Trào lưu ‘Thức tỉnh’, khi vận động viên Mỹ chống lại nước Mỹ ở Olympics

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi đội bóng đá nữ Mỹ, hiện là đương kim vô địch thế giới, và cũng từng giành huy chương vàng ở nhiều kỳ Thế Vận hội, bị thua Canada trong trận bán kết vừa qua, rất nhiều người Mỹ đã vui mừng vì kết quả thua này.

Trước đó trong trận ra quân, đội Mỹ cũng bất ngờ thúc thủ trước các cô gái Thụy Điển với tỷ số 0-3. Và cũng tương tự như trận đấu với Canada, nhiều người Mỹ cũng ăn mừng về kết quả thua.

Điều này có vẻ gây khó hiểu cho khán giả. Nhưng trong hai trận đấu này có một hiện tượng chung, đó là các cầu thủ của Mỹ đã quỳ và phản đối quốc ca Mỹ trước trận đấu.

Người hâm mộ vui mừng khi đội bóng đá Mỹ ghét nước Mỹ thất bại. Nhiều người thậm chí còn nói rằng thất bại này là do bị “quả báo”.

Bình luận viên thể thao Clay Travis quả quyết rằng nhiều người “thích thú với thất bại này’’:

“Đội tuyển bóng đá nữ Hoa Kỳ vừa thua Canada và nhiều người thích thú với trận thua. Năm 2015, tuyển nữ Hoa Kỳ là một trong những đội tuyển nổi tiếng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Chuyện gì đã xảy ra thế? Trào lưu thức tỉnh trong thể thao phá hủy mọi thứ nó chạm vào”

Tờ Breitbart còn nhấn mạnh trong bài viết:Sau nhiều năm phản đối Mỹ, Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia của Mỹ đã để thua sớm trước Thụy Điển vào ngày 21/07, ngay sau khi Thế vận hội Tokyo khai mạc và sau đó đã bị loại khỏi trận tranh huy chương vàng do trận thua [bán kết với] Canada hôm Chủ nhật.”

Cựu Tổng thống Donald Trump cũng đã đổ lỗi cho trào lưu “thức tỉnh” chống lại nước Mỹ của đội bóng khiến đội này không bảo vệ được huy chương vàng.

Cựu Tổng thống Donald Trump cũng đã đổ lỗi cho trào lưu “thức tỉnh” chống lại nước Mỹ của đội bóng khiến đội này không bảo vệ được huy chương vàng. (Ảnh của Kazuhiro NOGI / AFP) (Ảnh của KAZUHIRO NOGI / AFP qua Getty Images)

“Nếu đội bóng đá của chúng ta, do một nhóm cực đoan đứng đầu, mà không chạy theo trào lưu “thức tỉnh” thì họ sẽ giành được Huy chương Vàng thay vì Đồng”, ông Trump viết. "Theo trào lưu ‘Thức tỉnh’ có nghĩa là bạn thua, mọi thứ theo trào lưu “Thức tỉnh” đều sẽ trở nên tồi tệ, và đội bóng đá của chúng ta chắc chắn đã [theo trào lưu này]".

Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump đứng ra phản đối trào lưu “thức tỉnh”, trào lưu chống lại chính nước Mỹ của những người nổi tiếng. Vào năm 2019 tại giải World Cup bóng đá nữ, ông Trump cũng đã chỉ trích đội trưởng của bóng đá nữ Mỹ, Megan Rapinoe vì cô này đã thể hiện thái chống lại nước Mỹ trong lễ hát quốc ca Mỹ trước trận đấu.

Không chỉ ở môn bóng đá, vận động viên ném búa Gwen Berry đạt kết quả gần bét bảng thi đấu, cô đứng thứ 11/12. Trước đó vận động viên này tuyên bố sẽ phản đối nước Mỹ nếu giành được huy chương tại Thế Vận hội Tokyo. Ngay trước khi thi đấu, cô cũng giơ nắm tay thể hiện sự phản đối nước Mỹ. Cô này gây tranh cãi khi quay mặt với quốc kỳ của Mỹ như là một hình thức phản đối trong cuộc thi đấu thử Olympics hồi tháng trước. Và nhiều khán giả Mỹ đã vui mừng khi cô nhận kết quả thảm bại này.

