Hãy cam kết không ghép tạng ở Trung Quốc để ngừng tiếp tay cho tội ác mổ cướp nội tạng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một chuyên gia giáo dục người Úc tình cờ đọc được bản thỉnh nguyện về hoạt động giết người để lấy nội tạng được nhà nước hậu thuẫn ở Trung Quốc. Bà đã không thể tin được mắt mình và tự mình đi xác minh. Sau khi nghiên cứu tất cả các bằng chứng hiện hữu, bà không chỉ phát hiện ra rằng điều đó là đúng sự thật mà nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng còn là một ngành công nghiệp hàng tỷ USD.

Kể từ đó, bà Susie Hughes, giám đốc điều hành của Liên minh quốc tế về chấm dứt lạm dụng ghép tạng ở Trung Quốc (ETAC) đã làm việc không mệt mỏi để chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng. Thậm chí bà thành lập một liên minh các chuyên gia và những người ủng hộ; giúp khởi xướng một tòa án nhân dân. Hiện tại, bà đang dẫn đầu việc ra mắt chiến dịch “#NotFromChina Pledge”, kêu gọi cả thế giới thực hiện cam kết “không bao giờ nhận ghép tạng từ Trung Quốc”.

Bị thúc đẩy bởi mức độ nghiêm trọng của vấn đề, cựu giảng viên và cựu Giám đốc trường Đại học Sư phạm Susie Hughes, sống ở bờ biển phía đông của nước Úc cùng chồng, đã rời bỏ sự nghiệp của mình trong lĩnh vực giáo dục để đồng sáng lập Liên minh Quốc tế chấm dứt lạm dụng cấy ghép tại Trung Quốc (ETAC) vào năm 2016 — một liên minh gồm các luật sư, học giả, các nhà đạo đức học, chuyên gia y tế, nhà nghiên cứu và những người ủng hộ nhân quyền nỗ lực chấm dứt nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.

Với tư cách là giám đốc điều hành của liên minh, bà Hughes điều phối hơn 75 tình nguyện viên. Bà đã phát triển tổ chức thành một thực thể quốc tế có uy tín và chất lượng cao.

Susie Hughes, giám đốc điều hành và đồng sáng lập ETAC, phát biểu tại Diễn đàn Chính sách về Mua bán Nội tạng và Giết người phi pháp ở Trung Quốc trên Đồi Capitol vào ngày 10/3/2020 (Ảnh: Samira Bouaou / The Epoch Times)
Chiến dịch “#NotFromChina Pledge” của ETAC kêu gọi mọi người trên thế giới “Hãy cam kết” —một lời thề long trọng “không bao giờ nhận ghép tạng từ Trung Quốc”. (Ảnh được ETAC cho phép)

Vào năm 2018, bà Hughes đã nỗ lực khởi xướng Tòa án Trung Quốc, một tòa án nhân dân độc lập có trụ sở tại London; tiến hành điều tra nghiêm ngặt các bằng chứng giết người để lấy nội tạng. Sau khi thực thi các cuộc điều trần với lời khai của hơn 50 nhân chứng, tòa án đã đưa ra phán quyết cuối cùng vào tháng 3/2020. Theo đó, toà tuyên bố rằng các cuộc điều tra của họ đã dẫn đến: "kết luận cuối cùng không thể tránh khỏi của tòa rằng việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã được thực hiện trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc với quy mô đáng kể".

Gần đây nhất, vào ngày 4/12, bà Hughes đã dẫn đầu việc ra mắt chiến dịch “#NotFromChina Pledge” của ETAC; một chiến dịch do China Aid và Tổ chức Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản (VOC) đồng tài trợ. Chiến dịch này cho phép những ai quan tâm đến vấn đề mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc có cơ hội tham gia ngăn chặn nạn giết người mổ cướp nội tạng — một tội ác có hệ thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào các tù nhân lương tâm.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, bà Hughes nói: “Đừng tin tưởng vào ĐCSTQ. Đôi khi, vì lợi ích kinh doanh hoặc muốn tiếp cận những dịch vụ của Trung Quốc, những tội ác mà ĐCSTQ đang gây ra đối với người dân Trung Quốc và những người khác trên toàn thế giới đã bị làm ngơ. Nhưng sự tàn bạo dã man đó khiến chúng ta không thể làm ngơ như thế này. Hãy thực hiện cam kết #NotFromChina để kêu gọi chấm dứt nạn giết người mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc”.

