Quân đội Nga thương vong 360.000 lính, Mỹ đình chỉ viện trợ cho Ukraine?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kể từ sau khi cuộc chiến ở Ukraine khai màn cho đến nay, con số thương vong của Nga đã vượt quá 300.000 quân nhân. Số liệu này do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, hơn nữa chính ông Putin cũng đã thừa nhận.

Thương vong của Nga lên tới 360.000 người?

Nếu nói con số tử vong và bị thương của binh lính Nga lên tới 110.000 người hoặc 360.000 người, cả 2 con số trên đều có thể giải thích được thông. Nhưng xem ra thì con số thương vong 360.000 là đáng tin cậy hơn. Chỉ trong tuần trước, chính phủ Hoa Kỳ đã giải mật thông tin tình báo của chính mình. Chúng ta hãy xem báo cáo này của tờ Wall Street Journal, tình báo Mỹ đánh giá rằng cuộc chiến ở Ukraine đã phá hủy bộ máy quân sự của Nga. Gần 90% quân nhân trước chiến tranh của nước này đã thiệt mạng hoặc bị thương. Hàng nghìn xe tăng chiến đấu đã bị tiêu diệt. Hiện đã có 315.000 lính Nga thiệt mạng hoặc bị thương, chiếm 87% trong tổng số 360.000 quân nhân của Quân đội Nga huy động cho trận chiến Ukraine. Ngoài ra, Nga còn tổn thất gần 2/3 lực lượng xe tăng.

Theo thống kê từ ORYX, tổ chức thống kê bên thứ ba thì lực lượng Nga đã mất ít nhất 2.541 xe tăng. Cơ quan này xác nhận việc số lượng xe tăng bị tổn thất dựa trên video và hình ảnh, con số thiệt hại thực tế của Nga rõ ràng là sẽ cao hơn và có thể lên tới gần 3.000 chiếc xe tăng.

Cũng chính là nói, thông qua tổ chức thống kê bên thứ ba ORYX, phân tích tình báo Mỹ và lời phát biểu của chính ông Putin, chúng ta có thể biết được tổng số thương vong đại khái trước mắt của Nga. Trước đó, con số thương vong của Nga chỉ riêng ở thành phố Bakhmut đã vào khoảng 100.000 người. Vào tháng 5 năm nay,, người đứng đầu Tập đoàn Wagner là ông Prigozhin, cho biết, 20.000 binh sĩ Wagner đã thiệt mạng ở Bakhmut, một nửa trong số đó là tội phạm được chiêu mộ từ các nhà tù. Đây chỉ là con số thương vong của tập đoàn Wagner tham gia vào cuộc tấn công ở thành phố Bakhmut. Ngoài ra còn có Sư đoàn lính dù Nga, hiện chúng ta còn không biết con số thương vong cụ thể của lính dù.

Từ số người tử vong tại mặt trận, chúng ta có thể suy đoán được tổng số thương vong. Trong Thế chiến thứ hai, tỷ lệ thương vong thông thường là 3 trên 1, tức là cứ ba người bị thương thì có một người tử vong. Nhưng hiện tại thuận theo điều kiện y tế được cải thiện, tỷ lệ thương vong trên chiến trường sẽ không cao như vậy, thông thường 5 trên 1, hoặc 8 trên 1 sẽ bình thường hơn. Như vậy nếu dựa trên tính toán này, thương vong của Nga chỉ riêng ở Bakhmut có thể từ 100.000 đến 150.000 người. Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, trong tổng số thương vong hơn 300.000 binh sĩ này của Nga, thì một phần ba đến một nửa trong số đều là ở khu vực Bakhmut này.

Tất nhiên, đối với những người ai ủng hộ Ukraine mà nói, nghe được Nga có con số thương vong cao như vậy là điều đáng mừng, nhưng cũng có tin xấu. Tại sao Hoa Kỳ lại công khai thông tin tình báo của mình với các thành viên Quốc hội và để truyền thông Mỹ đưa tin? Nguyên nhân cũng rất đơn giản, đó là sự ủng hộ dành cho Ukraine tại Quốc hội Mỹ ngày càng giảm sút, đặc biệt viện trợ quân sự gần như đã rơi vào trạng thái bế tắc trong vài tháng qua.

Vì vậy, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trình bày tình hình của mình với các thành viên Quốc hội, ý tứ cốt lõi chính là mặc dù chúng ta dùng tiền thuế của người Mỹ để hỗ trợ Ukraine, nhưng hiệu quả khởi được lại rất tốt, toàn bộ cỗ máy quân sự của Nga đã hoàn toàn sụp đổ, con số thương vong của họ đã lên tới hơn 300.000 và 2.500 xe tăng đã bị hư hại.

