Khủng hoảng chính trị và đàn áp biểu tình: Peru hỗn loạn trên toàn quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các cuộc biểu tình đòi Tổng thống từ chức gia tăng khi con số người biểu tình tử vong tăng cao; ít nhất 54 người chết, hơn 800 người bị thương. Tình trạng hỗn loạn ở Peru đã lan khắp cả nước, không chỉ ở thủ đô Lima. Các ngành sản xuất dịch vụ đóng cửa, sân bay đóng cửa, toà nhà cổ kính bị phá huỷ trong các cuộc bạo động khắp cả nước.

Người biểu tình đã thiêu rụi một toà nhà có lịch sử lâu đời nhất ở thủ đô Lima của Peru. Tất cả diễn ra chỉ sau một đêm khi tổng thống tuyên bố sẽ cứng rắn hơn về "những kẻ phá hoại" đồng thời không chấp nhận từ chức và tổ chức bầu cử lại.

Việc phá hủy tòa nhà, một lâu đài gần một thế kỷ ở trung tâm Lima, được các quan chức mô tả là mất một "tài sản lớn". Các nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân.

Toà nhà cổ kính bị tàn phá khi hàng ngàn người biểu tình xuống thành phố kêu gọi thay đổi chính quyền và tức giận trước cái chết ngày một gia tăng của người biểu tình.

Reuters đưa tin rằng 45 người biểu tình đã tử vong tính tới ngày thứ Năm (19/1) vừa qua. Theo tin từ CNN, số người tử vong lên tới 54 và hơn 800 người bị thương. Hàng ngàn người khắp đất nước đã đổ về thủ đô Lima để tham gia biểu tình. Họ tụ tập trước toà nhà Quốc hội, ném đồ vật và đụng độ với lực lượng an ninh.

Thay vì lắng nghe người dân, chính quyền đương nhiệm đã điều động 11.800 cảnh sát xuống đường ở thủ đô Lima với vũ khí và hơi cay đề ngăn chặn biểu tình.

Không chỉ tại thủ đô Lima, bạo loạn cũng xảy ra ở thành phố Arequipa (miền nam Peru). Những người biểu tình la hét và ném đá vào cảnh sát gần sân bay thành phố, khiến các chuyến bay phải tạm hoãn hôm 19/1/2923.

Quốc gia Nam Mỹ này rơi vào tình trạng bất ổn từ khi cựu Tổng thống Pedro Castillo bị phế truất và bắt giữ vào tháng 12/2022 sau nỗ lực giải tán quốc hội bất thành. Những người biểu tình lập yêu cầu bà Boluarte từ chức, lập chính phủ mới, thay đổi hiến pháp và trả tự do cho ông Castillo.

Ở miền nam Peru, mỏ đồng Antapaccay lớn của Glencore đã đình chỉ hoạt động vào thứ Sáu sau khi những người biểu tình tấn công cơ sở khai thác - một trong những cơ sở lớn nhất trong cả nước - lần thứ ba trong tháng này.

Các sân bay ở Arequipa, Cusco và thành phố phía nam Juliaca cũng bị người biểu tình tấn công trong tuần này, giáng một đòn mạnh vào ngành du lịch của Peru.

"Đó là sự hỗn loạn trên toàn quốc, bạn không thể sống như thế này. Chúng tôi đang ở trong tình trạng bấp bênh khủng khiếp - nền kinh tế, sự phá hoại", Leonardo Rojas, một cư dân thủ đô Lima nói với phóng viên của Reuters.

Chính phủ đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở sáu khu vực, cắt giảm một số quyền công dân.

Nhưng Tổng thống Dina Boluarte đã bác bỏ những lời kêu gọi từ chức và tổ chức bầu cử lại, thay vào đó kêu gọi đối thoại và hứa trừng phạt những người liên quan đến tình trạng bất ổn.

Tổng thống đảo chính bà Boluarte cho biết hôm thứ Năm, “Tất cả sự nghiêm khắc của luật pháp sẽ đổ lên đầu những người có hành động phá hoại".

Một số người dân địa phương chỉ trích Boluarte vì đã "không thực hiện bất kỳ hành động nào" để dập tắt các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 7/12 để đáp trả việc lật đổ và bắt giữ Tổng thống Castillo.

Các nhóm nhân quyền đã cáo buộc cảnh sát và quân đội sử dụng vũ khí chết người trong khi cảnh sát nói rằng những người biểu tình đã sử dụng vũ khí và chất nổ tự chế.

Quang Nhật tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Khủng hoảng chính trị và đàn áp biểu tình: Peru hỗn loạn trên toàn quốc