Bà Hughes chia sẻ rằng ETAC hiện đang hợp tác với VOC để tài trợ Dự luật Ngừng Thu hoạch Nội tạng Cưỡng bức tại Hoa Kỳ. Đạo luật cho phép chính phủ Hoa Kỳ từ chối hoặc thu hồi hộ chiếu đối với những người tham gia mua bán nội tạng bất hợp pháp và đưa ra các biện pháp trừng phạt hiệu quả đối với thủ phạm.

“Họ [VOC] thật tuyệt vời và thực sự là nguồn khích lệ”, bà nói. Bà cũng đồng thời nói thêm rằng các đối tác khác bao gồm Thế giới không có tội ác diệt chủng (World Without Genocide), Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg ( the Raoul Wallenberg Center for Human Rights), Freedom United, Gia đình của những người mất tích (Families of the Missing), Dừng diệt chủng người Duy Ngô NHĩ (Stop Uyghur Genocide), Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (Falun Dafa Information Centre), Công lý cho tất cả (Justice for All), và một vài tổ chức khác”.

“Tôi thực sự biết ơn về điều này và chắc chắn chúng tôi sẽ không thể đạt được nhiều thành tựu nếu không có sự hỗ trợ của họ." Và rằng "Đoàn kết với những người khác thực sự là chìa khóa trong việc nâng cao nhận thức và đấu tranh chống lại nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc”.

'Phản ứng đầu tiên của tôi là không thể tin được'

Hughes lần đầu tiên biết đến vấn đề cưỡng bức mổ cướp nội tạng khi đến thăm một thị trấn ven biển gần Noosa Heads ở Úc, nhưng nhận thấy thông tin này quá khó tin.

“Có một đơn thỉnh nguyện trong một công viên gần bãi biển. Khi tôi đọc đơn thỉnh nguyện về việc những người bị giết ở Trung Quốc để lấy nội tạng, tôi đã rất sốc”, bà Hughes nói.

“Phản ứng đầu tiên của tôi là không tin“. Tôi nghĩ, chắc chắn điều này không thể xảy ra. ”Sau đó, tôi tiếp tục tìm đọc tất cả những gì có sẵn về vấn đề này”.

Susie Hughes, giám đốc điều hành của ETAC, tại phiên điều trần của Tòa án Trung Quốc, London, ngày 8/12/2018. (Ảnh được ETAC cho phép)

Bà Hughes đã đọc qua một báo cáo điều tra độc lập có tựa đề “Thu hoạch đẫm máu”, do luật sư nhân quyền quốc tế David Matas và cựu ngoại trưởng Canada David Kilgour vào năm 2006 đồng nghiên cứu và phát hành. Những bằng chứng hiện hữu cuối cùng cũng đủ để bà tin vào lời cáo buộc.

Bà Hughes cho biết: “Tôi nhận ra rằng điều đó là sự thật." "Suy nghĩ tiếp theo của tôi là, tại sao mọi người không biết về điều này, và tại sao các tổ chức nhân quyền lớn không làm gì với nó".

Sau khi xem bộ phim tài liệu “Khó tin” năm 2015, mà bà Hughes nói “đó là một tiêu đề phù hợp” với những trải nghiệm của bản thân. Sau đó, bà đã tiếp cận nhà sản xuất và đề nghị phối hợp công chiếu bộ phim này ở Úc, mang khẩu hiệu “ Làm thế nào các bác sĩ trở thành kẻ giết người, và làm thế nào chúng ta có thể nhắm mắt làm ngơ”. Theo phần tóm tắt, bộ phim đã xem xét vấn đề cưỡng bức mổ cướp nội tạng sống từ các tù nhân lương tâm Trung Quốc và phản ứng trên toàn thế giới.

