Cuộc chiến chống lại đức tin bằng mọi giá của Giang Trạch Dân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giang Trạch Dân - được các nhà hoạt động nhân quyền mệnh danh là 'một trong những bạo chúa tàn độc nhất trong lịch sử nhân loại' - đã qua đời vào ngày 30/11, nhưng chiến dịch trấn áp môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công mà ông ta phát động vẫn chưa dừng lại.

Năm 1999 là một bước ngoặt lịch sử trong cuộc đời của hơn 100 triệu người dân Trung Quốc. Giang Trạch Dân, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ, đã phát động một cuộc bức hại trên toàn quốc đối với những người ủng hộ môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công.

Trong 23 năm qua, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ trong các trại lao động, bệnh viện tâm thần, trung tâm cai nghiện ma túy, nhà tù đen không chính thức hoặc các cơ sở giam giữ khác.

Cuộc bức hại đã dẫn đến vô số cái chết của những học viên Pháp Luân Công do bị phỉ báng, tra tấn và sát hại có tổ chức thông qua mổ cướp nội tạng. Những người sống sót đã phải gánh chịu những thống khổ về thể chất cũng như tài chính và tâm lý do hậu quả của những hành động tàn bạo vẫn tiếp diễn.

Họ đã phải hứng chịu sự tàn bạo này chỉ vì kiên định với đức tin vào Chân - Thiện - Nhẫn, các nguyên tắc cốt lõi của môn tu luyện Pháp Luân Công.

Chiến dịch trấn áp tàn bạo đã khiến Giang trở thành lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên phải đối mặt với các vụ kiện từ trong và ngoài nước. Năm 2009, Giang nằm trong số năm lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc bị truy tố ở Tây Ban Nha vì tội tra tấn và diệt chủng đối với những người ủng hộ môn tu luyện tinh thần này.

Giang Trạch Daan tà ác vô độ, triều đại thối nát của Giang Trạch Dân ở Trung Quốc, Giang Trạch Dân thanh trừng phe đối lập chính trị
Giang Trạch Dân tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 08/11/2012. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Kẻ chủ mưu

Giang đã một tay phát động và huy động toàn bộ sức mạnh của nhà nước để thực hiện chiến dịch trấn áp tàn bạo này.

Giang tỏ ra háo hức khi kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho chiến dịch trấn áp này đến nỗi, trong cuộc họp thường niên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 9/1999 - chỉ hai tháng sau khi cuộc đàn áp bắt đầu - Giang đã đưa cho Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Bill Clinton một cuốn sách phỉ báng Pháp Luân Công với hy vọng thuyết phục ông Clinton có thái độ “đúng đắn” đối với môn tu luyện này, tờ Associated Press đưa tin vào thời điểm đó.

“Cuốn sách tiếng Anh dày 150 trang là một loạt tuyên truyền không ngừng nghỉ của các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc", bài báo của tờ AP cho biết.

Sự thù hận của Giang đối với môn tu luyện tâm linh này một phần được cho là xuất phát từ sự ghen tị và bất an. Giang không thể chịu được mức độ phổ biến rộng rãi của Pháp Luân Công, gần như cứ 13 người Trung Quốc thì có một người theo tập môn này.

Theo loạt bài được The Epoch Times xuất bản năm 2011 có tựa đề: "Anything for Power: The Real Story of Jiang Zemin" (tạm dịch: Bất chấp tất cả vì quyền lực: Câu chuyện có thật về Giang Trạch Dân), vợ của Giang là bà Vương Dã Bình (Wang Yeping) cũng từng tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1994. Vào một buổi tối khi đang luyện công, bà cảm giác như có ai đó đang bắt chước các động tác của mình. Sau khi mở mắt ra, bà phát hiện đó không ai khác chính là Giang.

Xấu hổ và tức giận vì bị bắt quả tang, Giang đã ra lệnh cho bà Vương Dã Bình ngừng tu luyện.

“Vợ tôi cũng tin Lý Hồng Chí, vậy thì ai sẽ tin tôi, Tổng Bí thư ĐCSTQ?", Giang thốt lên, đề cập đến người sáng lập pháp môn tu luyện này - Đại sư Lý Hồng Chí.

Quyết định trấn áp một trong những cộng đồng tâm linh lớn nhất của Trung Quốc lúc bấy giờ không nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong nội bộ Đảng.

