Trung Quốc phản đối kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào tháng 7, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã công bố một báo cáo ủng hộ kế hoạch của Nhật Bản về việc xả nước đã qua xử lý an toàn từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển một cách an toàn. Trong khi Hàn Quốc và Đài Loan công nhận kết quả, thì Trung Quốc cực lực phản đối điều đó. Giới quan sát cho rằng động thái này của Bắc Kinh là đòn tấn công nhằm phá hoại liên minh Mỹ - Nhật - Hàn.

Thiết bị loại bỏ đa hạt nhân ALPS

Vào ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh và sóng thần ở miền đông Nhật Bản đã làm gián đoạn nguồn cung cấp điện tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, làm tan chảy ba lò phản ứng, do đó làm ô nhiễm nguồn nước và nước ngầm được sử dụng để làm mát nhiên liệu hạt nhân nóng chảy bằng hạt nhân phóng xạ. Kết quả là, kể từ sau thảm họa hạt nhân, cần phải có nước liên tục để làm mát nhiên liệu nóng chảy và các mảnh vỡ nhiên liệu.

Lượng nước được xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã tăng thêm 90 tấn mỗi ngày. Tính đến cuối tháng 6, 1,34 triệu tấn đã được chất đầy vào gần 1.000 bể chứa. Hiện tại, 98% bể chứa đang được sử dụng. Với tốc độ này, các bể chứa sẽ được lấp đầy từ tháng 2/2023 đến tháng 6/2024.

Để giải quyết các vấn đề như địa điểm lưu trữ, sau 6 năm nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia, vào tháng 4/2021, chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố rằng họ sẽ xem xét xả nước được xử lý bằng Hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) ra biển.

Chính phủ Nhật Bản đã ban hành một biện pháp cụ thể vào tháng 12/2021, biện pháp này được cập nhật vào tháng 8/2022 và một lần nữa vào tháng 1/2023. Chính phủ đã tiến hành 9 phiên họp nội các liên quan để xem xét rõ ràng vấn đề này từ tháng 4/2021 đến tháng 4/2023.

Phần lớn các nguyên tố phóng xạ trong nước bị ô nhiễm đã được loại bỏ sau hai chu kỳ lọc ALPS (mặc dù một số hợp chất phóng xạ, chẳng hạn như tritium, rất khó loại bỏ). Nước được xử lý ALPS sau đó được pha loãng hơn 100 lần với nước biển. Theo đó, hàm lượng tritium trong nước chưa đến 1.500 becquerel/lít (đơn vị bức xạ), chưa bằng 1/7 mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nước uống, và thấp hơn nhiều so với 1/40 giá trị an toàn do Nhật Bản quy định.

Theo các thử nghiệm và đánh giá, tác động bức xạ do xả nước đã qua xử lý ALPS là “không đáng kể” vì nó nhỏ hơn 1/100.000 bức xạ tự nhiên tại Nhật Bản. Người ta ước tính rằng các khu vực biển có nồng độ tritium trong nước cao hơn nồng độ hiện tại (1 Bq/L) chỉ giới hạn ở vùng nước trong phạm vi hai km tính từ nhà máy điện hạt nhân. Thậm chí, tại khu vực này, nước đáp ứng đầy đủ tiêu chí an toàn của Nhật Bản và tiêu chuẩn nước uống của WHO.

Kết quả Đánh giá của IAEA

Theo yêu cầu của chính phủ Nhật Bản, các quan chức của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đã đến thăm Nhật Bản từ ngày 14/2 đến ngày 18/2/2022 để đánh giá mức độ an toàn của nước được xử lý bằng ALPS tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.

Sáu nhân viên của IAEA, trong đó có ông Gustavo Caruso, Giám đốc Bộ phận An toàn và An ninh hạt nhân IAEA, cùng 8 chuyên gia quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Argentina đã đến thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi và kiểm tra mức độ an toàn của nguồn nước được xử lý bằng ALPS tại nhà máy.

Vào ngày 2/6, IAEA thông báo tại Tokyo rằng họ đã hoàn tất khâu đánh giá cuối cùng đối với nước được xử lý bằng ALPS.

Hôm 4/7, ông Rafael Mariano Grossi, Tổng giám đốc IAEA, đã trình bày báo cáo đánh giá hai năm của cơ quan này trước Thủ tướng Nhật Bản. Báo cáo kết luận rằng việc xả nước đã qua xử lý hạt nhân ở Nhật Bản đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế và có thể bỏ qua các tác động phóng xạ của nó đối với con người và môi trường.

Vào ngày 7/7, Cơ quan quản lý hạt nhân của Nhật Bản đã gửi giấy chứng nhận kiểm tra thiết bị cho Công ty Điện lực Tokyo, cho thấy cơ sở phát thải đã được điều chỉnh và sẵn sàng.

