Chuyên gia: Cần đưa Thái Bình Dương vào NATO - NAPTO

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự vô pháp và hiếu chiến của mối bang giao Bắc Kinh - Moscow đe dọa tất cả các quốc gia có chủ quyền ở châu Âu và châu Á. Do đó, đã đến lúc cần phải sáp nhập các quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Chúng ta vẫn còn thời gian để đáp trả bằng một hành động ngoại giao răn đe chiến tranh: mở rộng Điều 5 của NATO đối với các quốc gia đã cam kết ở Thái Bình Dương và Đông Á, các quốc gia đã triển khai lực lượng quân sự sẵn sàng của NATO.

Bối cảnh: Điều 5 của hiệp ước NATO là minh chứng cho chính sách ngoại giao cứng rắn, sáng suốt và đã giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh. Điều khoản này quy định rằng “bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một hay một số thành viên của liên minh đều được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh” và tất cả các thành viên sẽ hỗ trợ (những) nạn nhân của một cuộc tấn công như vậy “ngay lập tức

Sau đó, mỗi thành viên sẽ thực hiện “hành động khi thấy cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực để khôi phục và duy trì” an ninh của NATO một khi kẻ thù tấn công lãnh thổ của một thành viên hoặc "lực lượng, tàu thuyền hoặc máy bay" của thành viên đang hoạt động "trong hoặc trên" lãnh thổ NATO.

Moscow và Bắc Kinh: Nước Nga theo chủ nghĩa phát xít và ĐCSTQ rõ ràng là vô pháp. Nga đã ký Hiệp định Budapest năm 1994 và đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine để đổi lấy vũ khí hạt nhân của nước này. Năm 2014, nước Nga của ông Vladimir Putin xâm lược và sáp nhập Crimea.

Trung Quốc đã ký hiệp ước Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Bỏ qua hiệp ước, các xà lan và tàu đánh cá của Trung Quốc đã tràn sang lãnh thổ Philippines. Các xà lan xây dựng các đảo nhân tạo với các căn cứ không quân phản lực; đội tàu đánh cá săn trộm các rạn san hô của Philippines. Khi cuộc xâm lược diễn ra, Bắc Kinh tuyên bố các vùng biển của Philippines là lãnh thổ của Trung Quốc.

Vào năm 2016, một tòa án của Liên Hợp Quốc đã ủng hộ các cáo buộc của Manila về 'tội danh' cướp và xâm lược của Trung Quốc. Bắc Kinh vẫn phớt lờ phán quyết.

Trung Quốc cũng phá vỡ Hiệp ước Trung-Anh và nghiền nát Hồng Kông.

Cái bắt tay giữa Trung Quốc và Nga trên nhiều mặt, tuy nhiên các trường hợp ngoại giao và quân sự 'lành mạnh' này mới tạo nên những điểm nhấn quan trọng. Trung Quốc ủng hộ việc Nga xâm lược Ukraine. Các nhà ngoại giao Nga và Trung Quốc hợp tác khi họ tìm cách tạo ra và khai thác những rạn nứt chính trị giữa các quốc gia bị nhắm mục tiêu trên toàn thế giới. Ở Thái Bình Dương, hải quân, không quân và tên lửa của Nga và Trung Quốc thực hiện các cuộc tấn công giả định nhằm vào các căn cứ không quân và mục tiêu hải quân của Nhật Bản và Mỹ, từ Hawaii đến Vịnh Tokyo.

Trung Quốc khuyến khích Triều Tiên đe dọa tấn công tên lửa vào đảo Guam và Hawaii?

Đó là một câu hỏi có hàm ý về vũ khí hạt nhân và Liên minh quân sự NATO.

Hoa Kỳ là một thành viên sáng lập Liên minh NATO. Tuy nhiên, đảo Guam và Hawaii không thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp ước NATO và Điều 5 của hiệp ước này. Hiệp ước ban đầu năm 1949 bao gồm châu Âu và Bắc Mỹ ở phía bắc chí tuyến. Puerto Rico, Guam và Hawaii nằm ngoài vùng địa lý của hiệp ước.

Khi Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO vào năm 1951, hiệp ước đã được sửa đổi và điều khoản 5 được mở rộng. Khoảng 97 % lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ là ở châu Á.

Sự may mắn của năm 2022: Điều 5 đã bao gồm một phần của châu Á.

Mở rộng NATO và mở rộng phạm vi địa lý của Điều 5 để ngăn chặn chiến tranh không phải là một ý tưởng mới. Mặc dù đã được thảo luận trong nhiều năm, các thành viên châu Á có khả năng - nghĩ rằng Nhật Bản - đã ủng hộ việc tăng cường khả năng răn đe bằng cách sử dụng các thỏa thuận an ninh hiện có, chẳng hạn như các mối quan hệ song phương và ba bên kết nối Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Singapore.

Tuy nhiên, sự vô luật và những hành động xâm lược đã làm thay đổi phép tính. Vào đầu tháng 6, tờ Nikkei.com của Nhật Bản đã đăng một câu chuyện với trích dẫn của Thượng nghị sĩ Ben Sasse (Cộng Hoà-Nebraska): “Hãy xây dựng một NATO ở khu vực Thái Bình Dương. Chúng ta cần các đồng minh đoàn kết chống lại cuộc tấn công của ĐCSTQ khi Chủ tịch Tập Cận Bình muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình, chúng ta cần một liên minh quân sự mới tập trung ra xa Thái Bình Dương".

Vào cuối tháng 6, các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand đã tham dự hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Madrid.

Vào ngày 3/7, nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời là nhà phân tích chính sách đối ngoại Mehmet Kanci đã viết (trên trang aa.com.tr) rằng sự tham dự của bốn thành viên châu Á - Thái Bình Dương “xác nhận rằng liên minh sẽ vượt ra ngoài bản sắc Xuyên Đại Tây Dương và phất cờ trong khu vực địa lý Xuyên Thái Bình Dương vào năm 2023”. Ông Kanci lưu ý rằng tài liệu khái niệm chiến lược mới của NATO gọi Trung Quốc là mối đe dọa chung. Các hoạt động hỗn hợp và ngụy biện “độc hại” của Trung Quốc (ví dụ, ngoại giao “Chiến binh sói”) “làm tổn hại đến an ninh của liên minh”.

Ông Kanci kết luận “sự thay đổi mô hình” của NATO đã bắt đầu.

Cần tăng tốc độ dịch chuyển và thêm chữ P (Pacific) của Thái Bình Dương vào NATO. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và xuyên Thái Bình Dương (NAPTO). Nếu NAPTO nghe có vẻ chưa ổn, thì APTO là hoàn toàn hợp lý.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Cần đưa Thái Bình Dương vào NATO - NAPTO