Một liên minh được thành lập

Bà Hughes cho biết, sau khi xem bộ phim tài liệu, một nhóm luật sư, học giả, nhà đạo đức học, nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế và những người ủng hộ nhân quyền đã bắt đầu gặp gỡ thường xuyên tại Sydney, Australia. Các cuộc họp do bà Hughes chủ trì và bao gồm các cuộc thảo luận về các dự luật có thể đưa ra và các hoạt động tiếp cận cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này cho công chúng và các nhà hoạch định chính sách.

Trong khi đó, ông Ethan Gutmann — tác giả của cuốn sách “The Slaughter” (Kẻ giết người) năm 2014 — đồng tác giả của một báo cáo cập nhật năm 2016 với ông Matas và ông Kilgour, có tựa đề “Bloody Harvest / The Slaughter” (Thu hoạch đẫm máu). Sau đó, ba người được mời tham gia “Hội nghị bàn tròn liên minh” tại Stockholm, Thụy Điển, vào tháng 10 cùng năm, được tổ chức bởi đạo diễn kiêm nhà sản xuất phim Normann Bjorvand nhằm đưa tác phẩm của các tác giả đến với đông đảo khán giả hơn.

Với ý định hợp lực, bà Hughes đã không để mất cơ hội gặp mặt hiếm hoi và cùng chồng là ông Luke Hughes đến Stockholm để tiếp cận và tìm kiếm hợp tác nhằm sáng lập một tổ chức phi chính phủ quốc tế chuyên về chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Ý tưởng của bà đã được tất cả hưởng ứng.

Ảnh chụp trong tuần quay phim "The Coalition Rountable" ở Stockholm, Thụy Điển, vào tháng 10/2016. Hàng sau: Susie Hughes (thứ 2-trái), chồng cô, Luke Hughes (thứ 3-trái), Normann Bjorvand (thứ 5-trái); Hàng trước: Ban chuyên gia của Hội nghị bàn tròn của Liên minh, (trái-phải) David Kilgour, Chris Chappell, Anastasia Lin, David Matas, Ethan Gutmann, Matthew Robertson. (Ảnh được sự cho phép của Normann Bjorvand)

Dẫn đầu tổ chức, bà Hughes đã đăng ký ETAC tại Úc vào năm 2017 với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận, độc lập và đã cống hiến hết mình cho sứ mệnh của mình kể từ đó.

Trong suốt gần 5 năm qua, là đồng sáng lập và là giám đốc điều hành của ETAC, bà liên lạc với các bên liên quan chính — đại sứ, chính phủ, chuyên gia pháp lý và y tế, cộng đồng nạn nhân và các tổ chức phi chính phủ khác — tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Úc, New Zealand, Châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản, tổ chức và đăng cai nhiều sáng kiến, sự kiện và chương trình giáo dục cộng đồng và vận động cộng đồng trên toàn cầu nhằm mang lại sự giám sát và nhận thức sâu sắc hơn về nạn lạm dụng ghép tạng ở Trung Quốc. Và cô ấy đã nhận được “sự hỗ trợ đáng kinh ngạc”.

Bà Hughes nói:

“Các đồng nghiệp của tôi tại ETAC là những người thực sự phi thường. Một số người trong số họ đã làm việc với tổ chức kể từ khi thành lập và dành một lượng thời gian đặc biệt cho công việc chuyên nghiệp của ETAC.

“Tôi rất may mắn khi có một người chồng luôn ở bên hỗ trợ và giúp đỡ các hoạt động của ETAC theo nhiều cách khác nhau. Bạn bè và gia đình tôi cũng rất ủng hộ và tỏ ra rất quan tâm đến vấn đề này".