Ngày 8/7, ông Grossi xác nhận với Hãng thông tấn Yonhap rằng các chuyên gia quốc tế tham gia cuộc đánh giá không có ý kiến trái chiều về báo cáo đánh giá xả thải từ nhà máy điện hạt nhân. Nhóm xác minh bao gồm một chuyên gia Trung Quốc, có nghĩa là chuyên gia Trung Quốc cũng không phản đối kết quả báo cáo.

Ông Grossi cũng cho biết phương pháp giảm tái phát nồng độ bằng phương pháp pha loãng không phải là mới lạ, bởi trước đây Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ và Pháp đều đã áp dụng phương pháp này.

Nhiều chuyên gia quốc tế cũng tán thành tiêu chuẩn khí thải của Nhật Bản.

Hàn Quốc và Đài Loan chấp thuận, Trung Quốc phản đối

Hôm 7/7, chính phủ Hàn Quốc cho biết, sau khi được pha loãng với nước biển, nước đã qua xử lý sẽ mất từ ​​4 đến 5 năm để đến được vùng biển của Hàn Quốc, và từ quan điểm khoa học, các bức xạ như tritium sẽ khó ảnh hưởng đến vùng biển của nước này.

Chính phủ Đài Loan cam kết sẽ giám sát chặt chẽ tình hình, lưu ý rằng do dòng hải lưu, phần lớn nước được xử lý sẽ chảy vào phía đông Thái Bình Dương và chỉ một phần nhỏ vào vùng biển Đài Loan. Do đó, lượng nước này sẽ loãng dần theo thời gian, và không quá một hai năm sau mới đến được vùng biển Đài Loan.

Tuy nhiên, tại phiên họp thứ 53 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, đại diện Trung Quốc đã cáo buộc Nhật Bản chuyển nguy cơ ô nhiễm hạt nhân cho toàn nhân loại.

Ngày 20/7, tại cuộc họp báo thường kỳ, bà Mao Ninh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, việc Trung Quốc phản đối kế hoạch gây ô nhiễm vùng biển của Nhật Bản là có cơ sở.

Kể từ khi IAEA đệ trình báo cáo thanh tra và Nhật Bản quyết định xả nước đã qua xử lý, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt đầu tiến hành kiểm tra toàn diện 100% thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản. Theo 5 công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Trung Quốc, việc chậm thông quan khiến hải sản của họ mất độ tươi và không bán được, gây thiệt hại hàng trăm triệu yên.

Ngày 21/7, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno phát biểu tại một cuộc họp báo rằng động thái của Bắc Kinh đi ngược lại mong muốn của cộng đồng quốc tế về nới lỏng và dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản. Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc thảo luận khoa học và cố gắng loại bỏ các quy định này càng sớm càng tốt.

Tại sao Trung Quốc kìm hãm Nhật Bản?

Một số nhà bình luận chỉ trích rằng luận điệu của Bắc Kinh về bảo vệ sức khỏe và môi trường biển chỉ là ngụy biện.

Nhật báo Sankei Shimbun của Nhật Bản viết: "Không có vấn đề gì với kết quả xác minh của các tổ chức quốc tế, và cái gọi là vấn đề an ninh là tuyên truyền và tin đồn ác ý”.

“Bằng cách làm ngơ trước yêu cầu của Nhật Bản về một cuộc thảo luận dựa trên bằng chứng khoa học, Trung Quốc ngầm thừa nhận sự vô lý trong các yêu sách của chính mình. Mục tiêu chính của ĐCSTQ là kiềm chế lập trường cứng rắn của Nhật Bản đối với tình hình, nền kinh tế và an ninh của Đài Loan”.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bắt tay tại cuộc gặp song phương trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản, vào ngày 18/5/2023. (Ảnh: Kiyoshi Ota/Getty Images)
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bắt tay tại cuộc gặp song phương trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản, vào ngày 18/5/2023. (Ảnh: Kiyoshi Ota/Getty Images)

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times vào ngày 02/7, nhà văn độc lập Gia Cát Minh Dương (Zhuge Mingyang) tin rằng việc phản đối Nhật Bản xả nước đã qua xử lý hạt nhân là cơ hội để ĐCSTQ trấn áp, tống tiền và tấn công Nhật Bản.

“Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã hình thành một tam giác sắt chống lại ĐCSTQ, và họ coi Đài Loan là đồng minh chiến lược, đồng thời tăng cường năng lực phòng thủ cho [Đài Loan]”.

Tuy nhiên, ông Gia Cát Minh Dương không lạc quan về việc liệu ĐCSTQ có thể thực hiện được ước nguyện của mình hay không.

Ông nói: “Việc ĐCSTQ có thể đạt được mục tiêu của mình hay không là một vấn đề khác”.

Theo The Epoch Times

Lam Giang biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc phản đối kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản