Chuyên gia: Chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ khó có thể hiện thực hoá nếu cắt giảm nhân sự

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo ông Mark Gunzinger, giám đốc đánh giá năng lực tại Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell, quân đội Mỹ khó có thể thực hiện được đầy đủ các yêu cầu của Chiến lược Quốc phòng cũng như trì hoãn quá trình hiện đại hóa kho vũ khí của nước này do hậu quả của nhiều năm cắt giảm nhân sự.

Ông Mark Gunzinger cho biết tại tại Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell: “Có một khoảng cách rất lớn giữa yêu cầu của chiến lược bảo vệ quốc gia mà Hải quân, Không quân, Lục quân và Thủy quân lục chiến yêu cầu". "Đó là hệ quả của ba thập kỷ cắt giảm nhân sự và trì hoãn hiện đại hóa kho vũ khí".

Để bù đắp cho thực tế đó và chuẩn bị cho một cuộc xung đột có thể xảy ra với Trung Quốc, Hoa Kỳ cần phải xem xét việc tăng cường sử dụng các hệ thống không người lái rẻ hơn, ông Gunzinger nói. Đặc biệt là các quan chức Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng ĐCSTQ có thể tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan vào năm 2027.

"Làm thế nào để quý vị rút ngắn khoảng cách đó và trong khung thời gian mà chúng ta đang nói đến?", ông nói. "Câu trả lời phụ thuộc vào hệ thống máy bay không người lái".

Hệ thống máy bay không người lái của Hoa Kỳ không có khả năng thực hiện sứ mệnh

Ông Gunzinger đưa ra các nhận xét trong hội nghị bàn tròn ngày 12/7 về vấn đề phát triển lực lượng không quân và hải quân do Viện Hudson, một tổ chức bảo thủ chủ trì.

Nhóm chuyên gia đã thảo luận về cách các hệ thống máy bay không người lái nâng cao khả năng sống sót và năng lực chiến đấu của các đơn vị quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, ngay cả khi quân đội phải đối mặt với mức độ sẵn sàng chậm chạp.

Một trong những dấu hiệu suy giảm khả năng sẵn sàng quân sự được đưa ra thảo luận là sự sụt giảm trong một thập kỷ của các hệ thống có khả năng thực hiện nhiệm vụ. Đây là một xu hướng rõ ràng nhất ở Hải quân và Thủy quân lục chiến, những lực lượng sẽ chịu trách nhiệm cho hầu hết các cuộc giao tranh trong trường hợp xung đột với Trung Quốc.

Theo bà Diana Maurer, giám đốc quản lý năng lực quốc phòng tại Văn phòng Trách nhiệm của Chính phủ, cho hay ví dụ có lẽ là 'chói tai' nhất chính là việc suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu, khoảng 50% máy bay chiến đấu F-18 Super Hornet của quân đội được đánh giá là không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ.

“Khi một nửa số máy bay của quý vị không thể bay lên không trung để thực hiện một nhiệm vụ duy nhất, điều đó thực sự làm mờ khả năng thực hiện một số hoạt động mà Hải quân và những lực lượng khác muốn thực hiện", bà nói. "Đó là một mối quan tâm".

Bà Maurer cho biết cũng có những lo ngại tương tự đối với một số tàu thường được sử dụng để phóng máy bay như vậy. Bà cũng nhấn mạnh rằng, việc tồn đọng và trì hoãn bảo dưỡng định kỳ trên các tàu hải quân đang ảnh hưởng rất tiêu cực đến năng lực của quân đội.

Để đạt được mục tiêu đó, bà cho biết các ngành dịch vụ khác nhau sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để vượt qua “sự thiên vị về thể chế” và tích hợp với nhau để có thể giành được lợi thế trong một cuộc xung đột ở Thái Bình Dương.

“Họ sẽ phải phối hợp cùng nhau theo một cách tích hợp hơn, liền mạch hơn nhiều để biến điều đó thành khả thi”, ông Maurer nói.

Hoa Kỳ chưa sẵn sàng cho xung đột với Trung Quốc

Theo ông Bryan Clark, một thành viên cấp cao tại Viện Hudson, Hoa Kỳ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để giành lại vị thế cao chống lại Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Ông Clark nói: “Thách thức chính mà Hoa Kỳ đang đối mặt là mối đe dọa tên lửa do Trung Quốc gây ra. "Về cơ bản, Trung Quốc có khả năng vươn xa hàng nghìn dặm từ bờ biển của mình và đe dọa các nhóm tấn công tàu sân bay ... với một số lượng lớn vũ khí tấn công chính xác".

Do đó, ông nói, các lực lượng Mỹ có thể sẽ cần phải hoạt động trong một môi trường bị hạn chế cao, cách xa bờ biển Trung Quốc từ 1.000 đến 1.500 hải lý để đạt được hiệu quả. Tuy nhiên, Washington sẽ phải đối mặt với thách thức lớn nhất trước máy bay Trung Quốc là một lượng lớn tên lửa hành trình và bom.

Ông Clark và đồng nghiệp tại Viện Hudson, Timothy Walton, là đồng tác giả của một báo cáo (pdf) về vấn đề này hồi đầu năm. Trong tài liệu này, họ nêu ra quan điểm rằng Hải quân và Thủy quân lục chiến nên lựa chọn trang bị nhiều máy bay F-18 hơn và hạn chế máy bay đắt đỏ F-35.

Các chuyên gia cho biết, lợi thế hoạt động của F-35 sẽ bị vô hiệu hóa do chúng phải đóng quân cách xa lực lượng Trung Quốc. Mỹ có thể tạo ra sự khác biệt hiệu quả hơn nhiều thông qua các hoạt động đối không phân tán dựa vào các máy bay không người lái hơn và hệ thống phòng không tầm ngắn được bố trí nhiều lớp.

Tuy nhiên, đó có thể không phải là hướng mà Hải quân nghĩ đến.

Ông Clark nói: “Sự tham gia của chúng tôi với Hải quân cho thấy họ đang nghĩ đến việc trang bị vũ khí tầm xa hơn để đối phó với thách thức. “Về cơ bản, họ bị hạn chế bởi thực tế là danh mục máy bay tấn công trong tương lai của họ là F-35 và F-18, họ không có máy bay nào có khả năng thâm nhập cao hơn”.

Cuối cùng, ông Clark chiến lược này có thể không phù hợp về quy mô. Do đó, báo cáo của ông và Walton đề xuất đại tu tàu sân bay Mỹ để chỉ tập trung vào năng lực tấn công trong khi chuyển các năng lực hoạt động khác sang các tài sản trên đất liền và trong không gian vũ trụ.

Huyền Anh



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ khó có thể hiện thực hoá nếu cắt giảm nhân sự