“Chúng tôi hiện cũng có một mạng lưới các tổ chức hỗ trợ tuyệt vời mà chúng tôi hợp tác trong các chiến dịch và sự kiện khác nhau. Thật tuyệt vời khi được làm việc với rất nhiều người có động lực và kinh nghiệm từ các tổ chức này và điều đó đã tạo nên sự khác biệt trong nhận thức của thế giới đối về vấn đề”.

 

Susie Hughes (phải) cùng với các tình nguyện viên ETAC, những người đã hỗ trợ hậu cần tại phiên điều trần đầu tiên của Tòa án Trung Quốc ở London, tháng 12/2018. (Ảnh được ETAC cho phép)

Tòa án Trung Quốc

Một trong những sáng kiến ​​quan trọng nhất của Hughes trong quá trình làm việc tại ETAC cho đến nay là việc thành lập Tòa án Trung Quốc vào năm 2018 - một tòa án nhân dân độc lập để điều tra về việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.

Theo trang web của tòa án, trước đây tòa án nhân dân đã được công dân sử dụng để điều tra một loạt các hành vi vi phạm nhân quyền và họ thường xử lý các tội nghiêm trọng được thực hiện trong các sự kiện đau khổ và giết người hàng loạt mà các tổ chức quốc tế chính thức không muốn, không thể hoặc quá sợ hãi không dám điều tra.

Mặc dù nhiều báo cáo từ các nguồn đáng tin cậy kể từ năm 2006 đã chứng minh bằng chứng cưỡng bức mổ cướp nội tạng, bà Hughes nhận thấy rằng "vẫn còn tranh cãi" và các chính phủ và tổ chức không tiến hành điều tra.

Bà nói:

“Điều này một phần là do một số chính phủ và các tổ chức cấy ghép quốc sẵn sàng chấp nhận “câu chuyện cải cách” của Chính phủ Trung Quốc, bất chấp sự thiếu minh bạch và tiếp tục vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế do chính các tổ chức này thúc đẩy”.

Do đó, để thúc đẩy cuộc tranh luận về việc liệu Trung Quốc có giết người vô tội để lấy nội tạng của họ hay không, ETAC đã quyết định tiếp cận các luật sư và chuyên gia về tội ác giết người tàn bạo hàng loạt, Giáo sư Sir Geoffrey Nice QC để có ý kiến ​​pháp lý độc lập. Ông Nice trước đó đã dẫn đầu vụ truy tố cựu tổng thống Serbia Slobodan Milošević trong thời gian làm việc tại Tòa án Hình sự Quốc tế dành cho Nam Tư cũ, một tòa án của Liên hợp quốc chuyên xử các tội phạm chiến tranh.

Bà Hughes cho biết:

“Đáp lại, Ngài Geoffrey Nice khuyến nghị nên thành lập một tòa án nhân dân, trong đó ông ấy sẵn sàng đóng vai trò quan tòa. Tuy nhiên, cần có sự tách biệt giữa ETAC và cơ quan tài phán để tổ chức này thực sự độc lập; do đó, ETAC không có gì bí mật đối với các cân nhắc của tòa án và cố vấn của tòa án Hamid Sabi đóng vai trò như một lá chắn giữa ETAC và tòa án".

“Cụ thể, nhiệm vụ của tòa án là nghe và đánh giá bằng chứng để xác định xem cưỡng bức thu hoạch nội tạng có đang xảy ra ở Trung Quốc hay không, và nếu có thì đó là loại hình tội phạm quốc tế nào”.

