Áp lực ngoại giao và quân sự của ông Putin ngày càng gia tăng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 24/9 tới đây sẽ tròn bảy tháng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2. Tổng thống Nga Putin hiện đang phải đối mặt với áp lực ngoại giao và quân sự ngày càng gia tăng. Trên chiến trường, tinh thần của quân đội Nga xuống thấp và thường xuyên phải hứng chịu thất bại. Về mặt ngoại giao, không chỉ quan hệ của Moscow với các nước phương Tây xấu đi, mà cả ĐCSTQ và Ấn Độ cũng dè dặt về cuộc chiến Nga-Ukraine.

Điều này nhấn mạnh những thách thức của Putin trên mọi mặt trận.

Ông Putin ngày càng bị cô lập trên sân khấu ngoại giao

Tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Samarkand, Uzbekistan mà ông Putin tham dự vào ngày 15/9 và 16/9, các quốc gia thành viên đã chia rẽ về lập trường của họ trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Hội nghị thượng đỉnh quy tụ các nhà lãnh đạo từ Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Iran và 4 quốc gia Trung Á.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã khiến các nhà lãnh đạo ở các vùng lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á lo ngại, những người lo sợ một ngày nào đó Nga cũng có thể xâm chiếm vùng đất của họ.

Mối quan hệ của Ấn Độ với Nga đã có từ thời Chiến tranh Lạnh và Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của nước này. Ấn Độ và Trung Quốc là những khách hàng lớn nhất của dầu Nga và có quan hệ chặt chẽ với Moscow. Nhưng cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ sự dè dặt về cuộc chiến Nga-Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh SCO.

"Tôi biết rằng lúc này không phải là thời điểm cho chiến tranh", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói với ông Putin. Họ gặp nhau tại Uzbekistan vào thứ Sáu (16/9).

"Tôi đã nói chuyện với ông qua điện thoại nhiều lần về điều này", ông Modi nói.

"Chúng ta phải tìm ra một lối thoát, và ông phải đóng góp vào đó", ông Modi nhấn mạnh trong một lần hiếm hoi bị công chúng khiển trách.

Đây là thất bại mới nhất trong một loạt thất bại đối với ông Putin, khi ông Modi nói với Tổng thống Nga rằng cần phải "đi theo con đường hòa bình" và nhắc nhở ông về tầm quan trọng của "dân chủ, ngoại giao và đối thoại".

"Tôi biết lập trường của ông về cuộc xung đột ở Ukraine, và tôi biết mối quan tâm của ông", ông Putin đáp.

Nhận xét mới nhất của ông Modi nhấn mạnh sự cô lập ngày càng tăng của Nga trên sân khấu ngoại giao. Một ngày trước đó, ông Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau. Ông Putin thừa nhận rằng Bắc Kinh cũng có "câu hỏi và lo ngại" về cuộc chiến Nga-Ukraine.

Ông Tập cho biết ông ủng hộ "lợi ích cốt lõi" của Nga nhưng cũng muốn làm việc cùng nhau để "đưa sự ổn định" vào các vấn đề thế giới.

Các bình luận phủ bóng lên hy vọng của ông Putin, sử dụng hội nghị thượng đỉnh để nâng cao tầm vóc ngoại giao của Moscow và khẳng định nước Nga không bị cô lập trên trường quốc tế.

Ông Putin đối mặt với thách thức quân sự thất bại

Các cuộc pháo kích lớn tiếp tục diễn ra ở miền nam và miền đông Ukraine khi hội nghị thượng đỉnh SCO được tổ chức.

Gần đây, Ukraine đã tiến hành một cuộc phản công quyết liệt sử dụng vũ khí hỗ trợ của Mỹ và châu Âu, khiến Nga phải gánh chịu thất bại nặng nề nhất trong gần 7 tháng chiến tranh. Quân đội Nga buộc phải từ bỏ pháo đài chính ở đông bắc Ukraine. Khi binh lính Nga tháo chạy ở một số nơi, họ đã bỏ lại vũ khí và đạn dược.

Ukraine tuyên bố đã chiếm lại khoảng 8.000 km vuông lãnh thổ.

Các nhà phân tích và quan chức quốc phòng phương Tây cho biết các lực lượng Nga đang xây dựng các tuyến phòng thủ mới ở đông bắc Ukraine sau khi các lực lượng Ukraine tấn công tiền tuyến.

