Nhật Bản nâng cấp máy bay chiến đấu và tăng cường diễn tập phòng không trước các mối đe dọa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi mối đe dọa từ Triều Tiên và ĐCSTQ tiếp tục gia tăng, mới đây Nhật Bản nối lại "kế hoạch diễn tập sơ tán phòng không" sau 4 năm bỏ ngỏ, đồng thời tuyên bố sản xuất hàng loạt tên lửa mới, cũng như đẩy nhanh việc nâng cấp máy bay chiến đấu trong nước để đối phó với các mối đe dọa an ninh đang ngày một leo thang.

Theo báo cáo của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Nhật Bản (NHK) ngày 03/9, do Triều Tiên phóng ngày càng nhiều tên lửa, Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố nối lại kế hoạch diễn tập sơ tán lực lượng phòng không cho người dân Nhật Bản. Cuộc tập trận dự kiến ​​sẽ được tổ chức tại 10 thành phố thuộc 8 tỉnh của Nhật Bản, bao gồm Hokkaido, Niigata, Kagawa và Okinawa, từ cuối tháng này đến tháng 1 năm sau.

Các cuộc diễn tập sẽ được tổ chức với kịch bản xảy ra vụ phóng một tên lửa đạn đạo đủ mạnh để bay tới Nhật Bản.

Trong quá trình diễn tập, thông tin sẽ được truyền tải đến người dân thông qua hệ thống liên lạc không dây công cộng và các phương tiện khác.

Giới chức sẽ kiểm tra các bước sơ tán người dân tới các toà nhà kiên cố, hầm tránh bom hoặc hầm trú ẩn dưới lòng đất.

Kế hoạch tập trận này là cuộc tập trận đầu tiên sau năm 2017. Các cuộc tập trận tương tự đã được tiến hành ở nhiều vùng của Nhật Bản trong quá khứ. Nhưng sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều vào tháng 6/2018 giữa cựu Tổng thống Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, chính phủ Nhật Bản vào thời điểm đó tin rằng tình hình an ninh đã được cải thiện và ngừng các cuộc tập trận như vậy.

Chống lại sự đe dọa vũ lực từ ĐCSTQ

Tuy nhiên, kế hoạch tập trận của Nhật Bản không chỉ nhằm chuẩn bị cho mối đe dọa đơn phương đối với Triều Tiên, mà nhiều khả năng là do ĐCSTQ đang ngày càng đe dọa bằng vũ lực ở eo biển Đài Loan và khu vực Ấn Độ-Đài Loan, vốn có liên quan đến an ninh quốc gia của Nhật Bản.

Vào đầu tháng 8, do chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Loan, ĐCSTQ đã thực hiện một loạt các hành động đe dọa quân sự đối với hòn đảo và phóng nhiều tên lửa, trong đó có 5 tên lửa đáp xuống Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản (EEZ).

Động thái này làm dấy lên sự bất mãn ở Nhật Bản, nhưng ĐCSTQ không quan tâm đến các cuộc biểu tình của nước này. Ngoài ra, trong những năm gần đây, ĐCSTQ và Nga đã nhiều lần tiếp cận hoặc đi vào vùng biển của Nhật Bản để tiến hành các cuộc tập trận quân sự, điều này đã làm gia tăng đáng kể căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Bà Pelosi đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida khi ĐCSTQ phóng tên lửa ở eo biển Đài Loan. Vào thời điểm đó, ông Fumio Kishida nói “Nhật Bản đồng ý tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ để cùng nhau duy trì sự ổn định của eo biển Đài Loan”.

Nhật Bản không chỉ chuẩn bị cho "cuộc diễn tập sơ tán lực lượng phòng không", mà còn tăng cường khả năng phòng thủ của chính mình. Một số quan chức chính phủ Nhật Bản tiết lộ với đài Kyodo News vào tháng 8 rằng chính phủ Nhật Bản và Anh đã cùng nhau đàm phán về việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo F-2, đồng thời cho biết máy bay chiến đấu F-2 hiện đang phục vụ tại Nhật Bản sẽ được nghỉ hưu vào năm 2035.

