Guatemala thắt chặt quan hệ với Trung Quốc liệu có làm 'lung lay' mối bang giao với Mỹ và Đài Loan?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm 20/8, một chính trị gia ít được biết đến có tên Bernardo Arévalo được công bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Guatemala, chấm dứt hơn một thập kỷ lãnh đạo của phe bảo thủ. Tuy nhiên, sau chiến thắng bất ngờ của ông Arévalo, các nhà phân tích bày tỏ lo ngại về mục tiêu thắt chặt quan hệ với Trung Quốc của vị tổng thống mới đắc cử này.

Động thái này sẽ trở nên đặc biệt thách thức đối với Hoa Kỳ và Đài Loan. Mỹ hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Guatemala, trong khi Đài Loan đang bị bao vây về mặt chính trị. Guatemala là một trong 13 quốc gia công nhận Đài Bắc về mặt ngoại giao thay vì Bắc Kinh. Đây cũng là một trong hai đồng minh còn sót lại của Đài Loan ở Trung Mỹ.

Hôm 21/8, một ngày sau khi các quan chức Guatemala tiết lộ kết quả bầu cử, ông Vương Văn Bân (Wang Wenbin), phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bày tỏ mong muốn nguyên thủ quốc gia mới của Guatemala “đưa ra quyết định đúng đắn” và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc.

“Gần đây, người dân từ nhiều lĩnh vực khác nhau ở Guatemala đã bày tỏ trong các cuộc phỏng vấn rằng họ hy vọng rằng đất nước của họ sẽ sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Điều này chỉ ra rằng việc phát triển quan hệ với Trung Quốc… là điều phục vụ lợi ích cơ bản của Guatemala”, ông Vương nói trong một tuyên bố được kênh CCTV của nhà nước Trung Quốc đưa tin.

Ông Arévalo nhanh chóng giành được sự ưu ái trong quá trình vận động tranh cử nhờ lập trường cứng rắn đối với tội phạm và tham nhũng nội bộ, cả hai vấn đề này đã gây khó khăn cho Guatemala trong nhiều thập kỷ. Mặc dù tài hùng biện của ông tập trung vào việc xóa bỏ sự hai mặt trong nội bộ nước này, nhưng ông không hề tinh tế khi khẳng định rằng Guatemala cần hợp tác kinh doanh nhiều hơn với Trung Quốc.

Ảnh hưởng theo phong cách Độc quyền

Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 6 trên chương trình radio Con Criterio, ông Arévalo nói rằng: “Chúng ta cần nỗ lực cải thiện và mở rộng quan hệ thương mại với Trung Quốc”.

Trong cuộc phỏng vấn trên, ông đã bày tỏ sự lạc quan về việc cân bằng quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc cũng như “duy trì quan hệ chính trị tốt đẹp với Trung Hoa Dân Quốc và Đài Loan trong khuôn khổ tôn trọng lẫn nhau”.

Theo ông Arévalo, Guatemala phải là “làm chủ” chính sách đối ngoại của mình và không nên cho phép các quốc gia khác gây ảnh hưởng lên đất nước ông.

Thoạt nhìn, đây có vẻ là một kế hoạch hoàn hảo. Tuy nhiên, khi các nước Mỹ Latinh tăng cường quan hệ với Trung Quốc, quốc gia này không bao giờ bị hạn chế về thương mại. Ngoài ra, thông qua các thỏa thuận thương mại và đầu tư quan trọng, Bắc Kinh đã tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng của chương trình nghị sự chính trị của mình ở phương Tây.

Điều này thể hiện rõ ràng ở Argentina, Bolivia, Nicaragua, Peru, Cuba và Venezuela, nơi các chính sách và thái độ chống Mỹ ngày càng gia tăng cùng với sự hiện diện của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế.

Một số nhà phân tích nói rằng một khi Trung Quốc đặt chân vào một chính phủ, nước này luôn có một chương trình nghị sự đi kèm. Họ khẳng định ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc là thay thế quyền bá chủ của Mỹ và cô lập Đài Loan khỏi các đồng minh.

Ông Eduardo Hoffmann nói với The Epoch Times: “Trong làm ăn, họ [Trung Quốc] nắm giữ mọi quân bài, giật mọi sợi dây và kiểm soát nền kinh tế”.

Ông Hoffmann, một chuyên gia kinh tế Mỹ Latinh từng làm việc với các tổ chức lớn toàn cầu như Ngân hàng Thế giới, tin rằng ý tưởng “làm bạn” với cả Trung Quốc và Đài Loan cùng lúc của ông Arévalo là không thực tế trong bối cảnh chính trị hiện nay.

"Anh không thể làm điều đó. Đây là kịch bản mà anh chỉ được chọn một trong hai", ông nói.

