Hoa Kỳ muốn tiếp cận thêm các căn cứ quân sự ở Philippines

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm thứ Năm (14/9), một tướng Mỹ cho hay nước này đang tìm cách giành quyền tiếp cận nhiều căn cứ quân sự hơn ở Philippines theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) giữa hai nước.

Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc John Aquilino, tuyên bố rằng ông và người đứng đầu quân đội Philippines Romeo Brawner đã "đưa ra khuyến nghị" với các cơ quan cấp cao của họ về việc mở rộng các căn cứ EDCA.

Hãng thông tấn Philippine News Agency dẫn lời ông cho hay: "Chúng tôi đang thảo luận, nhưng mọi người đều có cấp trên và cả hai chúng tôi đều có cấp trên. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ tổ chức những cuộc thảo luận này một cách bí mật và cho phép các nhà quản lý của chúng tôi có chút thời gian trong việc quyết định cách thức tiến hành".

Đô đốc Aquilino, người đang ở Manila để thảo luận về hợp tác quốc phòng song phương, cũng tuyên bố rằng các đồng minh đang nỗ lực hoàn tất thỏa thuận tăng cường chia sẻ thông tin tình báo.

Đầu năm nay, hai nước đã đồng ý cho phép binh lính Mỹ tiếp cận 4 cơ sở quân sự mới ở Philippines, bên cạnh 5 cơ sở đã có theo EDCA.

Ba trong số bốn căn cứ mới nằm gần Đài Loan và một địa điểm gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, nơi Philippines và Trung Quốc gần đây đã xảy ra xung đột vì tranh chấp lãnh thổ.

Theo Đô đốc Aquilino, Mỹ có kế hoạch đầu tư khoảng 110 triệu USD vào 9 căn cứ này để nâng cao năng lực của lực lượng Philippines và cung cấp cho binh lính Mỹ cơ sở hạ tầng mà họ cần.

Theo ông Brawner, chính phủ Philippine cũng đang phân bổ nguồn lực để phát triển những căn cứ này.

Ông nói thêm: “Điều đó thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc tăng cường hợp tác hơn nữa, đảm bảo rằng quân đội của cả hai nước đều được chuẩn bị và trang bị tốt để ứng phó với những thách thức an ninh và khủng hoảng nhân đạo ngày càng gia tăng”.

Bắc Kinh trước đây đã cảnh báo rằng việc mở rộng các địa điểm EDCA sẽ “gây nguy hiểm nghiêm trọng cho hòa bình và ổn định khu vực” và “kéo Philippines vào vực thẳm của xung đột địa chính trị và gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế của nước này”.

Tàu Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Philippines

Philippines lo ngại về sự xâm lấn của Trung Quốc đối với các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, cũng như các cuộc tập trận quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quanh Đài Loan, nơi nước này có chung đường biên giới trên biển ngoài khơi eo biển Luzon.

Theo Cảnh sát biển Philippines (PCG), bốn tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc và bốn tàu dân quân biển đã tập trung xung quanh các tàu của họ vào ngày 8/9 trên Bãi cạn Ayungin (còn gọi là Bãi cạn Thomas thứ hai).

Theo PCG, các tàu Trung Quốc đã tham gia vào "các cuộc diễn tập nguy hiểm" khi các tàu PCG đang hộ tống các tàu thực hiện nhiệm vụ tiếp tế đến một đồn lính, gây nguy hiểm cho sự an toàn của các thuyền viên.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cho biết ông lo ngại về "hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo bất cứ quy định nào" của Trung Quốc, cũng như "việc quân sự hóa các thực thể cải tạo ở Biển Đông".

PCG dẫn lời ông Philippines Ferdinand Marcos Jr. nói hôm 9/9, cho hay: “Chúng ta phải phản đối việc sử dụng lực lượng nguy hiểm của Trung Quốc để bảo vệ bờ biển và tàu dân quân của mình biển ở Biển Đông”.

Ông Marcos trước đó cho biết Philippines sẽ kiên trì theo đuổi các phương pháp đối thoại và ngoại giao, nhưng ông nói thêm sẽ không cho phép nước này " Chiếm lấy bất kỳ lãnh thổ nào của Philippines".

Bắc Kinh tuyên bố phần lớn Biển Đông thuộc lãnh thổ của mình. Năm 2016, Tòa án La Hay đứng về phía Philippines trong các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, nhưng Trung Quốc không đồng ý với phán quyết này.

Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng xung đột với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về yêu sách của nước này ở Biển Đông.

Tháng trước, ĐCSTQ đã công bố bản đồ quốc gia “tiêu chuẩn”, nêu bật các tuyên bố chủ quyền rộng lớn của mình ở Biển Đông. Bản đồ hiện có “đường 10 đoạn” thay vì “đường 9 đoạn” như trước đây (được sử dụng để đưa ra yêu sách trên vùng biển tranh chấp), trong đó có một đoạn bổ sung ở phía đông của Đài Loan.

Bản đồ này cũng bao gồm bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và Aksai Chin ở biên giới Himalaya - khu vực tranh chấp mà cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tuyên bố chủ quyền, và lãnh thổ đảo Bolshoy Ussuriysky của Nga.

Năm quốc gia láng giềng, trong đó có Philippines, đã phản đối bản đồ mới của Trung Quốc, và cho rằng nó trùng lặp với các yêu sách lãnh thổ của họ. Đài Loan cũng bác bỏ bản đồ này và khẳng định họ không phải là một phần của Trung Quốc.

Philippines tuyên bố rằng bản đồ mới là nỗ lực của Trung Quốc nhằm hợp pháp hóa chủ quyền và quyền tài phán của nước này đối với các thực thể và vùng biển của Philippines ở Biển Đông. Philippines cũng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết: “Philippines kêu gọi Trung Quốc nên hành động có trách nhiệm và tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo UNCLOS cũng như Phán quyết Trọng tài cuối cùng và mang tính ràng buộc năm 2016”.

Lam Giang tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Hoa Kỳ muốn tiếp cận thêm các căn cứ quân sự ở Philippines