Úc đẩy mạnh tiến độ thu mua vũ khí bất chấp đe dọa gia tăng từ Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Úc đang đẩy nhanh tiến độ mua sắm trang thiết bị và công nghệ quốc phòng tân tiến trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị toàn cầu leo thang; áp lực gia tăng từ Trung Quốc.

Đẩy mạnh tiến độ thu mua vũ khí

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ Úc Melissa Price đã chỉ đạo những thay đổi, trong đó liên quan đến việc cắt băng khánh thành những dự án trước đây đàm phán gia hạn lên đến vài năm.

Bà Price cho biết: “Đối với một dự án mà trước đây phải mất bốn năm, thậm chí lâu hơn thế mới có thể đi đến ký kết thì những thay đổi này sẽ rút ngắn thời gian lên đến 12 tháng".

Việc cung cấp năng lực được cải thiện cho Lực lượng Phòng vệ Úc (ADF) được thực hiện sau khi xem xét lại quy trình trước đó vào tháng 09/2020. Các biện pháp mới hứa hẹn sẽ cắt giảm cả thời gian và chi phí cho các dự án có giá trị trên 20 triệu USD.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ Melissa Price trong buổi lễ đóng tàu cho Tàu tuần tra ngoài khơi đầu tiên ‘Pilbara’ vào ngày 11/9/2020 tại Perth, Úc. (Ảnh Getty Images)

Thoả thuận đắt giá và mới nhất của Úc với công ty Hanwha (Hàn Quốc) trị giá 1 tỷ USD. Đây là động thái nhằm củng cố sức mạnh phòng thủ của Úc với 30 xe pháo tự hành và 15 xe cung cấp đạn bọc thép.

Bà Melissa Price cho biết: “Việc thực thi các đề xuất sẽ cải thiện đáng kể cách thức kinh doanh của Bộ quốc phòng".

Bộ trưởng Price nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp lý hóa việc mua vũ khí và thiết bị mới trong bối cảnh căng thẳng đang âm ỉ trên quy mô toàn cầu.

“Môi trường chiến lược của chúng ta đang xấu đi. Điều này sẽ gây ra những thách thức không nhỏ buộc chúng ta phải vượt qua. Vì vậy chúng ta cần phải trang bị một hệ thống mua sắm nhanh hơn để có thể đáp ứng được năng lực cho Lực lượng Phòng vệ Úc và coi ngành công nghiệp này như một đối tác căn bản".

Bà nói: “Sự thay đổi và các ý tưởng khác được đưa ra sau đánh giá sẽ giúp ngành công nghiệp có sự chuẩn bị tốt hơn và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của quốc phòng và chính phủ".

Thông báo này được đưa ra khi mâu thuẫn ngày càng gia tăng giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các nền dân chủ trên toàn thế giới.

Bắc Kinh thừa nhận chiến tranh thương mại với Úc vì động cơ chính trị

Trước đó, Bắc Kinh đã áp lệnh trừng phạt thương mại đối với Úc. Đây được coi là một quyết định có động cơ chính trị được đưa ra sau khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus ĐCSTQ.

Theo đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Lập Kiên, nói với các phóng viên vào ngày 06/07 rằng Úc sẽ không thể tự do thương mại và thu lợi từ Trung Quốc trong khi chống lại nước này về các vấn đề quốc tế.

Triệu Lập Kiên nói: “Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ quốc gia nào thu được lợi ích từ việc kinh doanh với Trung Quốc trong khi cáo buộc và bôi nhọ Trung Quốc một cách vô căn cứ và phá hoại lợi ích cốt lõi của Trung Quốc dựa trên ý thức hệ".

Triệu Lập Kiên cũng đổ lỗi cho chính phủ Úc vì các ngành của họ làm ăn thua lỗ, nói rằng các lệnh trừng phạt thương mại là hợp lý vì Úc đã chống lại Trung Quốc và ủng hộ các nước khác và kết quả là “người dân của họ sẽ phải trả giá đắt cho các chính sách sai lầm của chính phủ."

Rạn nứt gia tăng từ nhiều nguyên nhân trước đó

Bình luận của người phát ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc ngày càng trầm trọng sau khi chính phủ Úc kêu gọi điều tra về nguồn gốc của vi rút Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng 04/2020 đã khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc nổi giận, người đã cáo buộc Úc “chiều chuộng” Washington.

Va chạm tồn tại trước đó là việc chính phủ Úc là cấm mạng 5G của Huawei vì lo ngại về tiềm năng của nó đối với hoạt động gián điệp, và lập trường mạnh mẽ của Úc về hành vi của Trung Quốc trong những vấn đề trên Biển Đông .

Rạn nứt cũng gia tăng khi Canberra tuyên bố sẽ xé bỏ thỏa thuận Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường giữa Bắc Kinh và Victoria. Lý do đưa ra là nó không phù hợp với chính sách đối ngoại của Úc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc Văn Bân đã phản ứng lại thông báo này bằng cách nói với Úc rằng nước này cần phải sửa chữa những sai lầm của mình và thay đổi hướng đi.

Thủ quỹ Josh Frydenberg bảo vệ hành động của Úc, nói rằng Úc sẽ không nhường bước cho hành động ép buộc kinh tế của Bắc Kinh cũng như ưu tiên lợi ích tài chính của việc duy trì mối quan hệ thương mại tích cực với chế độ cộng sản.

“Chúng tôi sẽ không đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu, chúng tôi sẽ đặt lợi ích quốc gia rộng lớn hơn lên hàng đầu,” Frydenberg nói với các phóng viên.

“Điều đó có nghĩa là phải có ý thức rất rõ ràng và nhất quán về lợi ích quốc gia của chúng ta và đó là những gì chúng ta đã làm dưới thời Thủ tướng Morrison".

Giữ vững lập trường trước sự đe doạ

Nhưng Úc vẫn tiếp tục đẩy lùi sự áp bức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton trước đó đã phát biểu tại thủ đô Canberra hôm 26/11 về chế độ Bắc Kinh rằng đã tung ra những lời lẽ nông cạn về hòa bình.

“Tất cả chúng ta đều đã quen thuộc với những tuyên bố thường xuyên của chính phủ Trung Quốc rằng họ cam kết duy trì hòa bình, hợp tác và phát triển. Nhưng chúng ta đã được chứng kiến sự trái ngược rõ ràng giữa lời nói và hành động của họ".

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton phát biểu trong buổi lễ đánh dấu việc chính thức bắt đầu Cuộc tập trận Talisman Sabre, Căn cứ Amberley của RAAF, ở Brisbane vào ngày 14/07/2021. (Ảnh The Epoch Times)

Dutton cũng đưa ra nhận xét về các sự kiện gây hấn đã và đang diễn ra trên toàn thế giới.

Dutton nói: “Chúng ta đang đối mặt với những thách thức bao gồm quân sự hoá nhanh chóng, căng thẳng về yêu sách lãnh thổ, cưỡng ép kinh tế, phá hoại luật pháp quốc tế,… thông tin sai lệch, can thiệp từ nước ngoài và các mối đe dọa an ninh mạng”.

Cụ thể, ông Dutton chỉ ra rằng Bắc Kinh vi phạm các thỏa thuận quốc tế sau khi nước này xây dựng 20 tiền đồn nhân tạo trên Biển Đông, gửi máy bay phản lực quân sự vào vùng phòng không của Đài Loan, sử dụng tàu đánh cá của lực lượng dân quân trong vùng biển của Philippines và leo thang biên giới, căng thẳng giữa cả Ấn Độ và Nhật Bản.

Ông cũng kêu gọi Bắc Kinh đưa ra quyết định tước bỏ các thể chế dân chủ của Hồng Kông, các hoạt động an ninh mạng trong việc chống lại các chính phủ và thể chế thương mại nước ngoài, cũng như tuyên truyền chống Úc xoay quanh sứ mệnh gìn giữ hòa bình của quân đội Úc tại Afghanistan.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng cũng nhận thức được rằng Úc phải tránh gây xung đột với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

“Tất cả các thành phố lớn ở Úc (gồm cả Hobart, đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Trung Quốc,” Dutton nói. “Lập trường của Úc rất rõ ràng: hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra xung đột".

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Úc đẩy mạnh tiến độ thu mua vũ khí bất chấp đe dọa gia tăng từ Trung Quốc