất cả chỉ để Putin có thể biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine sắp xảy ra.

Thật bất ngờ, trước sự tấn công của phóng viên AP, Bộ Ngoại giao Mỹ đã liên tục nhấn mạnh rằng giới truyền thông phải tin tưởng Bộ Ngoai Mỹ khi [chúng tôi] đưa ra những tuyên bố về hành động, mục tiêu của Nga.

Tay viết Andrea Widburg trên trang American Thinker thốt lên: Chính quyền ông Biden muốn các công dân Mỹ phải tin họ dù chính quyền không thể đưa ra bất cứ bằng chứng thuyết phục nào, bất chấp rằng mức độ đáng tin cậy của chính quyền Mỹ đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.

Có lẽ, chính quyền Mỹ đang yêu cầu công dân Mỹ, truyền thông toàn cầu như cách Chúa yêu cầu con chiên của họ "các con phải tin rồi sẽ thấy"! Đúng vậy, tất cả chúng ta đều nên tin vào Chúa, nhưng một chính quyền cụ thể, vận hành bởi những chính trị gia cụ thể làm sao có thể sánh ngang với Chúa?

Châu Âu có thực sự muốn đưa Ukraine vào NATO?

Có vẻ như người châu Âu không muốn NATO ở Ukraine. Hơn thế nữa, như các cuộc đàm phán riêng rẽ của Putin với châu Âu cho thấy, châu Âu hoàn toàn phụ thuộc vào Nga về năng lượng của họ và không có ý định gây chiến chống lại nước này.

Đức đã đóng cửa các nhà máy hạt nhân nên Đức càng cần Nga hơn bao giờ hết. Trong khi đó, với chính sách của Chính quyền ông Biden, Mỹ đã không còn là nước xuất khẩu năng lượng ròng như thời ông Donald Trump. Bởi thế, chính Mỹ cũng đã chấp thuận đường ống dẫn dầu của Nga vào Châu Âu.

Bản thân Ukraine cũng vậy, không lo lắng cho chiến tranh, và tổng thống Ukraine đã phải từ bỏ sự cuồng loạn và tìm ra giải pháp với Nga. Giải pháp hoà bình cho Ukraine, có lẽ nằm ở chính nước này khi mà Mỹ dường như cần một cuộc chiến để giải tán kho vũ khí cũng như giải thích cho cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính (thực sự là các thất bại kinh tế - tài chính) đang cận kề. Một cuộc chiến là điều mà các tài phiệt Phố Wall cần trong lúc này; chính quyền hiện tại của Mỹ lại thân thiết với Phố Wall hơn bao giờ hết.

Dĩ nhiên, tất cả chỉ là nghi vấn. Nhưng chúng ta không thể chối bỏ sự thật là chiến tranh luôn mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các hãng vũ khí, vốn đứng sau là các tài phiệt Phố Wall. Trong lịch sử nước Mỹ, 4 năm ông Donald Trump tại vị là thời gian duy nhất Mỹ không kích hoạt một cuộc chiến nào. Điều này hẳn là tổn thất rất lớn cho các hãng vũ khí và tài phiệt toàn cầu.

Xem thêm: Thế lực nào ở Mỹ muốn có Thế chiến III?

Phóng viên Lee thẳng thắn: "chỉ vì ông Ned Price nói điều gì đó, đó không phải là bằng chứng". Và điều đáng kinh ngạc là ông Price không thể hoặc sẽ không hiểu nguyên tắc của bằng chứng thực tế, ông Price chỉ đơn giản nói "hãy tin chúng tôi, chúng tôi là Bộ Ngoại giao". Dường như ông Lee, dù không nói một cách rõ ràng, nhưng muốn khẳng định là "Tôi không tin tưởng ngài". Quan điểm của ông Lee, có lẽ cũng là quan điểm của nhiều người đang theo dõi sự kiện này.

Tính đến thời điểm viết bài này, cuộc tấn công của ông Lee nhằm vào xác minh thông tin của Bộ Ngoại giao đã đạt gần 6 triệu lượt theo dõi; một con số đáng để suy ngẫm.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của cá nhân tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Thanh Đoàn



BÀI CHỌN LỌC

Nóng: Phóng viên AP 'tấn công' phát ngôn viên Bộ Ngoại giao - Bùng nổ nghi ngờ Mỹ cố tạo Thế chiến III