Vẫn theo bài báo của tờ AP, sáu trong số bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ đã phản đối ý tưởng đàn áp môn tu luyện này của Giang. Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ, ông Chu Dung Cơ, đã khuyên Giang rằng, một động thái như vậy sẽ làm hoen ố hình ảnh của đất nước và ĐCSTQ chỉ nên "để cho người dân tu luyện như thường lệ".

Giang bật dậy và chỉ tay vào ông Chu Dung Cơ, thốt lên: "Đồ ngốc! Ngu ngốc! Ngu ngốc! Đó sẽ là ngày tàn của Đảng và đất nước!".

Giang tuyên bố: “Nếu không giải quyết [tận gốc] vấn đề Pháp Luân Công ngay lập tức, thì chúng ta sẽ phạm phải một sai lầm lịch sử".

Giang Trạch Dân chính là người đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo người tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay. (Ảnh qua Tân Sinh)
Giang Trạch Dân chính là người đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo người tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay. (Ảnh qua Tân Sinh)

Đàn áp bằng mọi giá

Theo bài báo của AP, Giang đã đưa ra tuyên bố trên vào ngày 26/4/1999, chỉ một ngày sau khi 10.000 học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa gần trụ sở chính quyền ở Trung Nam Hải, kêu gọi quyền tự do thực hành đức tin và yêu cầu chính quyền thả hàng chục học viên bị giam giữ một ngày trước đó.

Trong một cuộc gặp với một số đại diện của Pháp Luân Công, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với môn tu luyện này. Nhưng Giang, người lên nắm quyền sau thảm kịch Thiên An Môn một thập kỷ trước, vẫn tiếp tục đẩy mạnh cuộc đàn áp.

Đọc thêm:

Vì sao ĐCS Trung Quốc muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P1): Pháp Luân Công là gì?

Nạn mổ cướp tạng sống học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

Tác dụng chữa bệnh khỏe người của Pháp Luân Công dưới góc độ khoa học

Cựu quan chức Hoa Kỳ: Cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc là một cuộc Diệt chủng

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm các bài giảng đạo đức dựa trên các nguyên lý phổ quát Chân - Thiện - Nhẫn cùng với các bài tập thiền định hàng ngày. Kể từ khi được giới thiệu ở Trung Quốc vào năm 1992, môn tập này đã trở nên phổ biến, ước tính có khoảng 70 triệu đến 100 triệu người theo tập ở Trung Quốc.

Giang đã phát động cuộc đàn áp vì lo sợ sự nổi tiếng của môn này sẽ là mối nguy đối với chế độ độc tài của ĐCSTQ.

Các phương thức tra tấn học viên Pháp Luân Công bên trong nhà tù ở Trung Quốc. (Ảnh: minghui.org)

Năm 1999, Giang đã thành lập một tổ chức giống như Gestapo của Đức Quốc Xã có tên là "Phòng 610", vượt qua khuôn khổ pháp lý của Trung Quốc, thực hiện một chiến dịch mở rộng nhằm xóa sổ Pháp Luân Công.

Cuộc bức hại toàn diện được phát động một tháng sau đó. Các phương tiện truyền thông nhà nước ở tất cả các cấp đã đẩy mạnh một chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ phỉ báng môn tu luyện và hạ thấp nhân tính của các học viên, trong khi những người kiên định với đức tin phải hứng chịu bạo lực không ngừng cùng các hình thức ngược đãi khác.

“Chúng tôi có 108 phương pháp tra tấn! Cô nghĩ mình sẽ sống sót mà rời khỏi đây sao?”, một lính canh tại Trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Cát Lâm (còn gọi là trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử) ở Hắc Chủy Tử, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, từng nói với một học viên Pháp Luân Công bị cầm tù ở đó vào năm 2012, theo trang Minh Huệ (Minghui), một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên đăng tải các thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Giang tuyên bố rằng ông ta sẽ "nhổ tận gốc" Pháp Luân Công trong vòng ba tháng bằng cách "bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể" các học viên này. Các học viên bị sát hại sẽ được tuyên bố rằng họ tự sát và hỏa táng ngay lập tức, không có giấy tờ tùy thân. Chính quyền Trung Quốc đã huy động mọi nguồn lực sẵn có - bao gồm tòa án, ban tuyên truyền, các tổ chức văn hóa và chính trị, và trường học - trong nỗ lực tiêu diệt Pháp Luân Công.