vận động viên ném búa Gwen Berry đạt kết quả gần bét bảng thi đấu, cô đứng thứ 11/12. Trước đó vận động viên này tuyên bố sẽ phản đối nước Mỹ nếu giành được huy chương tại Thế Vận hội Tokyo. (Ảnh của Patrick Smith / Getty Images)

Trào lưu ‘thức tỉnh’, Chủ nghĩa Xét lại mang hơi hướng của ĐCS Trung Quốc

Vậy hỏi tại sao lại có hiện tượng này. Thực ra hiện tượng này không lạ gì mới ở Mỹ. Người Mỹ gọi là “trào lưu thức tỉnh” của những người Mỹ chống lại nước Mỹ. Những người theo trào lưu này chống lại nước Mỹ ngày nay với lý do nước Mỹ trong quá khứ đã phạm nhiều sai lầm như giết hại người da đỏ, duy trì chế độ nô lệ,... Họ coi người Mỹ da trắng là những kẻ thượng đẳng da trắng chuyên đi áp bức người yếu thế. Thậm chí trong giáo trình của Thuyết chủng tộc phê phán còn nói người da trắng sinh ra vốn đã là người đi áp bức, và người da đen sinh ra là đã bị chịu áp bức. Hơn thế nữa, được thúc đẩy bởi những người theo chủ nghĩa cấp tiến cánh tả, phong trào này còn thúc đẩy chủ nghĩa xã hội tại Hoa Kỳ.

Hiện tượng này xảy ra mọi nơi ở nước Mỹ. Thể thao chỉ là một hiện tượng nhỏ bị lợi dụng con bài chính trị. Những người theo trào lưu thức tình thường lợi dụng sự kiện thể thao để truyền tải những thông điệp chính trị của mình. Có thể liệt kê vô số trường hợp như vậy.

Tượng của tướng quân nổi tiếng quân miền Nam trong nội chiến Robert Lee cũng bị hạ ở tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ vì quân miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ.

Thậm chí tượng của những người cha lập quốc như George Washington hay Thomas Jefferson cũng bị giật đổ vì cho rằng họ là người sở hữu nô lệ.

Mà đâu xa, tượng của tổng thống Andrew Jackson, người mà đảng Dân chủ coi là cha đẻ của đảng này cũng suýt bị kéo đổ trong cuộc bạo động năm ngoái.

Thậm chí đội bóng chày nổi tiếng Cleveland Indians - Người Da Đỏ xứ Cleveland, thành Cleveland Guardians - Vệ binh Xứ Cleveland. Người ta đã thay từ Người Da Đỏ bằng từ Vệ Binh. Vì tên đội bóng có đề cập đến từ người da đỏ, những người vốn bị người Mỹ da trắng thảm sát trong quá khứ.

Họ thừa biết rằng người Mỹ đã sửa chữa sai lầm. Ngày nay những địa danh của người da đỏ được bảo tồn, mọi sắc tộc đều có cơ hội bình đẳng, cho dù đó là da đen, da trắng, da vàng, da đỏ đi nữa.

Giải đấu của giải bóng rổ nhà nghề NBA cũng thể hiện như vậy. Một đội bóng rổ trong giải này, còn phản đối hát quốc ca và nhiều đội bóng cũng như cầu thủ lợi dụng sân chơi thể thao này để truyền tải thông điệp chính trị. Thật không ngạc nhiên khi tỷ lệ xem truyền hình của NBA đã giảm mạnh sau khi có hiện tượng này. Tỷ lệ người xem Thế Vận hội Tokyo 2020 cũng giảm gần 50% so với Olympics 2016. Đây là phản ứng rõ nhất của người Mỹ với trào lưu này.

Đây thực sự là thứ văn hóa xóa bỏ lịch sử nước Mỹ. Họ coi những việc làm trong quá khứ của người Mỹ là tội lỗi, họ đổ lỗi cho người người da trắng. Lập luận của họ là, vì nhiều người đã bị thiệt thòi do nước Mỹ đã phạm sai lầm trong quá khứ, nên nước Mỹ ngày nay phải đáng phải chịu phê phán như vậy. Thậm chí cựu giám đốc CIA của chính quyền Obama còn nói rằng ông cảm thấy xấu hổ vì màu da trắng của mình.