F-2 là loại máy bay chiến đấu đa năng dành riêng cho Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, kế nhiệm máy bay chiến đấu F-1 trước đó. Vào thời điểm đó, nó được Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản và Lockheed Martin của Mỹ hợp tác phát triển trên cơ sở máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ.

Thế hệ tiếp theo của máy bay chiến đấu F-2 chủ yếu do Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản phát triển và Rolls-Royce Limited của Anh tham gia vào quá trình phát triển động cơ. Về hệ thống vũ khí, tập đoàn hàng không và quốc phòng khổng lồ BAE Systems Plc của Anh tham gia vào quá trình phát triển và dự kiến ​​sẽ mô phỏng hình ảnh đầy đủ của máy bay chiến đấu vào cuối năm nay, đồng thời phối hợp các công ty Ý tham gia vào kế hoạch này.

Cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng nói rõ rằng "nếu có sự cố nào đó xảy ra ở Đài Loan, thì cũng chính là sự cố đối với Nhật Bản". Ông đã nhiều lần nhấn mạnh rằng nếu ĐCSTQ xâm lược Đài Loan bằng vũ lực, điều đó chắc chắn sẽ đe dọa an ninh quốc gia của Nhật Bản. Ông cũng hy vọng rằng cả Nhật Bản và Hoa Kỳ có thể cùng đối phó với mối đe dọa của ĐCSTQ.

Cựu Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso cũng đưa ra quan điểm tương tự vào năm 2021. Vào thời điểm đó, ông nói rằng Lực lượng Phòng vệ nên hành động trong trường hợp tình hình căng thẳng ở Đài Loan, vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến an ninh của Nhật Bản. Đồng thời, cũng cần chú ý đến việc ĐCSTQ và Triều Tiên sẽ tấn công Nhật Bản bằng vũ lực, và những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong và an ninh của Nhật Bản.

Tăng cường nghiên cứu phát triển tên lửa và sản xuất hàng loạt

Theo hãng tin AFP, trong đề xuất ngân sách cho tài khóa 2023 (bắt đầu từ tháng 4/2023), Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề nghị 5,59 nghìn tỷ yên (hơn 40 tỷ USD) cho ngân sách quốc phòng với nhận định thế giới đang bước vào “một kỷ nguyên khủng hoảng mới”. Đây là khoản ngân sách quốc phòng cao nhất trong lịch sử Nhật Bản.

“Khi chúng ta tăng cường cơ bản tiềm lực quốc phòng trong vòng 5 năm tới, chúng ta cần bảo đảm đủ ngân sách cho năm đầu tiên”, tờ AP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Hamada Yasukazu.

Trong ngân sách, Bộ Quốc phòng yêu cầu tự sản xuất hàng loạt tên lửa có tầm bắn lên tới 1.000 km, đồng thời hy vọng sẽ phát triển và sản xuất hàng loạt "tên lửa siêu thanh", dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2031. Cả hai chương trình đều đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển, sau đó sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt cùng một lúc.

Do có hàng trăm tên lửa có tầm bắn từ 1.000 km đến 5.500 km được báo cáo trước đây có thể tấn công Nhật Bản, trong khi nước này không có loại tên lửa nào có thể đáp trả. Vì vậy, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã triển khai trước 3 năm, hy vọng có thể chống lại cuộc tấn công của đối phương một cách hiệu quả.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Hamada Yasukazu cho biết trong một cuộc họp báo vào cuối tháng 8 rằng "có một khoảng cách rất lớn về năng lực tên lửa giữa Nhật Bản và Trung Quốc, điều này tạo cơ hội cho ĐCSTQ".

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nhật Bản nâng cấp máy bay chiến đấu và tăng cường diễn tập phòng không trước các mối đe dọa