Hoa Kỳ lên kế hoạch giúp Việt Nam đấu giá quyền khai thác đất hiếm, thách thức sự thống trị của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việt Nam có kế hoạch khởi động lại mỏ đất hiếm lớn nhất vào năm tới, dự kiến ​​sẽ giúp các nước thoát khỏi sự phụ thuộc vào ĐCSTQ. Có thông tin cho rằng chính phủ Việt Nam có kế hoạch khởi động dự án với sự giúp đỡ của phương Tây.

Bà Emily Blanchard, chuyên gia kinh tế trưởng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hôm thứ Tư (25/10) cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng giúp Việt Nam đấu giá quyền khai thác đất hiếm.

“Nếu Việt Nam chọn tìm kiếm sự hỗ trợ để đấu giá, chúng tôi sẽ sẵn lòng giúp đỡ”, bà Emily Blanchard phát biểu tại Hà Nội khi được hỏi về khả năng Việt Nam đấu giá các nhượng quyền mới đối với các mỏ đất hiếm chưa khai thác.

Bà Tessa Kutscher, giám đốc điều hành cấp cao của Công ty Khoáng sản Blackstone của Úc, nói với Reuters vào tháng trước rằng chính phủ Việt Nam có kế hoạch tổ chức đấu thầu nhiều lô thuộc mỏ Đông Pao (Tỉnh Lai Châu) lớn nhất trước cuối năm nay.

Mỏ Đông Pao được cho có trữ lượng đất hiếm chưa được khai thác lớn nhất thế giới.

Bà Blanchard cho biết hỗ trợ kỹ thuật của Hoa Kỳ dành cho các nước đối tác có thể mở rộng sang việc hỗ trợ các cuộc đấu thầu được chuẩn bị kỹ lưỡng "để tạo ra lợi ích tối đa".

Thách thức sự thống trị về đất hiếm của Trung Quốc

Sự kiện này diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Việt Nam. Vào thời điểm đó, ông đã ký một thỏa thuận nhằm tăng cường khả năng thu hút các nhà đầu tư mua trữ lượng đất hiếm của Hà Nội, một động thái có thể làm giảm sự phụ thuộc của thế giới vào Trung Quốc về đất hiếm.

Trung Quốc là quốc gia thống trị ngành đất hiếm và ĐCSTQ đã nhiều lần lợi dụng điều này. Ví dụ, năm nay, Bắc Kinh đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với gali và gecmani được sử dụng trong chất bán dẫn. Tuy nhiên, các nước đang tìm kiếm các nguồn thay thế Trung Quốc về trữ lượng khoáng sản đất hiếm. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai. Nhưng những loại đất hiếm này phần lớn vẫn chưa được khai thác.

Tuyên bố của bà Blanchard nhấn mạnh ý định của Hoa Kỳ nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong các lĩnh vực quan trọng.

Chính phủ Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu nhiều lô mỏ Đông Pao trước cuối năm nay. Theo Geopolitica.info đưa tin ông Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE), cho biết thời gian đấu giá có thể thay đổi nhưng chính phủ vẫn có ý định khởi động lại mỏ vào năm sau. Công ty này là nhà máy lọc dầu chính của đất nước và là đối tác của Blackstone trong dự án.

Các chuyên gia coi đây là bước tiến lớn hướng tới mục tiêu xây dựng chuỗi cung ứng đất hiếm của quốc gia Đông Nam Á này (Việt Nam), bao gồm phát triển khả năng tinh chế quặng thành kim loại dùng trong nam châm cho xe điện, điện thoại thông minh và tua-bin gió. Điều này sẽ mang lại hy vọng cho nhiều quốc gia. Nhiều quốc gia lo lắng về việc dễ bị gián đoạn nguồn cung do sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các khoáng sản chiến lược và tranh chấp với Hoa Kỳ và các đồng minh.

Theo New Straits Times, nhà máy Toho dự kiến ​​sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2024. Sản lượng của nhà máy Toho có thể thấp hơn một chút so với Mountain Pass, California, một trong những mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới, nơi sản xuất 43.000 tấn oxit đất hiếm REO vào năm 2022. Ngoài ra, Việt Nam còn có kế hoạch phát triển thêm nhiều mỏ. Vào tháng 7 năm nay, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, sản xuất 60.000 tấn oxit đất hiếm tương đương mỗi năm. Trong khi đó, Bắc Kinh đặt ra hạn ngạch nội địa là 210.000 tấn vào năm ngoái.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, sản lượng của Việt Nam đã tăng từ 400 tấn vào năm 2021 lên 4.300 tấn vào năm 2022 và xếp hạng sản lượng khai thác đất hiếm của Việt Nam tăng từ thứ mười lên thứ sáu.

Ông David Merriman, nhà phân tích nghiên cứu tại công ty tư vấn Project Blue, cho biết các mục tiêu này sẽ khiến Trung Quốc gặp bất lợi vì tiềm năng hợp tác to lớn giữa Mỹ và Việt Nam sẽ thách thức sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực đất hiếm.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Hoa Kỳ lên kế hoạch giúp Việt Nam đấu giá quyền khai thác đất hiếm, thách thức sự thống trị của Trung Quốc