Bình luận: Lãnh đạo Trung Quốc ‘án binh bất động’ trước các cuộc xung đột trên thế giới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bình luận

Lực lượng Mỹ ở Syria và Iraq đang hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa và tên lửa đạn đạo do Iran hậu thuẫn. Nga đang ném bom Ukraine bằng đạn dược do Iran và Triều Tiên cung cấp. Một tên lửa của Nga được cho là đã bay vào không phận Ba Lan. Điều đó đáng lo ngại vì Ba Lan là thành viên NATO và có thể yêu cầu NATO hành động chống lại Nga có vũ khí hạt nhân.

Hôm 7/10, Hamas, được Iran hậu thuẫn, đã tàn sát người Israel. Trong những ngày gần đây, Mỹ và Israel đã trả đũa các lực lượng ủy nhiệm của Iran ở Lebanon và Iraq. Hoạt động vận tải quốc tế qua Biển Đỏ đã bị gián đoạn bởi tên lửa và máy bay không người lái của lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn, gần đây nhất là vào ngày 4/1. Lực lượng này đã tuân theo và bất chấp tối hậu thư của Mỹ và đồng minh.

Chính quyền ông Biden hiện có hai lựa chọn: hoặc tấn công Yemen hoặc đối mặt với hậu quả trong cuộc bầu cử sắp tới vì không thực thi được lằn ranh đỏ của chính mình. Lực lượng Hezbollah được Iran hậu thuẫn ở Lebanon đang nghiêm túc xem xét việc leo thang hơn nữa.

Để đối phó với mối đe dọa xâm lược của Venezuela vào nước láng giềng Guyana, Vương quốc Anh đã điều một tàu chiến duy nhất. Động thái này có thể kéo Mỹ vào một cuộc chiến ở Nam Mỹ. Quân đội Hoa Kỳ đã phối hợp với các đối tác Guyan.

Triều Tiên đang bắn đạn pháo vào vào vùng đệm ở phía Bắc của Đường giới hạn phía Bắc (NLL), đường ranh giới trên biển thực tế giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Hàn Quốc đang đáp trả bằng hành động tương tự.

Tất cả những tranh chấp quân sự hóa này, đặc biệt là các cuộc chiến tranh vốn đã nóng bỏng do Nga và Iran khởi xướng, đã làm phân tán sự chú ý của thế giới khỏi kế hoạch xâm chiếm Đài Loan của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình.

Nếu ĐCSTQ nhúng tay vào việc xúi giục một số cuộc xung đột này, thì đó sẽ là một cách thực hiện khéo léo các chiến thuật đánh lạc hướng và tuyên truyền bằng hành động. Nếu không thì đó là chiến thuật khéo léo lợi dụng tình thế.

Bắc Kinh không dũng cảm điều khiển xe cứu hỏa. Không. Đó là chiến lược ngu ngốc và tốn kém. Thay vào đó, họ lợi dụng các sự kiện này để đạt được lợi ích kinh tế ngắn hạn, bao gồm cả việc mua dầu giá rẻ bị trừng phạt từ Nga, Iran và Venezuela.

Các nền dân chủ Nhóm 7 cường quốc có nền kinh tế công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới (G7) đã cố gắng tận dụng ảnh hưởng của Trung Quốc để ngăn chặn Nga và Iran nhưng vô ích. ĐCSTQ nhận thức được lợi ích của việc cho phép Hòa bình của Mỹ (Pax Americana) rơi vào cảnh đổ máu và gặt hái sự giàu có của bất kỳ ai đứng ngoài cuộc móc túi những kẻ hiếu chiến.

Nếu Hoa Kỳ là một trong số đó, đặc biệt là chống lại nước Nga sở hữu vũ khí hạt nhân, thì Bắc Kinh có thể thu được lợi lớn từ quyền bá chủ toàn cầu. Bằng cách đó, Bắc Kinh cuối cùng sẽ đòi lại được vị thế “chính đáng” của mình ở trung tâm trái đất, kiểm soát “tất cả dưới thiên đường”. Đây là ảo tưởng xưa cũ của các hoàng đế Trung Hoa. Có thể hôm nay điều đó sẽ thành hiện thực.

