Nhật Bản tăng cường khả năng quốc phòng, đột phá trong lĩnh vực phát triển tên lửa siêu thanh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasushi Hamada nhậm chức, ông nhấn mạnh rằng lĩnh vực quốc phòng sẽ được tăng cường cả về chất và lượng. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã dự trù ngân sách quốc phòng cho năm 2023, có thể vượt quá 5,5 nghìn tỷ yên.

Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản đã phóng tên lửa để thử nghiệm động cơ siêu thanh, đạt được bước đột phá trong công nghệ then chốt của tên lửa siêu thanh. Nhật Bản cũng có kế hoạch hợp tác phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu với Anh.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản: Tăng cường quốc phòng cả về chất và lượng

Theo tờ Kyodo News, nội các được cải tổ lại của Thủ tướng Kishida chính thức ra mắt vào ngày 12/8. Tại buổi lễ, tân Bộ trưởng Quốc phòng Yasuichi Hamada đã đề cập đến các hoạt động quân sự của ĐCSTQ, nhấn mạnh rằng để bảo vệ Nhật Bản khỏi những mối đe dạo về an ninh, chất lượng và số lượng quốc phòng cần phải được tăng cường.

Chính phủ Thủ tướng Kishida cũng đã tổ chức cuộc họp bốn bộ trưởng đầu tiên của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) sau khi nội các được cải tổ lần thứ hai và thảo luận về tình hình ở Đông Á, nơi căng thẳng leo thang do các cuộc tập trận quân sự của ĐCSTQ xung quanh Đài Loan.

Ông Hamada một lần nữa lên án việc ĐCSTQ phóng tên lửa đạn đạo vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản, nói rằng “Đây là một hành động rất đáng lo ngại”.

Ông Hamada cũng đề cập đến các động thái quân sự của Nga và Triều Tiên, nói rằng ngoài việc nâng cao năng lực quốc phòng của chính Nhật Bản và củng cố liên minh Nhật-Mỹ, "việc xây dựng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia cũng là một vấn đề quan trọng".

Ông Hamada, từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản năm 2008-2009, được tái bổ nhiệm vào chức vụ này trong bối cảnh Thủ tướng Fumio Kishida cam kết tăng ngân sách quốc phòng nhằm "đối phó các mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và Triều Tiên".

Vào ngày 27/8/2022, các cựu bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba và Yasushi Hamada sẽ dẫn đầu một cuộc họp của nghị sĩ liên đảng đến thăm Đài Loan.

Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản năm 2023 có thể vượt quá 5,5 nghìn tỷ yên

Vào ngày 03/8, các hướng dẫn cơ bản cho dự toán ngân sách năm 2023 do Bộ Quốc phòng Nhật Bản đưa ra đã được tiết lộ. Theo Kyodo News, chính sách cơ bản tuyên bố rằng, nước này sẽ tăng cường "khả năng tác chiến" trong các lĩnh vực mới như đất liền, trên biển, trên không, vũ trụ và không gian mạng, đồng thời cũng sẽ tăng cường "khả năng phòng thủ dự phòng" và các phương tiện bay không người lái tấn công từ ngoài phạm vi của đối thủ cùng các thiết bị không người lái khác.

Theo một số nguồn tin chính phủ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đề xuất tăng cường triệt để khả năng quốc phòng của mình trong vòng 5 năm tới, và yêu cầu ngân sách quốc phòng ước tính sẽ được điều chỉnh ở mức cao kỷ lục 5,5 nghìn tỷ yên (khoảng 282,8 tỷ nhân dân tệ).

Trong số các chi phí quốc phòng, có rất nhiều "câu hỏi" dành cho thiết bị mới và các khoản tiền không xác định khác, có thể làm tăng con số cuối cùng lên 6 nghìn tỷ yên.

Chính sách cơ bản nêu rõ rằng, cần phải đảm bảo "lợi thế bất đối xứng" ngăn chặn sự xâm lược bằng cách tấn công vào điểm yếu của kẻ thù. Ngoài khả năng tác chiến xuyên việt, các chức năng chỉ huy, kiểm soát và liên quan đến thông tin sẽ được tăng cường.

Để tăng cường khả năng phòng thủ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ bổ sung phí dự án cho việc nâng cấp hệ thống tên lửa đất chống hạm (SSM) Type 12 của lực lượng phòng vệ lục địa, đồng thời sẽ bố trí các chi phí liên quan cho việc mua các thiết bị bay không người lái, cũng như thay thế phương án hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis trên mặt đất.

Nhật Bản thử nghiệm động cơ phản lực siêu thanh với tốc độ tối đa vượt Mach 5

Theo Kyodo News, ngày 24/7, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã phóng tên lửa nghiên cứu cỡ nhỏ S-520-RD1 tại Đài quan sát Không gian Uchinoura ở tỉnh Kagoshima. Buổi phóng thử đã thành công tốt đẹp.

Tên lửa có tổng chiều dài 9,15 m, đường kính 52 cm, trọng lượng 2,6 tấn. Bộ mô phỏng động cơ gắn phía trên có thể đạt tốc độ Mach 5,5 ở tốc độ vượt quá 6.500 km/h.

Tên lửa đạt độ cao 168 km sau khi phóng được 3 phút rưỡi. Phần đầu tên lửa chứa thiết bị thử nghiệm cho động cơ phản lực đã tách ra khỏi tàu.

