Gạo bị mọt phải làm sao: Mách bạn 4 cách đuổi mọt gạo hiệu quả

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gạo bị mọt là tình trạng nhiều gia đình gặp phải. Mọt gạo ảnh hưởng đến chất lượng gạo như thế nào? Gạo bị mọt phải làm sao, cách xử lý và bảo quản gạo như thế nào tốt nhất? Cùng NTD Việt Nam tìm hiểu cách khắc phục gạo bị mọt qua bài viết dưới đây nhé!

1. Con mọt gạo có độc không?

Con mọt gạo là con gì?

Nói đến các loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ cốc thì mọt gạo là một trong những loài phổ biến nhất. Chúng thường xuất hiện trong lúa, gạo và ngô. Mọt gạo tên tiếng anh là Sitophilus oryzae.

Con mọt gạo có độc không?

Bởi vì độ ẩm trong gạo khá thấp nên nếu trong điều kiện bình thường thì sẽ không có côn trùng. Ấu trùng mọt gạo phát triển trong điều kiện môi trường ẩm hơn một chút; thùng chứa gạo trở thành "thiên đường" cho ấu trùng nở; và gạo sẽ trở thành chất dinh dưỡng cho chúng.

Hầu hết các loại côn trùng nhỏ như mọt gạo này sẽ không gây nguy hiểm như cắn hoặc lây bệnh cho người nhưng chúng có thể gây hại cho thực phẩm.

Do đó nếu trong gạo có xuất hiện mọt gạo thì ngay cả khi ăn phải chúng cũng không có ảnh hưởng gì lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu trong gạo có quá nhiều bọ gạo trưởng thành thì chúng có thể tiết ra một loại chất gây hại cho cơ thể gọi là benzoquinone.

2. Mọt gạo gây tác hại gì?

2.1. Vì sao gạo có mọt?

Những con bọ màu đen, có cái đầu nhọn với cái vòi nhỏ cỡ 3 - 4 mm xuất hiện trong các thùng đựng gạo của nhiều gia đình chính là mọt gạo. Tốc độ sinh sản của mọt gạo rất nhanh với số lượng lớn; cùng với tuổi thọ dài khiến nhiều người rất khó xử lý.

Mọt gạo có thể sống được trong vòng 8 tháng. Trung bình một con mọt gạo đẻ từ 2 - 6 trứng mỗi ngày; và đẻ từ 300 - 500 trứng trong suốt cuộc đời của mình.

Mọt gạo đã có sẵn từ khi chúng ta mua gạo về chứ không phải do để thời gian lâu mới sinh ra mọt như nhiều người vẫn tưởng.

Đầu tiên, mọt đục lỗ, đẻ trứng vào lỗ trên hạt gạo. Một thời gian sau, sâu mọt nở ra, chui ra ngoài ăn gạo làm gạo bị ải nên người dùng mới nhìn thấy.

Đối với gạo chứa ấu trùng mọt gạo, chất lượng gạo sẽ không bị ảnh hưởng dù có đun nấu hay chế biến. Nhưng chất lượng cũng như hương vị gạo sẽ bị giảm xuống nếu trong gạo xuất hiện mọt gạo.

2.2. Mọt gạo gây tác hại gì?

Mọt gạo tuy không gây ảnh hưởng gì lớn tới sức khỏe con người nhưng nếu trong gạo có nhiều mọt trưởng thành thì có thể làm cho giá trị dinh dưỡng và hương vị tự nhiên của gạo giảm đi ít nhiều.

>> Xem thêm: Gạo Khang Dân là gạo gì: Đặc điểm và cách bảo quản gạo Khang Dân

3. Gạo bị mọt phải làm sao?

Nếu bạn đang chưa biết gạo bị mọt phải làm sao thì cùng tham khảo một số cách xử lý dưới đây:

3.1. Dùng tỏi, ớt đuổi mọt gạo

Gạo bị mọt phải làm sao
Gạo bị mọt phải làm sao: Dùng tỏi, ớt đuổi mọt gạo. (Ảnh: Pixabay)

Ớt có vị cay nồng giúp tăng thêm hương vị cho nhiều món ăn; đồng thời cũng có tác dụng đuổi mối, mọt gạo rất tốt.

Bạn cho một ít ớt vào trong thùng gạo; mọt gạo sẽ không thể chịu được mùi cay nồng của ớt mà bỏ đi.

Ngoài ra, Bên cạnh đó, bạn có thể bóc vài tép tỏi bỏ vào gạo. Cách này cũng có tác dụng ngăn mối, mọt xâm nhập; cũng như hạn chế khả năng sinh sôi của mọt có trong gạo. Nếu số lượng mọt có nhiều thì bạn cho lượng tỏi nhiều hơn.

Cách bỏ tép tỏi vào trong gạo rất hữu dụng trong việc đuổi mọt gạo. Đây là cách làm vừa đơn giản lại an toàn; bảo đảm chất lượng gạo không bị ảnh hưởng.

3.2. Diệt mọt gạo bằng tủ lạnh

Diệt mọt gạo bằng tủ lạnh
Gạo bị mọt phải làm sao: Diệt mọt gạo bằng tủ lạnh. (Ảnh: Pixabay)

Môi trường nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ ngăn ngừa ấu trùng trong gạo phát triển thành mọt trưởng thành.

Vì vậy, bạn có thể để gạo trong tủ lạnh khoảng 4 - 5 ngày trước khi cho gạo vào thùng đựng. Việc này có thể giúp ngăn chặn và tiêu diệt trứng mối mọt sinh nở và phát triển.

