Chuyên gia: Chiến lược hòa bình Ấn Độ - Thái Bình Dương là di sản của ông Abe trước mối đe dọa từ ĐCSTQ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chiến lược gia và cộng sự nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh của Đài Loan, bày tỏ sự tưởng nhớ về di sản của cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong suốt sự nghiệp của ông. Ông luôn nỗ lực xây dựng một chiến lược 'Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở' để có thể chống lại nỗ lực gây ảnh hưởng của Bắc Kinh. Bởi vì cố Thủ tướng Abe từ lâu đã nhận ra mối đe dọa từ ĐCSTQ.

Trong khi các nhà lãnh đạo toàn cầu tiếp tục gửi lời chia buồn tới gia đình của cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người bị ám sát vào ngày 8/7 trong khi đang có bài phát biểu về lộ trình tranh cử cho đảng của mình, các chuyên gia bày tỏ sự tưởng nhớ ông Abe vì những nỗ lực của ông trong việc dẫn dắt chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương: tiếp tục định hình thế giới lâu dài trong tương lai.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã mở rộng chuyến công du tới châu Á để thăm Tokyo gặp Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và đích thân gửi lời chia buồn tới Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và người dân Hoa Kỳ sau sự kiện bi thảm.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken (ở giữa) phát biểu trước giới truyền thông bên cạnh Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản Rahm Emanuel (ở giữa, bên phải) tại văn phòng thủ tướng Nhật Bản ở Tokyo, Nhật Bản, hôm 11/7/2022. (Ảnh: Kazuhiro Nogi/AFP/Getty Images)

Ông Blinken mô tả cố Thủ tướng Abe là một người ủng hộ trung thành của liên minh Hoa Kỳ - Nhật Bản, theo tờ NHK. Ông Blinken ca ngợi ông Abe vì đã đề cao tầm nhìn về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, đồng thời củng cố mối quan hệ với Hoa Kỳ và các quốc gia cùng chí hướng khác.

Ông Blinken nói: “Trong thời gian tại vị, Thủ tướng Abe đã nỗ lực hơn bất kỳ ai để nâng mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản lên một tầm cao mới".

Một Abe với tầm nhìn xa trông rộng

Cựu thành viên cố vấn của Hội đồng An ninh Quốc gia Đài Loan, Wong Ming-hsien, nói với The Epoch Times hôm 10/7 rằng, cố Thủ tướng Abe từ lâu đã nhận ra mối đe dọa từ ĐCSTQ.

Ông Abe đã đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lần lượt vào năm 2014 và 2016, tác động trực tiếp đến tuyên bố của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Tokyo vào tháng 11/2017 và báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về chiến lược này vào tháng 9/2021, theo ông Wong, người cũng là một giáo sư tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Các vấn đề Quốc tế của Đại học Tamkang.

Chiến lược gia Đài Loan và cộng sự nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh của Đài Loan, ông Su Tzu-Yun, nói rằng ông Abe đã chỉ định ĐCSTQ là mối đe dọa cuối cùng đối với hòa bình toàn cầu khi còn đương nhiệm, bất chấp các cuộc tranh luận giữa cánh tả và cánh hữu trong nội bộ Nhật Bản. Tuy nhiên, tầm nhìn của ông là một khuôn khổ xâm nhập Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc, điều chưa được giải đáp dưới thời cựu Tổng thống Obama.

Ông Abe nêu bật Chiến lược 'Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở' để có thể chống lại nỗ lực gây ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Chính trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump, các nhà lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản đã tái khởi động QUAD (Đối thoại An ninh Tứ giác), hiện đã trở thành một phần trong cấu trúc chiến lược của Mỹ.

Các chuyên gia cho biết: “Điều này làm nổi bật tầm nhìn của ông Abe về các vấn đề an ninh, vốn đã chứng tỏ hiệu quả đáng kể trong việc kiềm chế đầu ra của chủ nghĩa độc tài của ĐCSTQ".

Một Nhật Bản tự tin

Trong khi đó, di sản hòa bình của cố Thủ tướng Abe bao gồm việc ông vận động sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản, tìm kiếm bình thường hóa quân đội của đất nước.

“Ý tưởng của ông ấy chính là, nền hòa bình cần được đảm bảo bởi các lực lượng vũ trang. Quan điểm đó được ông Abe đề xuất cách đây gần 15 năm, nhưng mãi đến thời gian gần đây mới được chấp nhận", ông Su nói.

Chuyên gia lưu ý rằng, mục tiêu của ông Abe về việc sửa đổi hiến pháp và nâng cao khả năng quân sự của Nhật Bản là vì ĐCSTQ khó có thể thay đổi hệ thống độc tài của mình. Điều đó chính xác sẽ tạo ra các mối đe dọa đối với an ninh trong nước và khu vực của Nhật Bản.

Tàu hộ tống Kurama của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (MSDF) xuyên qua làn sương mù trong cuộc duyệt binh của hạm đội ngoài khơi Vịnh Sagami, tỉnh Kanagawa, vào ngày 18/10/2015. (Ảnh: Toru Yamanaka/AFP/Getty Images)

Trong khi gửi lời chia buồn đến cố Thủ tướng Nhật Bản và gia đình của ông, một số lượng lớn người dùng internet của Trung Quốc đã ăn mừng và xúc phạm ông trên các nền tảng mạng xã hội WeChat và Weibo của Trung Quốc, viện dẫn những cáo buộc mà ĐCSTQ đã sử dụng trong các chiến dịch tuyên truyền chống lại cựu thủ tướng, Bộ trưởng và các chính khách Nhật Bản.

Ông Su cho rằng sự việc này trên mạng xã hội Trung Quốc chính là hậu quả của những tuyên truyền tẩy não lâu dài của ĐCSTQ.

Ông nói: “ĐCSTQ hiểu sai về thái độ phòng thủ mà tất cả các nền dân chủ áp dụng đối với chế độ độc tài của nó là 'chống Trung Quốc'. “ĐCSTQ luôn đổ thêm dầu vào ngọn lửa của chủ nghĩa dân tộc trong nước. Đây mới chính là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình và an ninh trong khu vực".

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Chiến lược hòa bình Ấn Độ - Thái Bình Dương là di sản của ông Abe trước mối đe dọa từ ĐCSTQ