Tổng thống Biden, Đài Loan và dấu chấm hết của mơ hồ chiến lược?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giới báo chí đã tốn không ít giấy mực nói về cam kết rõ ràng của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong việc bảo vệ Đài Loan. Vào hồi tháng 5, ông Biden nhiều lần nhắc lại rằng, Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho Đài Loan nếu nước này bị chính quyền Trung Quốc tấn công, thậm chí còn nhấn mạnh thêm rằng Hoa Kỳ đã cam kết về mặt quân sự để bảo vệ hòn đảo này.

Dư luận ngay lập tức phản pháo, chủ yếu chỉ trích ông Biden vì đã từ bỏ chính sách “mơ hồ chiến lược” bấy lâu nay liên quan đến các mối quan hệ xuyên eo biển. Theo các nguyên tắc mơ hồ chiến lược, Hoa Kỳ công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Trung Quốc “thực sự” về mặt chính trị và ngoại giao và chấp thuận rằng Washington không công nhận “Đài Loan độc lập”.

Đồng thời, Washington cũng phản đối việc Bắc Kinh sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề về hiện trạng của Đài Loan. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng bảo lưu quyền được quy định trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan (TRA - Taiwan Relations Act) năm 1979, “sẵn sàng hỗ trợ Đài Loan khả năng phòng thủ như các vật phẩm và dịch vụ quốc phòng với số lượng cần thiết để có thể cho phép Đài Loan duy trì khả năng tự vệ".

Tất cả những điều này nhằm mục đích vừa răn đe vừa trấn an Bắc Kinh — rằng Washington sẽ không khuyến khích Đài Loan tuyên bố độc lập đồng thời răn đe Trung Quốc rằng, Hoa Kỳ sẽ không dung túng cho một cuộc xâm lược Đài Loan. Đạo luật Quan hệ Đài Loan, cùng với "Sáu đảm bảo", là bản chất của sự mơ hồ chiến lược và về cơ bản mang lại cho Washington những điều 'tốt đẹp nhất' của cả hai bên.

"Sáu đảm bảo” an ninh đối với Đài Loan dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan gồm:

  • Mỹ không đồng ý ấn định thời hạn ngừng bán vũ khí cho Đài Loan;
  • Mỹ không đồng ý tham khảo ý kiến Trung Quốc trước khi bán vũ khí cho Đài Loan;
  • Mỹ sẽ không đóng vai trò trung gian giữa Đài Bắc và Bắc Kinh;
  • Mỹ không đồng ý sửa đổi “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” (Taiwan Relations Act).
  • Mỹ không thay đổi lập trường của mình về chủ quyền của Đài Loan;
  • Mỹ sẽ không gây áp lực lên Đài Loan để buộc Đài Loan đàm phán với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Nói một cách khác, Mỹ không sẵn sàng thực sự bỏ rơi Đài Loan theo bất kỳ cách nào. Bằng cách ban hành một bản ghi nhớ, Washington khẳng định rằng lập trường của họ từ năm 1982 không hề thay đổi và Trung Quốc nên hiểu rõ điều này.

Nhận xét của ông Biden có thực sự thay đổi nhiều điều này không? Có. Theo một bài báo gần đây trên tờ The Washington Post, ông Biden đang từ bỏ sự mơ hồ chiến lược để có một lập trường chính sách tiền tệ diều hâu (hawish) mới. Những chỉ trích chủ yếu chỉ ra việc ông Biden không hiểu được bản chất cơ bản của sự mơ hồ chiến lược rằng, “nó không chỉ được thiết kế để răn đe Trung Quốc… [mà] còn nhằm ngăn chặn tham vọng của Đài Loan không trở nên quá khích".

Nói cách khác, nhận xét của ông Biden có thể được hiểu là mở ra cho Đài Bắc một cánh cửa để cuối cùng tuyên bố độc lập. Điều này sẽ làm suy yếu toàn bộ ý định của sự mơ hồ chiến lược.

Một số đã lên án “sự rõ ràng chiến lược” mới của ông Biden, một số khác thì hoan nghênh, số còn lại chỉ đơn giản là 'bối rối'. Thật kỳ lạ, những người bảo thủ và Đảng Cộng hòa thường ủng hộ sự tự trị của Đài Loan giờ đây dường như là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho việc duy trì sự mơ hồ chiến lược, trong khi Đảng Dân chủ bất ngờ cổ vũ cách tiếp cận “cứng rắn với Trung Quốc” của ông Biden.

Tất cả những điều này, thẳng thắn mà nói, đang làm thông khí quá mức (hyperventilating). Tất nhiên, cam kết “có-chúng tôi-sẽ-bảo vệ-Đài Loan” này từ phía ông Biden không phải là 'nói hớ' chỉ một lần. Thông điệp đó được lặp lại trong nhiều cuộc họp báo khác nhau. Cũng có vài lần, Nhà Trắng đã cố gắng phản bác lại tuyên bố này, về cơ bản lập luận rằng “không có sự thay đổi chính thức nào” về chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan.