Điều này được thể hiện rõ trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Trung Mỹ (PARLACEN) ngày 21/8 nhằm loại bỏ Đài Loan khỏi tư cách quan sát viên thường trực của cơ quan quản lý khu vực để ủng hộ Trung Quốc, từ đó chấm dứt mối liên kết kéo dài hai thập kỷ.

PARLACEN gồm sáu quốc gia, trong đó Guatemala là thành viên sáng lập, đã đưa ra quyết định này chỉ một ngày sau khi công bố chiến thắng trong cuộc bầu cử của ông Arévalo.

Bộ Ngoại giao Đài Loan đã lên án quyết định của cơ quan quản lý khu vực có trụ sở tại Thành phố Guatemala, đồng thời chỉ trích những nỗ lực không ngừng của Bắc Kinh nhằm đàn áp và cô lập quốc đảo này.

Tuy nhiên, từ quan điểm của ông Arévalo, việc thắt chặt quan hệ với Trung Quốc là điều hợp lý và là một “tai ương không thể tránh khỏi”, bởi việc đảm nhiệm chức vụ tổng thống ở một khu vực thường xuyên xảy ra các cuộc đảo chính dân sự không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió.

Ông nói rằng tân nguyên thủ quốc gia của Guatemala không thể gây thù chuốc oán với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì ảnh hưởng sau rộng của đảng này ở khu vực Mỹ Latinh.

“ĐCSTQ giống như một băng đảng ma túy. Anh không muốn đứng về phía họ đâu”, ông Hoffmann lập luận.

Ông Evan Ellis, giáo sư nghiên cứu về người Mỹ Latinh tại Viện Nghiên cứu Chiến lược của Đại học Chiến tranh Quân đội Hoa Kỳ, cũng đồng tình với quan điểm trên. Ông cho rằng, Trung Quốc là một chuyên gia trong việc tăng cường ảnh hưởng chính trị của mình thông qua ngoại giao “nhân dân” và can dự vào mọi cấp độ của một quốc gia trong các lĩnh vực: học thuật, chính trị, y tế, truyền thông và an ninh.

Ông Ellis nói với The Epoch Times: “Trung Quốc đã giăng một mạng lưới rất, rất rộng”.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã lọt vào tầm ngắm kinh tế của Guatemala. Nhập khẩu của Trung Quốc từ Guatemala đã tăng đều đặn kể từ năm 2018 và đạt mức cao nhất mọi thời đại khoảng 574 triệu USD vào năm 2022, trong đó các sản phẩm khoáng sản chiếm hơn một nửa tổn số đó.

Ông Hoffmann gọi gã khổng lồ châu Á là “hố đen hàng hóa” và cho rằng Trung Quốc có mối quan hệ “săn mồi” với các nguồn tài nguyên không thể tái tạo và các chính phủ nắm giữ nguồn tài nguyên này.

Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại có giá trị nhất của Guatemala, với tổng kim ngạch nhập khẩu từ nước này đạt 5,31 tỷ USD vào năm 2022,

Mọi việc rồi sẽ ‘đâu vào đấy’

“Nhìn chung, ông Arévalo đang tìm kiếm một lối thoát nhanh chóng và dễ dàng để thoát khỏi tình trạng kinh tế khốn khó. Thay vì tập trung vào tiến độ chậm, ổn định và những cải cách táo bạo, ông tìm kiếm sự bảo vệ của một công ty quốc tế lớn với nguồn tiền mặt sẵn có”, nhà phân tích bảo mật Irina Tsukerman, chủ tịch của Scarab Rising, nói với The Epoch Times.

Ông Arévalo hiểu rằng sự dụ dỗ của Trung Quốc “cũng có giá của nó”, đồng thời nhấn mạnh rằng các phương pháp tham nhũng của ĐCSTQ có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào sẵn sàng từ bỏ chiếc la bàn đạo đức của họ.

Bà Tsukerman nói: “Hệ thống tín nhiệm xã hội và các giao dịch cửa sau sẽ giúp [ông Arévalo] duy trì quyền lực, đồng thời sự hỗ trợ tài chính từ đối thủ Mỹ sẽ giúp ông ấy tránh phải chịu trách nhiệm về bất kỳ hành vi tham ô và quản lý yếu kém nào”.

Bà tin rằng ông Arévalo khó có thể cân bằng giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, cũng như không thể ngăn việc chương trình nghị sự chính trị của ĐCSTQ làm tổn hại đến các hiệp định thương mại và đầu tư.

Bà Tsukerman nói: “Ông Arévalo chắc chắn sẽ thất hứa. Guatemala đơn giản là không thể thực hiện chính sách ngoại giao con thoi giữa [Mỹ] và Trung Quốc mà không bị một trong những cường quốc mạnh hơn tác động và lôi kéo”.

Cả ông Hoffmann và bà Tsukerman đều khẳng định rằng bất chấp mọi lập luận cứng rắn của ông Arévalo về nạn tham nhũng trong chính phủ, mọi việc rồi sẽ “đâu vào đấy” nếu tiền đến từ Bắc Kinh.