3.3. Dùng máy sấy tóc xử lý mọt gạo

Dùng máy sấy tóc xử lý mọt gạo.
Gạo bị mọt phải làm sao: Dùng máy sấy tóc xử lý mọt gạo. (Ảnh: Pixabay)

Dùng máy sấy tóc để xử lý mọt gạo là cách đơn giản mà an toàn, không gây độc hại. Hơi nóng của máy sấy tóc sẽ khiến cho mọt phải chạy hết lên bề mặt gạo. Sau đó, bạn sẽ nhanh tay gom chúng và xử lý.

3.4. Đuổi mọt gạo bằng muối

Đuổi mọt gạo bằng muối.
Gạo bị mọt phải làm sao: Đuổi mọt gạo bằng muối. (Ảnh: Pixabay)

Rắc một tí muối vào thùng gạo có mọt cũng là một cách trị mọt gạo thông minh và hiệu quả.

Với cách làm này, bạn lưu ý là không rắc quá nhiều muối; vì nếu để lâu ngày, muối có thể chảy nước làm hỏng gạo.

4. Cách bảo quản để gạo không bị mọt

Vậy là bạn đã biết gạo bị mọt phải làm sao. Để gạo không bị mọt, cần bảo quản gạo như thế nào?

4.1. Để gạo trong tủ lạnh

Trứng mọt không thể sinh sôi và phát triển trong môi trường nhiệt độ thấp. Vậy nên, cho gạo vào tủ lạnh khoảng 4 - 5 ngày có thể giúp ngăn chặn trứng mọt phát triển.

4.2. Bảo quản gạo trong túi kín hoặc chai nhựa

Bạn có thể chia nhỏ gạo để vào trong túi zipper rồi cất vào tủ lạnh. Các loại túi này có ưu điểm là có khả năng khóa kín; bảo đảm gạo luôn ở trong tình trạng khô ráo; không lo bị ẩm mốc.

4.3. Để gạo trong hộp đựng gạo chuyên dụng

Để gạo trong các loại hộp đựng gạo chuyên dụng sẽ giúp hạn chế tình trạng mở nắp; tránh các loại côn trùng xâm nhập. Ngoài ra, hộp đựng gạo chuyên dụng còn giúp bạn tiết kiệm thời gian đong đếm lượng gạo phù hợp.

5. Khi gạo có mọt nên làm gì?

Với những hướng dẫn ở trên, bạn đã biết gạo bị mọt phải làm sao để đuổi mọt ra khỏi gạo rồi. Vậy cần làm những gì khác để xử lý mọt gạo hoàn toàn và lâu dài?

Xử lý mọt và trứng mọt: Có nhiều biện pháp xử lý mọt gạo. Bạn có thể chọn một trong những biện pháp xử lý trên phù hợp với điều kiện của bản thân.

Vệ sinh và bảo quản gạo mới: Nên vệ sinh hộp đựng gạo sạch sẽ; và để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc sau khi loại bỏ mọt và xử lý vùng gạo bị nhiễm mọt.

Bảo đảm điều kiện bảo quản: Bảo đảm lưu trữ gạo ở nơi khô ráo; thoáng mát; và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Mua gạo mới từ nguồn tin cậy: Tốt nhất là nên lựa chọn mua gạo ở cửa hàng uy tín để tránh tình trạng gạo mọt sẽ làm mất thời gian xử lý và ảnh hưởng đến chất lượng gạo.

6. Lưu ý cách bảo quản gạo không bị mọt

6.1. Dùng đúng vật dụng để đựng gạo

 Dùng đúng vật dụng để đựng gạo.
Dùng đúng vật dụng để đựng gạo. (Ảnh: Pixabay)

Có rất nhiều vật dụng để đựng gạo bảo đảm an toàn như: hộp nhựa; chai nhựa; túi zip; chum gạo; thùng chứa gạo; hộp đựng gạo chuyên dụng.

Lựa chọn vật dụng đựng gạo phụ thuộc vào số lượng gạo bạn có; cũng như kích thước của nơi để hộp đựng. Một số hộp đựng gạo có thể chứa được 12 kg đến 40 kg gạo.

6.2. Vệ sinh vật dụng đựng gạo sạch sẽ

Cần vệ sinh thùng chứa gạo sau mỗi lần sử dụng bởi vì thùng chứa gạo là nơi ở lý tưởng của mọt gạo; và trứng của chúng có thể còn nằm ở đáy thùng.

Ngoài ra, bạn nên đặt thùng chứa gạo ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt; tốt nhất là nên phơi thùng thật khô ráo và khử khuẩn trước khi thay gạo mới.

6.3. Bảo quản gạo trong thời gian bao lâu?

Thời gian bảo quản gạo trong bao lâu cũng rất quan trọng.

Nếu bạn có thói quen mua và tích trữ gạo lâu dài thì chỉ nên mua lượng gạo vừa đủ tối đa trong 2 tháng. Nếu vào mùa thu thì có thể tích trữ gạo trong vòng 1 tháng; còn nếu vào mùa hè thì gạo được bảo quản tốt nhất là chỉ trong vòng 2 tuần.

Do vậy, bạn nên cân nhắc điều kiện thời tiết để mua gạo tích trữ với một lượng phù hợp.

Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến thông tin hữu ích cho những ai đang băn khoăn gạo bị mọt phải làm sao. Gạo được bảo quản đúng cách và thường xuyên kiểm tra sẽ giúp ngăn chặn tình trạng mọt xâm nhập; và duy trì chất lượng của gạo trong thời gian dài.



BÀI CHỌN LỌC

Gạo bị mọt phải làm sao: Mách bạn 4 cách đuổi mọt gạo hiệu quả