Đằng sau ánh hào quang của Thế vận hội là nỗi thống khổ của những người dân vô tội

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong khi hàng triệu người trên khắp thế giới đang theo dõi lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, tại chính thành phố đang diễn ra buổi lễ long trọng này, mục sư Từ Vĩnh Hải (Xu Yonghai) đang bị quản thúc tại một nhà nghỉ. Khi Trung Quốc phô trương những hình ảnh về sức mạnh của mình thông qua Thế vận hội, xin quý vị hãy ghi nhớ rằng, còn có hàng triệu người dân vô tội ngoài kia đang phải chịu đựng nỗi thống khổ trong bóng tối.

Ông Từ Vĩnh Hải (Xu Yonghai) là Mục sư của Giáo hội Cơ đốc Gia đình Bắc Kinh (Beijing Holy Love Fellowship). Trước đó, ông đã không thiếu những cuộc đụng độ với chính quyền Trung Quốc. Khi ĐCS Trung Quốc tổ chức một chương trình tuyên truyền không giống ai tại Thế vận hội, thì thế giới cần phải nhớ đến những người dân Trung Quốc vô tội như ông Từ Vĩnh Hải - đã và đang phải gánh chịu nỗi thống khổ cùng cực.

Điều đáng nói là ông Từ Vĩnh Hải sẽ không được trả tự do cho đến ngày 21/2, một ngày sau lễ bế mạc Thế vận hội. Vị bác sĩ tâm thần được đào tạo tại Đại học Y danh tiếng Bắc Kinh này đã làm gì để bị tước đoạt quyền tự do đi lại?

Đã từ lâu, ông Từ Vĩnh Hải không được lòng ĐCS Trung Quốc do các hoạt động xã hội tích cực của mình. Trước đây, ông đã phải ngồi tù hai năm vì vai trò lãnh đạo của mình trong một nhà thờ tư gia Cơ đốc.

Đáng buồn thay, kiểu quản thúc hoặc giam giữ tại gia trong những ngày 'nhạy cảm về chính trị' đã trở thành một thói quen rất đỗi bình thường đối với một số nhà hoạt động bất đồng chính kiến ​​ở Trung Quốc. Còn có các dịp khác mà chính quyền Trung Quốc nỗ lực phối hợp để xóa sổ những người bất đồng chính kiến như: lễ kỷ niệm Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6, Quốc khánh Trung Quốc vào ngày 1/10 và kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc.

Rõ ràng là, quý vị không cần phải đưa mắt quá xa khỏi ánh hào quang của Thế vận hội để hiểu nguyên do Trung Quốc khó có cơ hội đăng cai Thế vận hội danh giá này.

Tại Tân Cương, các nhà chức trách đang thực hiện một cuộc diệt chủng thông qua việc cưỡng bức triệt sản hàng nghìn phụ nữ Duy Ngô Nhĩ và phá thai những đứa con chưa chào đời của họ. Hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các trại tập trung, bị tra tấn, hãm hiếp và lao động cưỡng bức.

Trong khi đó, các nhà thờ trên khắp Trung Quốc đang phải đối mặt với những hạn chế về tôn giáo ngày càng tăng. Những tù nhân lương tâm Pháp Luân Công đang bị giam giữ và sử dụng như một nguồn cưỡng bức mổ cướp nội tạng để cấy ghép. Phong trào ủng hộ dân chủ ở thành phố yêu tự do Hồng Kông đã bị ĐCS Trung Quốc gần đây dập tắt bởi luật an ninh quốc gia.

Hàng chục nghìn người biểu tình tuần hành trên các đường phố ở Vịnh Causeway ở Hồng Kông vào ngày 8/12/2019. (Ảnh The Epoch Times)

ĐCS Trung Quốc đã cố gắng hết sức để che đậy những vi phạm nhân quyền của mình. Và Thế vận hội là một cơ hội tuyên truyền không giống ai. Việc đưa sự kiện thể thao danh giá nhất thế giới đến thủ đô của Trung Quốc làm xói mòn những nỗ lực buộc chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Có một phong trào tẩy chay Thế vận hội Mùa đông và Mùa hè năm 1936, diễn ra ở Đức Quốc xã. Ngày nay, chúng ta biết đến tội ác diệt chủng của ĐCS Trung Quốc còn nhiều hơn cả tội ác của Đức Quốc xã vào năm 1936.

Tuy nhiên, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã chứng tỏ sự thiếu nghiêm túc trong các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, nói rằng họ không can dự vào chính trị. Nhưng đây không phải là một tuyên bố chính trị nhằm phản đối tội ác diệt chủng — đó là một tuyên bố của con người. Đối với IOC và các nền dân chủ - đã không thể khiến tổ chức này dời cơ hội đăng cai khỏi tay Trung Quốc - rõ ràng Thế vận hội 2022 là một điều đáng tiếc.

Những nỗ lực nhằm "rửa sạch" kỷ lục vi phạm nhân quyền của Trung Quốc đã 'có dấu hiệu' thành công khi một vận động viên người Duy Ngô Nhĩ gốc Trung Quốc, cô Dinigeer Yilamujiang, được chọn để thắp sáng chiếc vạc Olympic. Việc sử dụng một vận động viên người Duy Ngô Nhĩ theo cách này vốn dĩ là hành động bóc lột, trong khi ĐCS Trung Quốc đang tích cực tiến hành cuộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ. Sau khi thắp sáng vạc Olympic, cô Yilamujiang nhanh chóng được đưa ra khỏi ánh đèn sân khấu. Đó là một cú đánh đau đớn đối với hàng triệu nạn nhân Duy Ngô Nhĩ đang bị tra tấn trong các trại tập trung, cũng như những người thân yêu của họ trên khắp thế giới, đang ngày ngày cầu chúc cho họ được bình an.

Bị quản thúc tại một nhà nghỉ, ông Từ Vĩnh Hải sẽ không được phép gặp vợ trong gần ba tuần trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh. Nhưng biết đến khi nào hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương mới được đoàn tụ với gia đình mình? Hay các mục sư hoặc luật sư nhân quyền bị bỏ tù tại nhà thờ?

Khi Trung Quốc phô trương những hình ảnh về sức mạnh của mình thông qua Thế vận hội, xin quý vị hãy ghi nhớ rằng, còn có hàng triệu người dân vô tội ngoài kia đang phải chịu đựng nỗi thống khổ trong bóng tối.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Huyền Anh



BÀI CHỌN LỌC

Đằng sau ánh hào quang của Thế vận hội là nỗi thống khổ của những người dân vô tội