Bộ Tư pháp Hoa Kỳ: Cuộc chiến chống lại sự xâm nhập của ĐCSTQ đạt đến quy mô lịch sử

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các chiến dịch của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) nhằm chống lại các cuộc tấn công vào lợi ích Hoa Kỳ trên nhiều phương diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã nâng lên một cấp độ chưa từng thấy trong lịch sử.

Tính đến tháng 2/2020, FBI đã tiến hành khoảng 1.000 cuộc điều tra về các vụ đánh cắp các bí mật thương mại Hoa Kỳ của Trung Quốc. Đây chỉ là một trong nhiều “mặt trận” rộng khắp của ĐCSTQ trong chiến dịch chống Hoa Kỳ.

Theo Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết, tất cả các văn phòng FBI đang tiến hành điều tra về các vụ đánh cắp bí mật thương mại liên quan đến Trung Quốc, với các nạn nhân trải rộng trên hầu hết mọi lĩnh vực và các ngành công nghiệp.

Cuộc chiến ​​chống lại cuộc tấn công của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ đã lên đến quy mô lịch sử nhưng hầu như không được chú ý, lý do vì DOJ và FBI chỉ tập trung nhắm vào các cuộc điều tra không ngừng nghỉ mang tính chính trị kể từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 tại đất nước này.

Theo một đánh giá tổng quan về các thông cáo báo chí của DOJ, cho thấy các cáo trạng liên quan đến sự xâm nhập của Trung Quốc vào Hoa Kỳ kể từ năm 2019 nhiều hơn so với toàn bộ 8 năm dưới thời chính quyền Obama.

Trong một hội nghị ngày 6/2, ông John Brown, trợ lý giám đốc tại FBI, cho biết: “Chúng tôi tin rằng không có quốc gia nào tạo ra mối đe dọa lớn hơn ĐCSTQ. Hoa Kỳ chưa phải đối mặt với mối đe dọa tương tự như thế này kể từ thời Chiến tranh Lạnh với Liên Xô”.

Ông nói thêm: “Ngày nay, các cuộc điều tra liên quan đến chính phủ Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng công việc phản gián của chúng tôi, hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử FBI”.

Vào tháng 11 năm 2018, Tổng chưởng lý lúc bấy giờ là ông Jeff Sessions đã phát động một chiến dịch với tên gọi chính thức là Sáng kiến ​​Trung Quốc, vào thời điểm trước khi ông đệ đơn từ chức. Những nỗ lực của chính quyền Trump trong vấn đề này đã được nâng lên một tầm cao hơn so với trước đây.

Ông Sessions lưu ý rằng không ai bị buộc tội là gián điệp cho Trung Quốc trong suốt 4 năm cuối của chính quyền Obama, trong khi đó, chính quyền Trump đã truy tố 4 điệp viên nghi ngờ chỉ trong năm 2017.

Ông Session đã chỉ đạo DOJ tập trung vào hàng loạt các vấn đề ưu tiên liên quan đến sự xâm nhập của Trung Quốc, bao gồm:

  • Xác định các vụ đánh cắp bí mật thương mại quan trọng.
  • Phát triển một chiến lược để theo dõi những tình báo phi truyền thống (những người thu thập, đánh cắp các công nghệ và thông tin nhạy cảm của Hoa Kỳ nhằm cung cấp, đáp ứng cho chính quyền Trung Quốc) của chế độ ĐCSTQ.
  • Áp dụng Luật đăng ký đại diện nước ngoài nhằm chống lại các đại diện chưa đăng ký đang tìm cách thúc đẩy lợi ích của chính quyền Trung Quốc.

Kể từ đó, các cơ quan thực thi pháp luật liên bang đã đưa ra những cáo buộc mang tính bước ngoặt về một số trường hợp. Các bản cáo trạng gần đây nhất đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về sự đa dạng trong các phương thức mà ĐCSTQ đang sử dụng, để đánh cắp bí mật thương mại, công nghệ của Hoa Kỳ.

Vào ngày 28 tháng 1, DOJ đã đưa ra các cáo trạng buộc tội đối với: một giáo sư cấp cao của Harvard, một sinh viên Trung Quốc tại Đại học Boston và một nhà nghiên cứu Trung Quốc làm việc tại một trung tâm y tế ở Boston. Các bản cáo trạng nêu rõ cách thức mà ĐCSTQ đã áp dụng nhiều biện pháp tiếp cận khác nhau nhằm vào các cơ sở nghiên cứu và học thuật của Hoa Kỳ, cụ thể như sau:

  • Giáo sư Charles Lieber của Harvard, bị buộc tội lừa dối chính quyền liên bang về việc ông được trả 50.000 USD mỗi tháng thông qua chương trình Vạn tài năng của Trung Quốc, trong khi ông đang phục vụ cho chính quyền Trung Quốc.
  • Sinh viên Đại học Boston Diệp Viên Khánh bị cáo buộc đã nói dối về việc cô là một trung úy của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và đang phục vụ trong quân đội Trung Quốc.
  • Trường hợp thứ ba là nhà nghiên cứu người Trung Quốc bị cáo buộc đã đánh cắp các lọ chứa các thí nghiệm nghiên cứu ung thư từ Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess và cố gắng chuyển lậu chúng vào Trung Quốc.

Trong một phát biểu vào ngày 6/2, giám đốc FBI Wray cho biết: “Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện cách tiếp cận vào mọi công cụ và mọi lĩnh vực của Hoa Kỳ, điều đó đòi hỏi chúng ta phải đáp trả bằng cách tiếp cận mọi công cụ và mọi lĩnh vực trong công tác phản gián”.

Ông nhấn mạnh: “Rõ ràng là, mối đe dọa này không phải ám chỉ toàn bộ người dân Trung Quốc, và chắc chắn không phải là về một nhóm người Mỹ gốc Hoa, mà là về chính phủ Trung Quốc và ĐCSTQ”.

ĐCSTQ đã công khai tham vọng của mình cách đây 5 năm khi công bố kế hoạch “Made in China 2025”, một nỗ lực toàn xã hội nhằm đưa Trung Quốc trở thành nhà lãnh đạo thế giới về công nghệ thông tin, robot, năng lượng xanh, hàng không vũ trụ và các ngành công nghiệp khác. Theo các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ, những bước tiến để đạt tới mục tiêu này chủ yếu dựa vào hành vi đánh cắp các sáng tạo từ Hoa Kỳ.

Ông Wray nói: “Chính phủ Trung Quốc đang chiến đấu trong một cuộc chiến thế hệ để vượt qua đất nước chúng ta trong vai trò lãnh đạo về kinh tế và công nghệ. Nhưng không phải thông qua cách đổi mới chính đáng, không phải thông qua cạnh tranh công bằng và hợp pháp, và không phải bằng cách cho công dân của họ quyền tự do suy nghĩ, phát ngôn và sáng tạo như cách mà chúng ta trân trọng công dân của chúng ta tại Hoa Kỳ. Thay vào đó, họ cho thấy rằng họ đã sẵn sàng leo lên các nấc thang kinh tế của mình bằng cách bí mật đánh cắp chi phí của chúng ta”.

Kể từ thông báo năm 2015 về kế hoạch “Made in China 2025”, DOJ đã điều tra các vụ đánh cắp bí mật thương mại thuộc 8 trong số 10 lĩnh vực công nghệ mà Trung Quốc đang khao khát thống trị. Bởi vì kế hoạch trung tâm dưới chế độ của ĐCSTQ là kìm hãm sự đổi mới; do đó, họ không thể đạt được những bước tiến nhanh chóng trong các lĩnh vực, nếu không có hành vi đánh cắp bí mật thương mại, công nghệ một cách có hệ thống như vậy.

Sự tập trung của DOJ vào vấn đề này đã phá hủy cốt lõi của kế hoạch thống trị toàn cầu của Trung Quốc.

Theo một đánh giá các cáo trạng của DOJ, mặc dù số vụ đánh cắp công nghệ liên quan đến Trung Quốc đã gia tăng kể từ năm 2003, các báo cáo điều tra cho thấy chỉ có 9 vụ truy tố trong 8 năm của chính quyền Obama. Để so sánh, chính quyền Trump đã đưa ra các cáo buộc liên quan đến Trung Quốc trong 12 vụ đánh cắp bí mật thương mại.

Vào ngày 6 tháng 2, Tổng chưởng lý William Barr phát biểu: “Trong quá khứ, các chính quyền Hoa Kỳ trước đây và nhiều người trong khu vực tư nhân thường rất sẵn lòng đồng tình với các chiến thuật không lành mạnh (đe dọa và lừa gạt trong bí mật) của Trung Quốc. Chính quyền hiện tại của chúng ta đã chuyển sang đối đầu và chống lại Trung Quốc”.

Trung Quốc có liên quan đến khoảng 80% trong tất cả các cáo buộc gián điệp kinh tế do DOJ đưa ra, và có liên quan đến 60% các vụ trộm cắp bí mật thương mại.

Mặc dù tổng số lượng các vụ truy tố là tương đối ít, FBI và DOJ xem các vụ việc lần này là một động lực để thúc đẩy khu vực tư nhân hành động. Theo Luật sư Hoa Kỳ Andrew Lelling, một trong số 5 luật sư Hoa Kỳ được chỉ định cho chiến dịch Sáng kiến ​​Trung Quốc, các vụ truy tố gần đây trong lĩnh vực học thuật là cảnh báo đối với các trường đại học thuộc khu vực tư nhân. Họ cần “thức tỉnh“ trước mối đe dọa từ Trung Quốc, đồng thời cần tăng cường thắt chặt các biện pháp nội bộ.

Sáng kiến ​​Trung Quốc đã phát triển song hành cùng với những nỗ lực khác của chính quyền Trump, bao gồm cả cuộc chiến thương mại và sự leo thang trong cuộc đấu tranh chống hàng giả Trung Quốc, nhằm chống lại âm mưu của ĐCSTQ nhắm vào Hoa Kỳ.