Để khuyến khích thêm lực lượng tham gia vào kế hoạch này, các quan chức đã thưởng cho các cảnh sát những khoản lương hậu hĩnh và thường gắn tiền thưởng với mức độ "tích cực" của họ.

Giang Trạch Dân chết, Giang Trạch Dân qua đời ở tuổi 96 ngày 30/11/2022, đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng
Bà Trì Lệ Hoa (Chi Lihua), một học viên Pháp Luân Công, và con gái Từ Hâm Dương (Xu Xinyang) cầm những bức ảnh (trước và sau khi bị bức hại) của ông Từ Đại Vi (Xu Dawei), chồng của bà Trì và cha của cô Từ, tại Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Russell trên Đồi Capitol, Washington, Mỹ, ngày 23/07/2018. (Ảnh: Jennifer Zeng/Epoch Times)

Theo một báo cáo của Minh Huệ vào năm 2001, một đồn cảnh sát ở Đại Liên, một thành phố cảng ở miền bắc Trung Quốc, đã yêu cầu mỗi cảnh sát bắt giữ chín học viên để nhận tiền thưởng.

Tại Thượng Hải, ông Lu Xingguo, 45 tuổi, bị lột trần và bị tra tấn trong phòng giam, miệng ông bị nhét một chiếc khăn để ngăn ông phát ra tiếng động. Ông qua đời chỉ trong vòng một giờ. Tóc ông bị rối và có dấu hiệu bị giật điện toàn thân. Cảnh sát tuyên bố ông tự sát.

Tháng 10/2003, một lính canh ở đó cho biết: “Chúng tôi được thông báo rằng tỷ lệ tử vong 5% là bình thường, [cho nên] chúng tôi không lo lắng về số người chết".

Theo các tài liệu nội bộ có được từ một nguồn đáng tin cậy, chính quyền ở thành phố Đan Đông, thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh ở phía đông bắc Trung Quốc, đã điều động các cán bộ chính trị và lực lượng cảnh sát hơn 5.000 lần để thực hiện các hoạt động đàn áp Pháp Luân Công trong hai tháng đầu tiên của cuộc bức hại. Kết quả là hơn 100 địa điểm luyện công đã bị cấm trong khoảng thời gian đó, và cảnh sát đã đến kiểm tra 22.000 học viên trong khu vực.

Thành phố cũng đã chi 30.000 nhân dân tệ (4.311 USD) - gấp năm lần thu nhập khả dụng trung bình hàng năm vào năm 2000 - để dàn dựng một vở kịch công kích Pháp Luân Công nhằm mục đích “giáo dục” hơn 10.000 học viên môn này.

Quãng thời gian trước năm 2005, thành phố này đã in hàng triệu tấm áp phích, tờ rơi và tác phẩm nghệ thuật phỉ báng môn tu luyện này. Chúng được phân phát hoặc ghim trên các bảng thông báo công cộng.

Trong một bức ảnh chụp vào giữa những năm 1990, các học viên Pháp Luân Công luyện công tại một không gian ngoài trời ở thành phố Quảng Châu. (Ảnh: Minghui.org)

Chi phí đàn áp Pháp Luân Công vượt quá chi phí của một cuộc chiến

Giang Trạch Dân đã theo dõi sát sao diễn biến của cuộc đàn áp.

Vào tháng 3/2002, các học viên Pháp Luân Công đã thành công chèn sóng truyền hình nhà nước ở thành phố Trường Xuân, đông bắc Trung Quốc để phát sóng 45 phút thông tin về cuộc bức hại. Chỉ 10 phút sau khi chương trình kết thúc, Giang tức giận gọi điện cho một người bạn thân trong thành phố, yêu cầu cung cấp danh tính bí thư Đảng ủy hay thị trưởng thành phố.

Ngay sau đó, chính quyền thành phố Trường Xuân đã thực hiện hàng nghìn vụ bắt giữ các học viên Pháp Luân Công sau sự kiện chèn sóng này. Những người dự vào sự kiện này đã nhận bản án lên tới 20 năm. Hầu hết đều tử vong trong tù hoặc qua đời ngay sau khi được thả.

Giang vẫn nắm giữ sức ảnh hưởng chính trị từ phía sau hậu trường rất lâu sau khi ông ta từ bỏ mọi chức vụ chính thức của mình vào năm 2004. Giang là lãnh đạo của băng đảng Thượng Hải, được đặt tên theo thành phố nơi Giang đã tích lũy vốn liếng chính trị của mình với tư cách là Bí thư Thành ủy.

