Trung Quốc có phải là mối đe dọa hiện hữu đối với Hàn Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Rốt cuộc, cựu biên tập viên của Thời báo Hoàn cầu (Global Times), cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã từng phải thốt lên rằng: “Nếu Hàn Quốc chọn con đường thù địch với các nước láng giềng, thì điểm cuối của con đường đó có thể là Ukraine". Nói cách khác, cái giá phải trả của việc Seoul xích lại gần Washington chính là rủi ro.

Hàn Quốc là một quốc gia xuất khẩu giàu có.

Nhạc pop Hàn Quốc, thường được gọi là K-pop, có lẽ là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước này. Các nhóm như Blackpink và BTS.. đã đưa đất nước Đông Á lên bản đồ nghệ thuật. Trên thực tế, Hàn Quốc còn xuất khẩu nhiều mặt hàng hơn là những bản nhạc đứng đầu bảng xếp hạng (hit). Ngoài ra, nước này còn xuất khẩu chất bán dẫn, ô tô và dầu mỏ tinh chế.

Mặt khác, Hàn Quốc hiện nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Tuy nhiên, nền kinh tế của nước này dường như đang xấu đi. Nền kinh tế Hàn Quốc đang gặp khó khăn vì nhiều lý do. Một trong những lý do này là Trung Quốc, vốn là mối đe dọa đáng kể đối với sự thịnh vượng kinh tế của Hàn Quốc.

Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Hàn Quốc khiến nước này đặc biệt dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế toàn cầu. Đồng won của Hàn Quốc đã chạm mức thấp nhất trong 13 năm vào tháng 6/2022. Theo tờ The New York Times, lần cuối đồng tiền của nước này vượt ngưỡng 1.300 won là vào mùa hè năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kết thúc.

Do giá trị đồng tiền sụt giảm và giá năng lượng tăng vọt, Hàn Quốc đã công bố mức thâm hụt thương mại kỷ lục gần 9,5 tỷ USD trong tháng 8/2022. Theo tác giả Andrew Salmon, Hàn Quốc đã phải chịu thâm hụt thương mại hàng tháng kể từ tháng 4/2022. Ông Salmon cũng trích dẫn một bài báo của tờ Yonhap cho thấy sự sụt giảm rõ rệt về doanh số bán hàng của người mua hàng xuất khẩu lớn nhất thế giới của Hàn Quốc - Trung Quốc.

Vào tháng 8, ông nói thêm, “Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc chỉ đạt 13,13 tỷ USD trong tháng 8, giảm hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái".

Trong giây lát, chúng ta hãy quay trở lại K-pop, một trong những mặt hàng xuất khẩu phổ biến nhất của Hàn Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động một chiến dịch có hệ thống vào năm ngoái để đàn áp những người hâm mộ K-pop ở Trung Quốc. ĐCSTQ đã thấy (và có lẽ vẫn thấy) âm nhạc Hàn Quốc là mối nguy hiểm đối với đạo đức, trẻ em và an ninh tư tưởng của nước này. Một số độc giả có thể coi cuộc đàn áp là "tầm thường", nhưng như giáo sư Joseph Nye đã chứng minh rằng, chúng ta không bao giờ nên đánh giá thấp sức mạnh của quyền lực mềm.

Ngành công nghiệp K-pop có giá trị xuất khẩu là 756 triệu USD. Trên thực tế, việc cấm giới trẻ Trung Quốc tiếp cận không giới hạn với những người say mê tuổi tuổi vị thành niên là một vấn đề kinh tế lớn. Vào tháng 8, tờ Reuters đưa tin, các Bộ trưởng ngoại giao của Hàn Quốc và Trung Quốc đã gặp nhau để thảo luận về việc nối lại xuất khẩu K-pop và các loại văn hóa khác.

Các cuộc đàm phán dẫn đến việc nới lỏng một phần lệnh cấm đối với phim ảnh Hàn Quốc, nhưng không hẳn là lệnh cấm đối với âm nhạc Hàn Quốc. Gần đây nhất, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã gửi lời mời tới nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Đáng ngạc nhiên là ông Tập đã không đến thăm Hàn Quốc kể từ năm 2014, một năm sau khi nhậm chức. Tại sao?