Ngày đầu tiên của phiên điều trần công khai tại Tòa án Trung Quốc, dưới sự chủ trì của Ngài Geoffrey Nice QC, ngày 8/12/2018, tại De Vere Grand Connaught Rooms, London. (Justin Palmer/The Epoch Times)
Susie Hughes (R), giám đốc điều hành ETAC và giám đốc hậu cần của Tòa án Trung Quốc, nói chuyện tại cuộc họp báo được tổ chức trước phiên điều trần của tòa án, với Heather Draper, Giáo sư Đạo đức sinh học tại Đại học Warwick và thành viên Ủy ban ETAC của Vương quốc Anh, London ngày 8/12/2018. (Justin Palmer/The Epoch Times )

Các phiên điều trần công khai đầu tiên của tòa án đã diễn ra ở trung tâm Luân Đôn tại Phòng De Vere Grand Connaught từ ngày 8 đến ngày 10/12/2018. Tòa án đã nghe bằng chứng từ 30 nhân chứng thực tế, nhà điều tra và chuyên gia. Tòa án đã đưa ra phán quyết tạm thời vào cuối ngày thứ ba của phiên điều trần vào ngày 10/12, trùng với Ngày Nhân quyền Thế giới và kỷ niệm 70 năm kể từ khi Tuyên ngôn Nhân quyền được thông qua. Phán quyết cuối cùng được đưa ra tại một sự kiện ở London vào tháng 6/2019 sau phiên điều trần công khai thứ hai gồm 24 lời khai khác diễn ra từ ngày 6 đến ngày 7/4/2019, với bản án đầy đủ được phát hành dưới dạng sách vào tháng 3/2020.

Phán quyết cuối cùng của tòa án là “Ủy ban tội ác chống lại loài người chống lại Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ đã hoàn toàn chắc chắn kết luận rằng “cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã được thực hiện trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc với quy mô đáng kể và các học viên Pháp Luân Công đã là một — và có lẽ là — nguồn cung cấp nội tạng chính” và rằng “cuộc đàn áp liên quan và các xét nghiệm y tế đối với người Duy Ngô Nhĩ gần đây hơn có thể bằng chứng về việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng của nhóm thiểu số Hồi giáo này”.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cổ xưa của Phật gia với các bài tập thiền định và các bài giáo lý đạo đức. Vào tháng 7/1999, ĐCSTQ đã phát động một chiến dịch đàn áp trên toàn quốc nhằm bắt giữ các học viên Pháp Luân Công và giam họ trong các nhà tù, trại lao động, trung tâm tẩy não và khu điều trị tâm thần với nỗ lực buộc họ từ bỏ đức tin của mình. Đó là vào năm 2006, các cáo buộc cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ lần đầu tiên xuất hiện, điều này đã thúc đẩy các cuộc điều tra chung của ông Matas và ông Kilgour ngay sau đó.

Tại phiên tòa cuối cùng của Tòa án Trung Quốc, Sir Geoffrey Nice QC đưa ra Phán quyết, trong đó nói: “Trong trường hợp của các học viên Pháp Luân Công, các bác sĩ đã giết những người vô tội đó chỉ đơn giản vì họ theo đuổi Chân, Thiện, Nhẫn, thực hành và thiền định lành mạnh, những điều lại bị coi là nguy hiểm đối với lợi ích và mục tiêu của nhà nước độc tài của ĐCSTQ”.

Sự kiện Phán quyết cuối cùng của Tòa án Trung Quốc tại Phòng Grand Connaught, Luân Đôn, ngày 17/6/2019. (Được sự cho phép của ETAC)

Bà Hughes đã đến London để tham dự các thủ tục của Tòa án Trung Quốc, nơi bà quản lý công việc hậu cần và có một cuộc họp báo trước. Bà chia sẻ phản ứng của mình trước các phiên điều trần với The Epoch Times:

“Những lời khai từ các học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ ở Trung Quốc thực sự tác động đến tôi. Tất cả đều là những trải nghiệm chi tiết mà hầu hết không ai có thể tưởng tượng được”.

“Mặc dù tôi biết rất rõ vấn đề này, và tôi biết chi tiết về những gì xảy ra — những người bị tra tấn; những điều kiện vô nhân đạo mà họ buộc phải chịu đựng trong các phòng giam chật ních; và việc quét nội tạng cưỡng bức, những ký ức sống động của nhân chứng trong các phiên điều trần của Tòa án Trung Quốc và những nỗi đau mà họ phải chịu đựng.