Khi nhà lãnh đạo chính phủ đương nhiệm Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, những thân tín của Giang - phần lớn là những nhân vật chủ chốt tham gia vào cuộc bức hại - lúc này đã giữ nhiều ghế trong nội bộ Đảng.

Với việc điều động hàng triệu người chỉ vì mục đích xóa sổ Pháp Luân Công, cuộc bức hại đã gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể cho chính phủ Trung Quốc.

Theo một quan chức cấp cao trong chính quyền ĐCSTQ, "chi phí tài chính đổ vào việc đàn áp Pháp Luân Công đã vượt quá chi phí của một cuộc chiến”. Người ta ước tính rằng giai đoạn đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công, nhóm của Giang Trạch Dân đã đầu tư một phần tư tổng sản phẩm quốc nội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đàn áp Pháp Luân Công. Vào tháng 05/2003, ngân sách “để duy trì ổn định” được công bố là khoảng hơn 111 tỷ USD, thậm chí vượt cả ngân sách quân sự (khoảng 106 tỷ USD).

EpochImages-7231424135-xl
Các học viên Pháp Luân Công tham gia lễ diễu hành kỷ niệm 20 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, tại Washington vào ngày 18/7/2019. (Ảnh: Mark Zou/The Epoch Times)

Ngoại giới yêu cầu Giang Trạch Dân chịu trách nhiệm về cuộc bức hại

Dù đã chết nhưng vẫn chưa hết tội, Giang và ĐCSTQ tiếp tục bị ngoại giới kêu gọi chịu trách nhiệm về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Trường học cho sinh viên về nhà, cảnh sát che giấu hành động đàn áp biểu tình, Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà, Cảnh sát Trung Quốc ráo riết tìm kiếm người biểu tình, biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng, Giang Trạch Dân chết, Giang Trạch Dân qua đời ở tuổi 96 ngày 30/11/2022, đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng
Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ, ông Newt Gingrich, có bài phát biểu vào ngày thứ ba của Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa tại Quicken Loans Arena, ở Cleveland, Ohio, Mỹ, ngày 20/07/2016. (Ảnh: John Moore/Getty Images)

Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich, người từng tiếp đón Giang Trạch Dân ở Washington vào năm 1997, coi họ Giang là “kẻ bảo vệ tích cực cho ĐCSTQ”.

“Rõ ràng, chế độ độc tài đã đi đến kết luận rằng Pháp Luân Công là một mối đe dọa nghiêm trọng” và có thể khiến Đảng tan rã; nguyên nhân là môn tập này đại diện cho một hệ thống niềm tin, giá trị thay thế (khác với giá trị mà Đảng theo đuổi), ông Gingrich nói.

“Từ quan điểm của họ [ĐCSTQ], tin tưởng vào bất cứ điều gì khác ngoài nhà nước là mối đe dọa đối với sự tồn vong của nhà nước”, ông giải thích thêm.

Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ cho biết các nhóm tín ngưỡng khác như Cơ đốc nhân và Phật tử Tây Tạng cũng bị Bắc Kinh đàn áp vì lý do này.

“Cuộc bức hại Pháp Luân Công và cường độ của nó thực sự khiến người ta chấn động; nó cho quý vị thấy tất cả những gì quý vị cần biết về mức độ chuyên chế khủng khiếp của hệ thống [Đảng]”.

Ông Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin), một cựu quan chức ngoại giao cấp cao của ĐCSTQ đã đào thoát sang Úc năm 2005, coi cái chết của Giang là khúc dạo đầu cho sự sụp đổ của ĐCSTQ.

“Giang Trạch Dân đã chết như một tên đồ tể trong nỗi ô nhục", ông nói.

“ĐCSTQ đã sa sút khỏi đỉnh cao quyền lực và hiện đang ở một vị thế bấp bênh", ông Trần Dụng Lâm nói với The Epoch Times.

Ông Trần Dụng Lâm nhận định, cái chết của Giang không làm suy giảm di sản đẫm máu của ĐCSTQ. Dù sớm hay muộn, ông cũng rất mong đợi được chứng kiến cảnh Giang và ĐCSTQ phải trả giá cho mọi tội ác của mình.

Lam Giang biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc chiến chống lại đức tin bằng mọi giá của Giang Trạch Dân