Nhưng một “Pax Sinica” sẽ hoàn toàn khác so với một “Pax Americana” và bạo lực hơn nhiều đến mức nổ ra các cuộc chiến tranh toàn cầu nhằm ngăn chặn nỗ lực mở rộng quyền bá chủ của ĐCSTQ. Trung Quốc sẽ không trao cho các chính phủ quốc gia trên khắp thế giới loại tự do và chủ quyền mà Hoa Kỳ cho phép họ sau Thế chiến II, và điều này đã khiến các quốc gia "trục ma quỷ" (gồm Nga, Trung Quốc, Iran, Triều Tiên và Venezuela) quay lưng lại với chúng ta.

Ngay cả Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary cũng là những nền dân chủ bất hảo, họ khiến toàn bộ hệ thống quốc tế gặp nguy hiểm thông qua các chính sách cục bộ và thiển cận nhằm chiều lòng Trung Quốc và Nga để giành thị trường, năng lượng và công nghệ quân sự. Sự đồng lõa của họ trong việc sát hại thường dân Ukraine nên được coi là một tội ác quốc tế.

G7, cùng với các đồng minh thân cận như Hàn Quốc, là quốc gia duy nhất có cả sự phối hợp, giữa giá trị dân chủ và sức mạnh kinh tế để giải quyết tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng hiện nay. Nhưng các nhà lãnh đạo dân chủ vẫn chưa nắm bắt được vấn đề. Họ lưỡng lự vì không muốn “kích động” thêm chiến tranh.

Các nền dân chủ không muốn chiến tranh, nhưng chiến tranh lại thích các nền dân chủ. Tổng thống Nga Vladimir Putin đang mua thêm vũ khí từ Iran và Triều Tiên. Ông Tập đang đe dọa Đài Loan và tái cơ cấu quân đội cũng như nền kinh tế của mình để đạt được mục tiêu đó. Ông ta thể hiện khuynh hướng độc tài chân chính của mình bằng cách can thiệp vào các cuộc đàn áp trong lĩnh vực tài chính, xây dựng và công nghệ.

Để đáp trả, các nhà đầu tư nước ngoài đang rút lui. Kể từ năm 2020, 4 ngân hàng hàng đầu của Mỹ đã giảm 24% mức độ tiếp xúc với quốc gia này, từ 60 tỷ USD xuống còn 46 tỷ USD vào quý 3/2023.

Ông Tập đã lãnh đạo nhiều đợt vận động được cho là “chống tham nhũng” nhắm vào giới tinh hoa Trung Quốc, gần đây nhất là cuộc thanh trừng nhằm vào giới lãnh đạo quân sự của ông, trừ các đồng minh lâu năm của ông Tập. Điều này đang gieo rắc nỗi sợ hãi trong ĐCSTQ đến mức họ có thể phải nắm bắt ngay khi Bắc Kinh cuối cùng có cơ hội chiếm Đài Loan bằng vũ lực.

Đừng trông cậy vào Liên Hiệp Quốc để tìm giải pháp cho chiến tranh toàn cầu. Tổ chức này chứa đầy những kẻ độc tài và những kẻ chiều lòng Nga và Trung Quốc. Trừ khi chúng ta trục xuất được hai quốc gia này ra khỏi Liên Hợp Quốc, bằng không họ sẽ tiếp tục sử dụng quyền phủ quyết của mình để bảo vệ những kẻ xâm lược. Những thách thức toàn cầu đối với hòa bình hiện nay lớn đến mức chỉ có hành động chung của G7 và các đồng minh mới có thể cứu chúng ta.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý của tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của NTDVN.

Theo The Epoch Times

Lam Giang biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bình luận: Lãnh đạo Trung Quốc ‘án binh bất động’ trước các cuộc xung đột trên thế giới