Tính đến năm 2020, Ủy ban Quốc tế Chống Miễn trừ ở Guatemala - một tổ chức chống tham nhũng - đã truy tố 660 cá nhân và quan chức cấp cao, dẫn đến 400 bản án hình sự. Cơ quan này không chịu hạn chế bởi một đảng chính trị duy nhất.

Trong một sự kiện của Viện Hudson hôm 30/8, Giám đốc chương trình của Viện Cộng hòa Quốc tế, ông Bernardo Rico, nói rằng Guatemala phải "đưa các thể chế chính trị của mình bước vào thế kỷ XXI". Ông tuyên bố rằng "sự xói mòn liên tục của các thể chế chính trị của Guatemala" không xảy ra chỉ sau một đêm mà kéo dài hàng thập kỷ.

Cuối cùng, chính quyền mới sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn chống lại nạn tham nhũng cố hữu ở Guatemala, nhưng cả bà Tsukerman và ông Hoffmann đều cho rằng đầu tư kinh tế lớn hơn từ Trung Quốc cũng sẽ làm phức tạp thêm vấn đề này.

Về việc liệu việc mở rộng các thỏa thuận thương mại và đầu tư với Bắc Kinh có mang lại lợi ích cho người dân Guatemala hay không, ông Hoffmann nói: “Có thể điều này sẽ mang lại lợi ích cho tầng lớp thượng lưu tham nhũng và tiền có thể chảy từ tầng lớp thượng lưu xuống tầng lớp thấp hơn trong xã hội".

Con đường chông gai phía trước

Lộ trình đến lễ nhậm chức tháng 1/2024 của ông Arévalo đã vấp phải nhiều trở ngại kể từ khi ông công bố thắng cử ngày 20/8.

Trong tuần hỗn loạn sau chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 27/8, Tòa án Bầu cử Tối cao Guatemala đã đình chỉ hoạt động đối với đảng Phong trào Hạt giống (Movimiento Semilla) của Tổng thống đắc cử Bernardo Arevalo do những động thái bất thường liên quan việc đăng ký hoạt động của đảng này.

Ông Rafael Curruchiche, người đứng đầu Văn phòng Công tố viên đặc biệt chống miễn trừ của Bộ Tư pháp, đã mở cuộc điều tra và kích động việc đình chỉ. Tuy nhiên, Tòa án Bầu cử Tối cao Guatemala đã lật lại quyết định này vào ngày 3/9.

Ông Arévalo đã chỉ trích việc đình chỉ là một âm mưu đảo chính của các thành viên trong phe đối lập. Trong khi đó, đối thủ bầu cử của ông là ông Sandra Torres đã đệ đơn khiếu nại cùng tuần đó vì cho rằng có gian lận bầu cử.

Ngoài những xung đột quyền lực nội bộ, ông Rico tin rằng người dân Guatemala giờ đây đơn giản là đã mất niềm tin vào nền dân chủ.

Trong cuộc thảo luận tại Viện Hudson hôm 30/8, ông nhấn mạnh một cuộc thăm dò gần đây cho thấy niềm tin của người Guatemala vào nền dân chủ ở mức 56% vào năm 1996, khi một hiệp định hòa bình giữa chính phủ Guatemala và phiến quân Marxist chấm dứt 36 năm nội chiến. Trong khi đó, đến năm 2022, con số này đã giảm mạnh xuống còn 37%.

Ông Rico cho biết hiện nay 31% người dân Guatemala thờ ơ với chính quyền độc tài.

Sự thờ ơ ngày càng tăng đối với các chế độ toàn trị không phải là điềm lành đối với người Guatemala khi tân nguyên thủ quốc gia của họ mong muốn tăng cường quan hệ với Bắc Kinh.

Bà Tsukerman nói: “Sự cố thủ kinh tế của Trung Quốc sẽ khó ngăn chặn hoặc khó phá vỡ hơn nhiều”.

Bà lập luận rằng Hoa Kỳ đang gặp bất lợi trong việc giảm thiểu sự chuyển dịch kinh tế quan trọng này vì Washington không trực tiếp tham gia vào việc phát triển cơ sở hạ tầng hoặc hỗ trợ cho các sáng kiến ​​địa phương quy mô lớn ở Guatemala.

Bà Tsukerman dự đoán: “Trung Quốc chắc chắn sẽ tận dụng lợi thế đó và xuất hiện như một người chú nhân từ… với rất nhiều tiền để trang trải cho những nhu cầu trước mắt”.

“Chắc chắn rằng việc mở rộng thương mại với Trung Quốc sẽ gia tăng căng thẳng cho mối quan hệ của Guatemala với Mỹ và đặc biệt là Đài Loan”, bà Tsukerman kết luận.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Guatemala thắt chặt quan hệ với Trung Quốc liệu có làm 'lung lay' mối bang giao với Mỹ và Đài Loan?