Anh Quốc cần có biện pháp đáp trả chính sách ‘Ngoại giao bắt nạt’ của Bắc Kinh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một báo cáo mới từ Viện Chính sách tại Đại học King của London nhận định, phủ Anh cần khẩn trương xây dựng một chiến lược rõ ràng cho mối quan hệ với Trung Quốc.

Tác giả của bản báo cáo này là Charles Parton OBE - một nhà ngoại giao kỳ cựu đã dành 22 năm làm việc ở và tìm hiểu về Trung Quốc. Ông Parton lập luận rằng các chính sách mà chính phủ Anh Quốc áp dụng với Trung Quốc đã lỗi thời từ lâu.

Cụ thể, bản báo cáo cho biết, cách tiếp cận do cựu Thủ tướng David Cameron và cựu Bộ trưởng Tài chính George Osborne thông qua, họ là những người luôn đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu. Nhưng giờ đây cách tiếp cận này đã bị mất uy tín.

Nhà ngoại giao kỳ cựu Parton đã viết, chính sách “ngoại giao bắt nạt” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp dụng trong khi giải quyết các vấn đề liên quan đến virus Corona Vũ Hán càng khiến việc cải cách chính sách của chính phủ Anh càng trở nên cấp thiết.

Báo cáo nêu rõ: “Các hành vi của [ĐCSTQ] ở trong nước dường như không khác với hành vi của họ ở nước ngoài, một bài học rõ ràng từ chính sách ngoại giao bắt nạt gần đây liên quan đến COVID-19. ĐCSTQ coi sự không đồng tình là thái độ thù địch, chứ không phải là lời tuyên bố về quyền thực hiện sự việc theo một cách khác”.

Chính phủ Anh nhận được lời kêu gọi “ưu tiên nhiều hơn cho các giá trị, lợi ích và an ninh quốc gia của Vương quốc Anh; và không cho phép những điều này bị ảnh hưởng ​​bởi sự hợp tác kinh tế với Trung Quốc”.

Các văn phòng chính của Huawei ở Vương quốc Anh tại Reading, phía tây London, vào ngày 28/1/2020. (Daniel Leal-Olivas / AFP / Getty Images)
Các văn phòng chính của Huawei ở Vương quốc Anh tại Reading, phía tây London, vào ngày 28/1/2020. (Daniel Leal-Olivas / AFP / Getty Images)

Tác giả nhấn mạnh các hoạt động của ĐCSTQ mang tính ảnh hưởng ở Anh thông qua chính sách “Mặt trận thống nhất” của họ. Chính quyền Bắc Kinh tìm cách “thâu tóm” các chính trị gia của Vương quốc Anh ở bất kỳ đâu, và thường cố gắng “làm việc thông qua những người có thể ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ, gồm các cựu chính trị gia (đặc biệt là những người thuộc Thượng Nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), cựu công chức, doanh nhân, học giả cao cấp, hoặc các học giả trong các viện nghiên cứu.

Để chống lại các hoạt động như vậy, ông Parton gợi ý rằng, chính phủ Anh nên xem xét ban hành một Đạo luật đăng ký đại diện nước ngoài tương tự như của Hoa Kỳ, và noi theo ví dụ của chính phủ Úc để thiết lập vị trí Điều phối viên Can thiệp Đối ngoại Quốc gia.

Ông cũng khuyến khích chính phủ “nghiên cứu một cách cẩn thận” các biện pháp mà các quốc gia có cùng chí hướng áp dụng, đặc biệt là Đài Loan. Quốc đảo châu Á này là tuyến đầu, nơi liên tục phải đối phó với các hoạt động can thiệp của ĐCSTQ.

Bản báo cáo khuyến nghị rằng, chính phủ Anh cần đưa ra chính sách về sự tham gia của Trung Quốc vào các cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng của Vương quốc Anh và xem xét lại quyết định để Huawei tham gia vào mạng 5G của Anh “trễ nhất là vào cuối năm 2020”.

Về vấn đề Hong Kong, báo giới đã có lời khen ngợi khi chính phủ Anh thông báo cho phép người mang hộ chiếu hải ngoại Anh BNO được ở lại Anh, với cơ hội có thể trở thành công dân của Anh Quốc. Tuy nhiên, các báo này cũng chỉ ra rằng Anh Quốc chưa có nhiều biện pháp ngăn chặn ĐCSTQ.

Do đó, bản báo cáo khuyến nghị, Vương quốc Anh nên làm nhiều hơn để thúc đẩy việc công khai các vấn đề liên quan đến Hong Kong bằng cách kêu gọi các quốc gia khác lên tiếng, đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của G7, G20 và các cuộc họp quốc tế khác, và thậm chí đưa Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế .

Người biểu tình bị cảnh sát bắt giữ tại Vịnh Causeway, Hong Kong, vào ngày 1/7/2020. (Song Bilung / The Epoch Times)
Người biểu tình bị cảnh sát bắt giữ tại Vịnh Causeway, Hong Kong, vào ngày 1/7/2020. (Song Bilung / The Epoch Times)

Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất giữa các quốc gia có cùng chí hướng, gồm cả liên minh các nước thuộc nhóm Ngũ Nhãn “Five Eyes” cùng các nền dân chủ tự do khác ở Liên minh châu Âu và Châu Á. Cùng với các quốc gia này, Vương quốc Anh cần “thiết lập các cơ chế tiếp theo để tham vấn và hợp tác, nhằm đối phó với các thách thức đề ra trước sự trỗi dậy toàn cầu của ĐCSTQ”.

Một số đồng minh của Anh đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác.

Đầu tháng 6, sau khi Bắc Kinh đe dọa trừng phạt ngân hàng HSBC của Anh và phá vỡ các cam kết xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Anh trừ khi London cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng 5G, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo đã đưa ra tuyên bố: “Hoa Kỳ luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng minh của chúng tôi ở Anh với bất kỳ nhu cầu nào, từ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân an toàn và đáng tin cậy đến phát triển các giải pháp 5G đáng tin cậy để bảo vệ quyền riêng tư của công dân mình. Các quốc gia tự do hợp tác dựa trên tình bạn chân chính và mong muốn sự thịnh vượng chung, chứ không phải là quỳ gối chính trị và khấu đầu doanh nghiệp”.

Một đồng minh khác của “Five Eyes” là Úc cũng có chia sẻ tương tự.

Phát biểu tại Bài giảng tưởng niệm Gallipoli hàng năm ở London vào ngày 25/6, ông George Brandis, nhà ngoại giao hàng đầu của Úc tại Anh, đã nhấn mạnh việc ĐCSTQ gia tăng lợi dụng mạng xã hội phương Tây để tham gia vào một chiến dịch bóp méo thông tin về hệ thống y tế, chính trị và kinh tế. Việc này đã làm phức tạp hóa các biện pháp ứng phó y tế toàn cầu và những nỗ lực phục hồi kinh tế ở các nền dân chủ trên toàn thế giới.

Ông Brandis nhấn mạnh, Úc và Vương quốc Anh cần “sát cánh cùng nhau với tư cách là những nền dân chủ tự do để bảo vệ các thể chế và lối sống của chúng ta”.

Du Miên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Anh Quốc cần có biện pháp đáp trả chính sách ‘Ngoại giao bắt nạt’ của Bắc Kinh