Nhiều vụ án mà FBI đang điều tra đều dựa theo các công ty trong khu vực tư nhân. Theo các quan chức thực thi pháp luật cấp cao, các công ty tư nhân không muốn tuyên bố công khai rằng họ là nạn nhân của chính quyền Trung Quốc, vì sợ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Phía Trung Quốc rất có thể sẽ áp dụng chiến thuật trả thù bao gồm các cáo buộc chống độc quyền đối với các công ty Hoa Kỳ ở Trung Quốc.

Theo Trevor Loudon, một chuyên gia về sự xâm nhập của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ, chiến dịch DOJ nhằm chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc là chưa từng có trong lịch sử, ngay cả khi so sánh với hoạt động điều tra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh với Liên Xô.

“Đây là điều chưa từng có. Ngay cả ở thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh cũng chưa bao giờ có nhiều hơn vài chục trường hợp”, ông Loudon nói.

Marc Ruskin, cựu đặc vụ FBI, chỉ ra rằng 1.000 vụ cáo buộc liên quan đến Trung Quốc trải rộng trên 56 văn phòng của FBI không phải là con số đáng kinh ngạc. Nhưng ông cho rằng tổng số có thể cao hơn vì FBI cần bảo vệ tính toàn vẹn của các cuộc điều tra và để tránh việc tiết lộ các vụ nghi ngờ”.

“Có thể có đến 5.000 trường hợp. Tuy nhiên, giám đốc FBI Wray cần phải cân nhắc về tính an ninh và chiến lược khi đưa ra các tuyên bố công khai”, Mitch Ruskin nói.

Các vụ truy tố kể từ năm 2018 cho thấy DOJ đã sẵn sàng mở rộng phạm vi các cáo buộc trong các vụ kiện liên quan đến sự xâm nhập của Trung Quốc. Các vụ gián điệp và bí mật thương mại là tương đối khó chứng minh, và chính phủ Hoa Kỳ đã cho thấy họ sẵn sàng làm việc xung quanh vấn đề này bằng các cáo buộc “cổ cồn trắng” (liên quan đến tội phạm có động cơ tài chính, tội phạm bất bạo động được thực hiện bởi các doanh nghiệp và các chuyên gia chính phủ).

Chẳng hạn như trường hợp Lieber, giáo sư Harvard, bị buộc tội nói dối về mối quan hệ liên kết của ông với một trường đại học Trung Quốc. Năm ngoái, một giáo sư tại Đại học Kansas đã bị buộc tội lừa đảo vì che giấu sự thật rằng đang làm việc cho một trường đại học Trung Quốc.

Ông Ruskin cho biết FBI đã chuyển sang sử dụng các công cụ điều tra phi truyền thống (nhắm vào điều tra phản gián đối với các vụ đánh cắp bí mật thương mại và công nghệ), và giảm nhẹ các hoạt động của các dịch vụ tình báo đặc thù.

Ngoài ra, chuyên gia về sự phá hoại của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ, cô Diana West cho rằng trong khi các cuộc điều tra và truy tố đang gia tăng rất lớn, thì cần phải làm nhiều hơn nữa để chống lại Trung Quốc từ góc độ chính sách.

Cô West đã đề cập đến nhiều cuộc điều tra về gián điệp nguyên tử (đánh cắp bí mật vũ khí hạt nhân) có từ nhiều thập kỷ qua nhưng đã không được tiếp tục thực hiện

Cô nói: “Tôi nghĩ rằng những bằng chứng trong các bản cáo trạng, các vụ bắt giữ, dường như chưa bao giờ thực sự giải quyết vấn đề ở quy mô đang diễn ra. Khi chính sách của chính phủ thay đổi hoặc các vụ kiện được đưa ra tòa, điều này đã trở thành một biện pháp nghiêm túc hơn của chính phủ”.

Theo Luật sư Jay Town của Hoa Kỳ, DOJ có thể được hưởng lợi từ một trong những thay đổi về mặt lập pháp của Hoa Kỳ. Đó là việc sửa đổi Đạo luật Đăng ký Đại diện Nước ngoài, nhằm mở rộng định nghĩa về một đại diện nước ngoài bên cạnh hoạt động chính trị, và bao gồm cả các lĩnh vực nghiên cứu thay mặt chính phủ nước ngoài.

“Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là ít nhất phải có một điểm trong Đạo luật mới này, để áp dụng không chỉ cho hoạt động chính trị, mà có lẽ còn cho hoạt động nghiên cứu và một số thứ khác. Đồng thời đưa ra cơ sở hợp lý cho những gì Tổng thống và Bộ Tư pháp đang cố gắng thực hiện trong việc truy tố những cá nhân đang nhận những khoản trợ cấp này, và có lẽ sử dụng chúng cho mục đích bất chính”, luật sư Town cho biết vào ngày 6/2.

Đại Hải
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ: Cuộc chiến chống lại sự xâm nhập của ĐCSTQ đạt đến quy mô lịch sử