Trong khi đó, quân đội Ukraine đang vượt sông Oskil ở khu vực Kharkiv để triển khai pháo binh, Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington cho biết hôm thứ Bảy (17/9). Con sông, chảy về phía nam từ Nga vào Ukraine, là một đột phá đối với mặt trận mới nổi kể từ cuộc phản công của Ukraine.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết: “Quân đội Nga quá yếu để ngăn chặn những bước tiến của Ukraine dọc theo toàn bộ sông Oskil".

Bất chấp những thất bại liên tiếp của quân đội Nga, ông Putin vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục chiến đấu tại hội nghị thượng đỉnh SCO ở Uzbekistan.

Chuyên gia: Trung Quốc và Nga đang lợi dụng lẫn nhau để chống lại phương Tây

Ông Jakub Jakóbowski, một nhà nghiên cứu cấp cao tại "Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông" của Ba Lan và là một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đã đăng tải một bài viết lên Twitter vào ngày 16/9: "Trung Quốc và Nga đều quan niệm rằng liên minh phương Tây dựa trên lợi ích chung, lòng tin và tình bạn. Tuy nhiên, bấy nhiêu đó chưa thấm vào đâu”.

"Do đó, không nên quá phấn khích khi ông Tập Cận Bình không làm bạn với ông Putin ở Samarkand, vì nghĩ rằng điều đó sẽ làm suy yếu trục Trung-Nga", ông Yakobowski đề cập đến cuộc gặp của ông Tập Cận Bình với ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh SCO. Tại đây, ông Tập đã không công khai đứng về phía ông Putin về phương diện quan trọng này.

"Không, họ có hai mục tiêu cơ bản chung ... đó là duy trì sự ổn định của chế độ và lật đổ trật tự ở Hoa Kỳ".

Ông Yakobowski cho rằng để đạt được hai mục tiêu này, Trung Quốc và Nga chỉ có thể lợi dụng lẫn nhau, vì không thể can dự vào các cường quốc khác. Mặc dù ông Tập Cận Bình không ủng hộ việc ông Putin xâm lược Ukraine tại cuộc họp chung, nhưng mối quan hệ giữa hai nước vẫn phụ thuộc lẫn nhau như trước.

“Không có đối thủ quốc tế lớn nào khác có thể giúp Trung Quốc đạt được hai mục tiêu này, đặc biệt là đối với Nga", ông nói.

Ông Jakobowski cũng cho biết, Trung Quốc sẽ không "làm bất cứ điều gì đe dọa sự ổn định của mình" đối với Nga, chẳng hạn như mạo hiểm các lệnh trừng phạt.

"Điều đó sẽ chỉ giữ cho chủ nghĩa ủng hộ ông Putin tiếp tục phát triển bởi vì các lựa chọn thay thế, ví như Nga thân phương Tây hoặc Nga tan rã, thậm chí còn tồi tệ hơn nhiều".

“Tôi tin ông Putin hiểu rõ một thực tế rằng, dù cay đắng và khó chịu đến đâu, thì đây là cách mà Trung Quốc và Nga đã đối xử với nhau trong nhiều năm qua".

"Điều duy nhất đã thay đổi bây giờ là cán cân quyền lực, và Nga rõ ràng đã trở thành một đối tác nhỏ, giờ đây đã được ông Tập Cận Bình công khai ràng buộc ở Trung Á".

Ông cũng cho biết ông Putin sẽ phải ngậm đắng nuốt cay vì đây là cách duy nhất để "duy trì sự ổn định của chế độ và không gian thở" để chống lại phương Tây về vấn đề Ukraine.

"Nhân tiện, bài phát biểu của ông Lật Chiến Thư tại Moscow giống như một mảnh băng, mang lại cho ông Putin tính hợp pháp".

“Nếu chế độ của ông Putin bắt đầu sụp đổ, Trung Quốc sẽ phải đưa ra một quyết định cơ bản: xem Chủ nghĩa Cộng hòa tan rã (phá hủy sự ổn định của ĐCSTQ và khả năng đối đầu với Hoa Kỳ), hoặc thực sự hỗ trợ ông Putin bằng tiền và vũ khí (từ đó sẽ tham gia vào cuộc đối đầu trực tiếp với Tây và nguy cơ mất ổn định kinh tế)".

"Nhưng thời cơ vẫn chưa chín muồi. Vì vậy, trục Nga-Trung vẫn còn đó, chỉ là không trực tiếp".

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Áp lực ngoại giao và quân sự của ông Putin ngày càng gia tăng