Điều đó không thành công cũng như việc ông Biden tiếp tục cắt giảm các sĩ quan của mình, nhắc lại cam kết rõ ràng của mình đối với việc bảo vệ Đài Bắc. Như một nhà báo đã nói, tổng thống Biden là dấu chấm hết cho sự mơ hồ chiến lược.

Ông Biden chỉ đang loại bỏ một chút sắc thái khỏi sự mơ hồ chiến lược. Cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ Đài Loan luôn ẩn chứa trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan và Sáu đảm bảo. Tổng thống Biden chỉ làm cho nó ít ẩn ý hơn một chút mà thôi.

Có hai điểm quan trọng cần lưu ý.

Thứ nhất, Hoa Kỳ tự mình quyết định cách thức, thời gian và nguồn lực mà họ sẽ bảo vệ Đài Loan. Như một hệ quả tất yếu, Washington cũng sẽ có quyền xác định những “vật phẩm quốc phòng và dịch vụ quốc phòng” nào là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của Đài Loan về “đủ khả năng tự vệ”.

Bốn máy bay chiến đấu F-16 V nâng cấp do Mỹ sản xuất bay trong một cuộc trình diễn tại một buổi lễ tại Lực lượng Không quân Gia Nghĩa ở miền nam Đài Loan, hôm 18/11/2021. (Ảnh: Sam Yeh/AFP/Getty Images)

Thứ hai, Washington vẫn không cho phép Đài Bắc toàn quyền tuyên bố độc lập.

Nếu xảy ra bất cứ điều gì, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) có lẽ đã nhận được cuộc điện thoại nhắc nhở ngay sau phát biểu của ông Biden.

Nếu có điều gì đó nhắc nhở chúng ta rằng sự mơ hồ chiến lược vẫn luôn thường trực, thì không cần nhìn đâu xa ngoài một bài phát biểu gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Đối thoại Shangri-La vừa được tổ chức tại Singapore.

Trong phát biểu của mình, ông Austin tái khẳng định chính sách lâu đời của Hoa Kỳ đối với quan hệ hai bờ eo biển. Theo tờ Defense News, điều này bao gồm "sự phản đối đối với nền độc lập của Đài Loan, mặc dù ông nhấn mạnh rằng Đạo luật Quan hệ Đài Loan, cái gọi là ba thông cáo chung Mỹ-Trung và chính sách Sáu đảm bảo vẫn sẽ định hướng chính sách của Hoa Kỳ".

Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Austin “nhấn mạnh quyết tâm của chính phủ Hoa Kỳ trong việc duy trì hiện trạng trong khu vực. Chính sách chính thức của Hoa Kỳ là công nhận Bắc Kinh là đại diện cho Trung Quốc và thừa nhận quan điểm rằng, nước này có chủ quyền đối với Đài Loan, mặc dù Washington cũng coi hiện trạng của Đài Loan là bất ổn”, báo cáo cho biết.

Theo lời của ông Austin, ông tuyên bố rằng Washington và chính quyền ông Biden “kiên quyết phản đối bất kỳ thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng từ một trong hai bên. Hoa Kỳ không ủng hộ Đài Loan độc lập. Và Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ nguyên tắc rằng các khác biệt xuyên eo biển phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình”.

Những nhận xét này là màn bao trùm kinh điển của một chiến lược tiếp tục duy trì 'mơ hồ chiến lược', rõ như ban ngày (nghe thật mỉa mai). Sự mơ hồ về chiến lược vẫn còn, và những nhận xét của ông Biden không thay đổi những kế hoạch cơ bản của chính sách này. Nếu có bất cứ điều gì, tổng thống chỉ đơn giản là đưa ra "cảnh cáo" ẩn dụ đối với Bắc Kinh để làm rõ các cam kết của Hoa Kỳ đối với một Đài Loan tự do.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Tác giả Richard A. Bitzinger là nhà phân tích độc lập về bảo mật quốc tế. Ông từng là thành viên cấp cao của Chương trình Chuyển đổi Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) ở Singapore; ông cũng từng đảm nhiệm nhiều công việc trong chính phủ Mỹ và tại nhiều tổ chức tư vấn khác nhau. Nghiên cứu của ông tập trung vào các vấn đề an ninh và quốc phòng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc quân sự và các vấn đề về hiện đại hóa quân đội và phổ biến vũ khí trong khu vực.



BÀI CHỌN LỌC

Tổng thống Biden, Đài Loan và dấu chấm hết của mơ hồ chiến lược?