Có thông tin cho rằng, việc phóng loại tên lửa này chủ yếu là để thử nghiệm nguyên mẫu động cơ phản lực do Nhật Bản phát triển độc lập. Động cơ này có thể cung cấp cho tên lửa tốc độ vượt quá Mach 5 và là thành phần cốt lõi trong quá trình phát triển tên lửa siêu thanh.

Động cơ phản lực trong thiết bị thử nghiệm dài 1,8 m, đường kính 0,52 m và nặng 300 kg, chứa đầy nhiên liệu hydro và etylen, tương tự như động cơ phản lực HF2 được phát triển bởi dự án "Thử nghiệm nghiên cứu chuyến bay quốc tế Hypersonic" ở Hoa Kỳ và Úc.

Không giống như động cơ tên lửa truyền thống, máy bay phản lực không cần mang oxy lỏng mà sử dụng oxy trong khí quyển để đốt cháy nhiên liệu và luồng không khí đi qua động cơ với tốc độ siêu âm hoặc nhanh hơn. Vì không cần nạp oxy sẵn nên động cơ phản lực này sẽ cho phép chở trọng tải nặng hơn.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng sẽ triển khai một tên lửa siêu thanh có khả năng bay với tốc độ Mach 5,5 và phóng từ ba nền tảng: tàu ngầm, tàu nổi và máy bay trong vài năm tới.

Năm 2018, Bộ Quốc phòng Nhật Bản chính thức thành lập dự án phát triển tên lửa siêu thanh, thiết lập lộ trình nghiên cứu và phát triển tên lửa hành trình siêu thanh và tên lửa lướt siêu thanh song hành cùng nhau. Trong số đó, tên lửa hành trình siêu thanh được phóng bằng máy bay phản lực, có kích thước nhỏ, phù hợp để phóng từ bệ máy bay, dự kiến ​​lắp đặt vào năm 2030.

Anh và Nhật cùng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu

Anh và Nhật Bản sắp đi đến thỏa thuận hợp nhất các chương trình máy bay chiến đấu thế hệ mới Tempest và FX, và dự án chung này có thể ra đời vào cuối năm, ba nguồn tin nói với Reuters ngày 14/7.

Việc thúc đẩy kết hợp chương trình FX của Nhật Bản, do Mitsubishi Heavy Industries dẫn đầu, với chương trình Tempest của Anh, do BAE Systems PLC quản lý.

Báo cáo cho biết đây sẽ là nước Nhật đầu tiên sau chiến tranh tìm kiếm một quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ tham gia vào một dự án phát triển quân sự và là sự hợp tác lớn đầu tiên giữa Nhật Bản và Vương quốc Anh, vượt xa cả mong đợi trước đó của hai nước.

Một nguồn tin cho biết Anh và Nhật Bản sẽ đạt được quan hệ đối tác bình đẳng trong một dự án tiêu tốn hàng chục tỷ USD.

Sự kết hợp giữa Nhật và Anh sẽ giúp giảm nhẹ gánh nặng chi phí đối với mỗi nước, trong khi việc xuất khẩu sẽ giúp tăng số lượng sản xuất và giảm giá thành máy bay, giúp cả hai nước tăng cường ngân sách quốc phòng.

Báo cáo nhấn mạnh rằng, sự thay đổi trong chính sách quân sự-công nghiệp của Nhật Bản được thúc đẩy bởi cố Thủ tướng Shinzo Abe, người bị ám sát vào ngày 8/7, trong khi Thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida cũng nói rằng Nhật Bản sẽ tăng đáng kể "chi tiêu quốc phòng".

Trước thông tin trên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản trả lời: “Chúng tôi hy vọng sẽ quyết định hợp tác vào cuối năm nay và đang xem xét các khả năng khác nhau”.

Theo ước tính của các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tổng chi phí của dự án máy bay chiến đấu FX sẽ lên tới 40 tỷ USD, trong đó 700 triệu USD đã được phân bổ cho nghiên cứu và phát triển vào năm 2022. Dự án máy bay chiến đấu Tempest do BAE Systems dẫn đầu đã được lên kế hoạch nhận ngân sách chính phủ 2,5 tỷ bảng Anh vào năm 2025.

Ngày 29/7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace thông báo đã ký hợp đồng trị giá 250 triệu bảng Anh (khoảng 349 triệu USD Mỹ) tại nhà máy Wharton của BAE Systems để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu Tempest của nước này.

Hợp đồng là một phần của khoản đầu tư hơn 2 tỷ bảng Anh của chính phủ Anh vào Tempest thế hệ thứ sáu trong vòng bốn năm tới, đánh dấu sự phát triển của giai đoạn đánh giá.

Vào ngày 31/10/2020, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo rằng họ đã ký hợp đồng với Mitsubishi Heavy Industries để chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu mới của nước này. Máy bay chiến đấu mới, được đặt tên là FX, dựa trên những nỗ lực trước đây của Nhật Bản nhằm sản xuất máy bay chiến đấu bản địa, cuối cùng có thể thay thế máy bay chiến đấu cũ hơn như F-2 và các máy bay chiến đấu tiên tiến hiện nay như F-35 Lightning II của Lockheed Martin.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nhật Bản tăng cường khả năng quốc phòng, đột phá trong lĩnh vực phát triển tên lửa siêu thanh