Như vậy, điều này lại liên quan đến một chủ đề khác mà chúng ta sẽ thảo luận đó là tại sao viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine lại bị đình trệ? Nó sẽ có tác động gì sau đó đến tình hình cuộc chiến ở Ukraine?

Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine bị đình trệ

Lần hỗ trợ gần đây nhất của Mỹ cho Ukraine là vào ngày 12/12, cách đây không lâu. Theo đó, Mỹ đã cung cấp 200 triệu USD vũ khí và thiết bị cho Ukraine, bao gồm đạn phòng không, đạn pháo, tên lửa chống bức xạ - cũng chính là tên lửa HARM, vũ khí hạng nhẹ, và các bộ phận linh kiện.

200 triệu USD trong một cuộc chiến thực sự chỉ như muối bỏ biển, mà trong đó lại không cung cấp bất kỳ loại vũ khí và trang bị hạng nặng nào, toàn bộ chỉ là các dạng các loại đạn dược.

Ở phần cuối cùng của tuyên bố này có một câu như vậy, rằng trừ khi Quốc hội Hoa Kỳ hành động để thông qua gói viện trợ mới, đây sẽ là một lần hỗ trợ an ninh cuối cùng mà Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Ukraine.

Nói cách khác, Hoa Kỳ sẽ rất khó có thể cung cấp hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine trước cuối năm nay. Tại sao nói như vậy? Bởi vì kỳ nghỉ lễ sắp bắt đầu ở Mỹ, trong hai tuần từ Giáng sinh đến năm mới này, Quốc hội Mỹ đang trong thời gian nghỉ lễ, mọi người đều trở về nhà sum họp gia đình, cùng nhau tận hưởng bầu không khí hạnh phúc hiếm khi có được này.

Hoa Kỳ là một nước dân chủ, Quốc hội do người dân bầu chọn, tiền thuế là do người dân nộp, vì vậy quyền lực quan trọng nhất của Quốc hội chính là sắp xếp ngân sách và giám sát chính phủ tiêu tiền như thế nào. Chính phủ Hoa Kỳ muốn chi tiền như thế nào? Nếu muốn lấy tiền ra viện trợ, cần phải được Quốc hội gật đầu chấp thuận.

Hoa Kỳ hiện đã cung cấp hơn 60 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Con số này có nhiều không? Con số này không ít, nhưng còn tùy thuộc vào việc bạn so sánh với ai. Đừng nói đến cuộc chiến xa xôi, hãy nói đến cuộc chiến gần đây ở Afghanistan, bắt đầu từ năm 2001, cuộc chiến ở Afghanistan đã kéo dài 20 năm, nước Mỹ đã chi bao nhiêu tiền? Chúng ta hãy xem số liệu thống kê từ Viện Nghiên cứu Watson nổi tiếng của trường đại học Brown ở Hoa Kỳ, theo thống kê của họ, Hoa Kỳ đã chi tổng cộng 2 nghìn tỷ đô-la Mỹ cho cuộc chiến ở Afghanistan, trung bình là 100 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Vì vậy, Mỹ đã chi 60 tỷ USD trong hai năm để giúp Ukraine đánh bại Nga. Số tiền này chi vậy có đáng hay không?

Có nhiều người lại nghĩ, tại sao bây giờ Quốc hội Mỹ lại từ chối tiếp tục viện trợ quân sự? Bên phía kiểm soát Hạ viện hiện giờ là Đảng Cộng hòa, Đảng Cộng hòa không phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine. Trước đây, khi ông Kevin McCarthy còn là Chủ tịch Hạ viện, đã chấp thuận viện trợ quân sự cho Ukraine. Bây giờ, cách tiếp cận của Đảng Cộng hòa là gộp chung việc viện trợ cho Ukraine với các vấn đề tài trợ ở biên giới phía nam của Hoa Kỳ.

Chủ tịch mới của Hạ viện Hoa Kỳ là ông Mike Johnson, có mối quan hệ rất tốt trong Đảng Cộng hòa, hơn nữa bản thân ông cũng là một tín đồ Cơ đốc giáo thành kính và có tư tưởng chính trị bảo thủ truyền thống, đặc biệt là ông nhận được sự ủng hộ từ nhiều phe phái khác nhau trong Đảng Cộng hòa. Ông không có kẻ thù trong Đảng Cộng hòa. Đây là lý do quan trọng khiến cuối cùng ông trở thành Chủ tịch Hạ viện. Chính ngay tuần trước, ông Zelensky bay sang Mỹ gặp ông Johnson, sau cuộc gặp, ông Zelensky bay về Ukraine mà không có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ như dự kiến ​​ban đầu.

Theo báo cáo từ trang Washington PostNew York Post, ông Zelensky đã nói với ông Johnson trong buổi hội đàm rằng, muộn nhất cho đến tháng 2 năm sau mới cần đến sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ, nhưng tư thế hỗ trợ Ukraine của Hoa Kỳ càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với tinh thần và tình trạng thiết bị. Câu này có ý gì đây? Ông Zelensky chính là nói, nội bộ Hoa Kỳ các ông có tranh chấp thế nào, tôi quản không nổi. Hỗ trợ thiết bị quân sự có thể chậm hơn một chút, trao cho chúng tôi vào tháng 2 năm sau cũng được; nhưng tiếng nói ủng hộ trên trường quốc tế thì các ông không thể dừng lại, các ông cần phải ủng hộ Ukraine.

Theo Fox News, sau cuộc họp, ông Johnson đã đưa ra tuyên bố rằng Hoa Kỳ ủng hộ Ukraine, nhưng trước tiên họ cần phải ổn định trật tự trong nước.

Định hướng tương lai và tác động của viện trợ quân sự cho Ukraine

Về vấn đề Mỹ viện trợ cho Ukraine hiện nay có 4 vấn đề chính, bao gồm. Thứ nhất, Mỹ sẽ rất khó có kế hoạch hỗ trợ quân sự cho Ukraine vào năm 2023.

Thứ hai, đại đa số đảng viên Cộng hòa và Dân chủ Mỹ đều ủng hộ Ukraine, sự khác biệt của họ nằm ở việc giải quyết các vấn đề trong nước và gộp chung các vấn đề quốc tế với các vấn đề trong nước lại với nhau. Có người nói rằng các nghị sĩ cực hữu ở Hoa Kỳ là phản đối viện trợ choa Ukraine. Thực tế là nghị sĩ của cả phe cực hữu và cực tả của Hoa Kỳ đều phản đối, và điều thú vị là rất nhiều người trong số họ cũng phản đối viện trợ quân sự cho Israel.

Thứ ba là Mỹ chắc chắn sẽ thỏa hiệp và đưa ra ngân sách mới vào tháng 1 và tháng 2 năm sau để chính thức hỗ trợ Ukraine và Israel cũng như giải quyết vấn đề tài trợ ở biên giới phía Nam.

Thứ tư là Mỹ đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến tình hình chung của chiến tranh. Nguyên nhân rất đơn giản, hiện tại Nga và Ukraine đã rơi vào thế bế tắc, Ukraine phản công đã thất bại, Nga không còn quá nhiều lực lượng để tấn công Ukraine. Huống chi hiện tại đang là mùa đông vốn rất lạnh, và không bên nào muốn đánh nhau.

Ngoài ra, chính trị là rất linh hoạt, mấy tháng trước, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố nói rằng họ đã tính sai giá vật tư hỗ trợ Ukraine và tính toán quá mức 10%. Nếu tính theo cách này, trong ngân sách mà Quốc hội giao cho Bộ Quốc phòng, thực tế vẫn còn 6,4 tỷ chưa được sử dụng. Khoản hỗ trợ bán vũ khí lẻ tẻ mà Hoa Kỳ cung cấp cho Ukraine thực ra đều bắt nguồn từ số tiền này. Trong số 6,4 tỷ đô la Mỹ, đại khái vẫn còn hơn 4 tỷ đô-la Mỹ để sử dụng. Nói cách khác, ngay cả khi Quốc hội Hoa Kỳ không đồng ý, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vẫn có thể tiếp tục viện trợ quân sự hơn 4 tỷ đô-la Mỹ cho Ukraine. Vì vậy, nếu không có gì khác xảy ra, Mỹ sẽ tiếp tục công bố kế hoạch viện trợ mới vào tháng 1 năm sau.

Đối với tình hình chiến trường Ukraine hiện nay, nếu không có sự hỗ trợ quân sự của Mỹ trong thời điểm hiện tại thì Ukraine sẽ không có một cuộc tấn công lớn nào, đây là lý do tại sao chúng ta có rất ít tin tức về Ukraine trong một, hai tháng qua. Quả thực, hiện tại cả hai bên đều đã hoàn toàn bước vào giai đoạn bế tắc, giai đoạn bế tắc này có lẽ sẽ còn kéo dài rất lâu.

Theo Epochtimes
Viên Minh biên dịch

Thế giới Quân sự


BÀI CHỌN LỌC

Quân đội Nga thương vong 360.000 lính, Mỹ đình chỉ viện trợ cho Ukraine?