Trào lưu này giống như văn hóa xét lại của thời Đại cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc cộng sản, nơi những gì thuộc về quá khứ phong kiến như đình chùa, tượng Phật bị đập phá. Người Mỹ gọi hiện tượng này là trào lưu thức tỉnh, thực chất nó mang hơi hướng của Chủ nghĩa xét lại của ĐCS Trung Quốc - soi lại sai lầm trong quá khứ để bới móc, trừng trị tại thời điểm hiện tại.

Năm 1966, Mao Trạch Đông cầm đầu ĐCSTQ phát động Đại cách mạng Văn hóa, sự kiện này đã khiến những nhân sĩ trí thức Quốc Dân Đảng ở bờ bên kia eo biển cảm thấy vô cùng đau lòng lo lắng.
Đại cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc cộng sản, nơi những gì thuộc về quá khứ phong kiến như đình chùa, tượng Phật bị đập phá. (The Epoch Times)

Đúng là nước Mỹ có phạm sai lầm trong lịch sử, nhưng người Mỹ đã sửa chữa sai lầm đó, người da đen bị nô lệ từ thời thuộc địa Anh và đến thời Lincoln, chế độ nô lệ đã được bãi bỏ. Phụ nữ cũng được đi bầu cử. Với tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, người da đen đã được đối xử bình đẳng về cơ hội như bất kỳ sắc dân nào khác.

Họ chắc họ biết rõ câu “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng”, câu đầu tiên trong Hiến pháp của Thomas Jefferson.

Lịch sử là lịch sử, từ những bài học lịch sử đó, nước Mỹ đã sửa chữa. Phải có sai lầm trong lịch sử để chúng ta có những bài học cho tương lai, để chúng ta không lặp lại sai lầm trong quá khứ.

Quả thật những người Mỹ chống lại nước Mỹ không hiểu được thứ tự do mà nước Mỹ đã mang lại cho họ. Họ có thể được tự do biểu đạt thái độ mà không sợ bị chính quyền bỏ tù. Họ có cơ hội học hành tại một quốc gia mà hầu như mọi người ở trên thế giới ao ước để đến được. Họ đang ở một quốc gia hùng mạnh nhất tên thế giới mà các quốc gia khác muốn có được vị thế. Họ đang ở một quốc gia có quân sự mạnh nhất thế giới mà kẻ thù phải e dè. Họ ở một nước giàu có mà có hàng triệu người nhập cư trái phép muốn vào để có được cơ hội “giấc mơ Mỹ”.

Quay trở lại với vận động viên thể thao phản đối nước Mỹ, nếu điều này xảy ra quốc gia độc tài như ở Trung Quốc, các cầu thủ này chắc chắn sẽ chịu án phạt nặng nề và bị cấm thi đấu vĩnh viễn, thậm chí có thể bị phạt tù vì tội phỉ báng quốc ca của chế độ. Còn nếu điều này xảy ra ở Triều Tiên thì chắc hẳn các cầu thủ sẽ bị xử tử. Vận động viên nước rút người Belarus Krystsina Tsimanouskaya do lo sợ về sự an toàn của mình khi về nước đã phải xin tị nạn tại Ba Lan chỉ vì cô chỉ đã dám phản đối công khai các huấn luyện viên trên mạng xã hội về cách quản lý đội.

Tất nhiên nước Mỹ không phải là hoàn hảo, nhưng nước Mỹ biết cách sửa chữa những sai lầm để làm họ hoàn thiện hơn. Nếu đào bới những sai lầm trong quá khứ và thù ghét chính nước Mỹ, chính quê hương của mình thì đó là những kẻ vô ơn.

Không một ai có lương tri lại căm ghét nơi đã sinh ra mình, không một ai. Nếu vận động viên đại diện nước Mỹ thể hiện thái độ thù ghét và chống lại nước Mỹ, họ sẽ bị thất bại. Ngược lại những vận động viên yêu nước, muốn đại diện cho quốc gia của mình tại Thế Vận Hội, họ sẽ chiến thắng. Như trường hợp của nữ vận động viên môn đấu vật Mensah-Stock đoạt huy chương vàng, đã quần lá cờ Mỹ và tự hào nói rằng: “Tôi yêu nước Mỹ và tôi hạnh phúc khi được đại diện cho nước Mỹ”.

Minh Dũng

Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm và góc nhìn cá nhân của tác giả, không đại diện cho quan điểm của NTD Việt Nam.



BÀI CHỌN LỌC

Trào lưu ‘Thức tỉnh’, khi vận động viên Mỹ chống lại nước Mỹ ở Olympics