“Nó vượt quá những gì hầu hết chúng ta có thể tưởng tượng. Sự bất công là vô cùng. Tòa án Trung Quốc là một bước tiến tới công lý cho những người này, đồng thời, điều này thực sự rất đáng mừng”.

Theo bà Hughes, phán quyết của tòa án đã thu hút "một lượng lớn" báo chí đưa tin vào thời điểm đó. "Thật tuyệt vời", bà nói.

Theo bà, phán quyết của Tòa án Trung Quốc đã làm rõ ràng rằng nhiều dòng bằng chứng được đưa ra đã tiết lộ bức tranh về việc mổ cướp nội tạng có hệ thống, có tổ chức và có chủ đích từ những người vô tội, và tất nhiên; nó tương đương với Tội ác chống lại loài người. "Không còn nghi ngờ gì nữa rằng những tội ác này do Nhà nước Trung Quốc gây ra", bà nói.

Susie Hughes (L), giám đốc điều hành của ETAC, và Kristina Olney, giám đốc quan hệ chính phủ của VOC, bên ngoài Capitol Hill, Washington DC, nơi ETAC đồng tài trợ cho Diễn đàn chính sách của VOC về Mua bán nội tạng và Giết người phi pháp tại Trung Quốc ngày 10/2/2020 (Được sự cho phép của ETAC)

“Hãy cam kết”

Bà Hughes nói rằng việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn là một hành động tàn bạo chỉ có ở chế độ của ĐCSTQ.

Bà nói: “Nếu không được giải quyết, những hành động tàn bạo sẽ càng ngày càng tồi tệ hơn. Mặc dù việc thực hiện những hành vi khủng khiếp này chắc chắn là một tội ác chống lại những cá nhân bị giết và gia đình của họ." "Đó cũng là một cuộc tấn công vào sự tôn nghiêm của cuộc sống con người"; "một tội ác chống lại toàn nhân loại”.

“Với tư cách là công dân toàn cầu, chúng ta có trách nhiệm làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn nó. Không chỉ để giúp đỡ người khác, mà còn không thể để nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng trở nên bình thường hóa và lan rộng sang các khu vực khác. Một tình huống mà một số công dân, những người tốt bị coi là kẻ thù của nhà nước, bị giam cầm như một thứ hàng hóa — không gì khác hơn là một "vụ" thu hoạch các bộ phận cơ thể".

“#NotFromChina Pledge” là một cam kết cá nhân không nhận ghép tạng từ Trung Quốc nếu bạn bị ốm. Cam kết có thể được thực hiện trên trang web ETAC và thẻ “Tôi đã cam kết” được cá nhân hóa có thể được chọn để chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội.

Bà nói: “Chúng tôi hy vọng rằng mọi người từ mọi tầng lớp xã hội sẽ thực hiện cam kết và cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra đủ sự quan tâm để vấn đề này nhận được sự quan tâm toàn cầu mà nó xứng đáng được hưởng”.

Tiến sĩ David McGiffin, Giáo sư Phẫu thuật và Cấy ghép Tim mạch tại Đại học Monash, Úc, đã thực hiện “#NotFromChina Pledge”. (Được sự cho phép của ETAC)
Wendy Rogers, Giáo sư Đạo đức Lâm sàng tại Đại học Macquarie, Úc và là Chủ tịch Ủy ban Cố vấn của ETAC, đã thực hiện “#NotFromChina Pledge”. (Được sự cho phép của ETAC và J. Stephan / Đại học Macquarie)

Xem video của ETAC về ngành công nghiệp giết người để lấy nội tạng trị giá hàng tỷ đô la của Trung Quốc:

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hãy cam kết không ghép tạng ở Trung Quốc để ngừng tiếp tay cho tội ác mổ cướp nội tạng