Nói tóm lại, "tình keo sơn" giữa hai nước có phần mai một, đặc biệt là khi Hàn Quốc đã thể hiện rất rõ ràng rằng họ có ý định hợp tác với Hoa Kỳ, đối thủ số một của Trung Quốc. Như vậy, động thái này đã làm phật lòng Bắc Kinh.

Vào tháng 5 năm nay, Tổng thống Joe Biden đã khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), một sáng kiến ​​nhằm thúc đẩy thương mại công bằng hơn và xây dựng khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.

Với 14 thành viên, IPEF được thiết kế để chống lại mối đe dọa do ĐCSTQ gây ra. Ngay sau khi đưa ra sáng kiến, ông Yoon hứa sẽ tham gia IPEF, nhấn mạnh tầm quan trọng của sáng kiến ​​và sự cần thiết phải tạo ra “một trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Để "xát thêm muối vào nỗi đau" của ĐCSTQ, Tổng thống Hàn Quốc còn bày tỏ sự quan tâm của Hàn Quốc trong việc biến Đối thoại an ninh Tứ giác (Quad) thành Đối thoại an ninh Ngũ giác (Quint). Đối thoại an ninh Tứ giác là một diễn đàn đối thoại về ngoại giao và một liên minh an ninh không chính thức được thiết kế để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc

Như vậy, quý vị cũng đừng ngạc nhiên khi ông Tập không chấp nhận lời mời của ông Yoon.

Một báo cáo gần đây của tổ chức Center for American Progress (CAP), một viện nghiên cứu có trụ sở tại Washington, cho thấy, “sự thù địch công khai” của công dân Hàn Quốc đối với Trung Quốc đang gia tăng. Các tác giả của báo cáo cho biết, sự thù địch này là tin xấu đối với Trung Quốc nhưng lại là tin tuyệt vời đối với “Mỹ, Nhật Bản và các đối tác khác trong khu vực”.

Báo cáo đánh giá về một cuộc khảo sát nghiên cứu được thực hiện ở Hàn Quốc vào đầu năm nay. Kết quả cho thấy cả thế hệ Millennials (những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) và Thế hệ Z (nhóm người được sinh ra vào khoảng thời gian từ 1997 đến 2012), xương sống của nền kinh tế Hàn Quốc, là chất xúc tác làm gia tăng tâm lý chống Trung Quốc. Các tác giả của báo cáo lập luận rằng, các chính trị gia Hàn Quốc sẽ làm tốt việc giải quyết tâm lý này của cả hai thế hệ trên, vì họ tạo thành "một nhóm cử tri dao động ngày càng quan trọng" đối với nước này.

Ý chí của người dân dường như đang đẩy Hàn Quốc xích lại gần Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do Bắc Kinh và Seoul chỉ cách nhau gần 1.000 km, cho nên tình cảm chống Trung Quốc ngày càng gia tăng có thể sẽ khiến người Hàn Quốc phải trả giá đắt. Nếu khoảng cách khiến trái tim yêu thương hơn, thì sự gần gũi rất có thể gây ra tai họa.

Một số tác giả của báo cáo lo ngại rằng, nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan, họ cũng có thể nhắm đến việc xâm lược Hàn Quốc. Điều này nghe có vẻ xa vời, có thể đúng và cũng có thể sai.

Rốt cuộc, cựu biên tập viên của Thời báo Hoàn cầu (Global Times), cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã từng phải thốt lên rằng: “Nếu Hàn Quốc chọn con đường thù địch với các nước láng giềng, thì điểm cuối của con đường đó có thể là Ukraine". Nói cách khác, cái giá phải trả của việc Seoul xích lại gần Washington chính là rủi ro.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Theo The Epoch Times

Thanh Hải biên dịch

Tác giả John Mac Ghlionn là nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Bài viết của ông được đăng trên nhiều tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, Newsweek, National Review, The Spectator US, và những tờ báo uy tín khác. Ông cũng là chuyên gia về tâm lý xã hội và rất quan tâm đến các vấn đề như rối loạn chức năng xã hội và thao túng truyền thông.



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc có phải là mối đe dọa hiện hữu đối với Hàn Quốc?