Nghiên cứu: Rác thải khẩu trang toàn cầu tăng 84 lần chỉ trong 6 tháng đầu đại dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khẩu trang được xem là một biện pháp bắt buộc trên khắp thế giới nhằm đối phó với đại dịch Covid-19. Chính sách này góp phần làm gia tăng 8.000% mức độ ô nhiễm rác thải từ khẩu trang. Các nhà khoa học kêu gọi các nhà chức trách xem xét khuyến khích sản xuất và sử dụng các sản phẩm PPE tái sử dụng trong tương lai.

Ngày 9/12, tạp chí khoa học Natura Sustainability đã công bố kết quả nghiên cứu kiểm tra mối tương quan giữa rác thải từ đồ bảo hộ cá nhân (PPE) với chính sách phòng dịch, khuyến cáo sử dụng PPE để phòng dịch của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và 11 chính phủ, gồm: Úc, Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, New Zealand, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Các nhà khoa học đã kiểm tra hai triệu bản ghi dữ liệu từ Litterati, một trang web chuyên theo dõi, chụp ảnh và gắn thẻ vị trí của rác.

Họ phát hiện ra rằng tỷ lệ khẩu trang trong rác tăng theo cấp số nhân kể từ khi WHO lần đầu tiên công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe vào tháng 3/2020 đến tháng 10/2020.

Điều này dẫn đến lượng rác thải khẩu trang 84 lần (8.400%) so với năm trước. Trước dịch, rác thải từ khẩu trang y tế chiếm dưới 0,01% lượng rác thải toàn cầu; hiện đã lên hơn 0,8%.

Các tác giả của nghiên cứu này cho biết: "Việc đưa ra các chính sách đeo khẩu trang phòng dịch đã có tác động rõ ràng đến động lực xả rác của PPE. Rác thải khẩu trang trước khi có luật chỉ chiếm 0,01% tổng rác thải toàn cầu; giờ đã tăng theo cấp số nhân sau khi quy định bắt buộc ra đời”.

Nghiên cứu kết luận: “Khi sóo lượng các quốc gia công bố chính sách sử dụng khẩu trang bắt buộc trong đại dịch tăng lên, rác thải khẩu trang cũng tăng đáng kể trong tỷ lệ phần trăm rác thải toàn cầu."

Các chuyên gia ghi nhận sự gia tăng và giảm xuống khác nhau của găng tay và khăn lau tay ướt xả rác trong quá trình diễn ra đại dịch.

Họ nói: “Sự xuất hiện của rác thải khẩu trang, găng tay và khăn ướt đã bị ảnh hưởng bởi khuyến nghị vệ sinh tay, bề mặt vật thể trong đại địch”.

Trong số 9 quốc gia được kiểm tra, Vương quốc Anh đóng góp tỷ lệ rác thải khẩu trang, găng tay và khăn ướt cao nhất, chiếm hơn 5% trong tổng rác thải từ tháng 8 đến tháng 10/2020.

Keiron Roberts, thành viên nghiên cứu tại Đại học Portsmouth, Vương quốc Anh, cho biết không có sự gia tăng xả rác thải PPE đáng kể ở Úc vì nước này thực hiện phong toả cứng; hạn chế di chuyển trên toàn quốc. Chính sách này đã hạn chế nhu cầu đeo khẩu trang; vì thế hạn chế xả thải khẩu trang.

Thanh Đoàn

(Theo The Epoch Times)



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: Rác thải khẩu trang toàn cầu tăng 84 lần chỉ trong 6 tháng đầu đại dịch