Chuyên gia: Chính sách về Đài Loan của ĐCSTQ là cưỡng bức và lừa dối

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Loan đã tạo cơ hội thích hợp cho ĐCSTQ thể hiện cách tiếp cận với quốc đảo theo hai hướng: cưỡng bức và lừa dối. Cánh tay cưỡng bức là cuộc diễn tập quân sự sau chuyến thăm, trong khi cánh tay lừa dối là Sách Trắng được phát hành ngay sau cuộc diễn tập.

Cưỡng chế

Ngay sau khi bà Pelosi rời đi, ĐCSTQ đã phát động một cuộc tập trận quân sự đáng sợ nhằm tạo ra một “bình thường mới” cho Đài Loan. Theo các nhà phân tích quân sự Trung Quốc, “bình thường mới” này bao gồm một số khía cạnh.

Thứ nhất, “đường trung tuyến” không còn được Trung Quốc tôn trọng.

Đây là đường ngăn cách Trung Quốc với vùng biển và vùng trời của Đài Loan, được cả hai bên ngầm quan sát từ đầu những năm 1950.

Do đó, máy bay và tàu chiến của ĐCSTQ có thể tiếp cận hoặc vượt qua “đường trung tuyến” theo ý muốn, và Đài Loan sẽ buộc phải đánh chặn chúng. Quy mô quá lớn của Trung Quốc dẫn đến một cuộc chiến tranh tiêu hao sẽ làm suy yếu quân đội Đài Loan, làm suy yếu khả năng của nước này về mặt thể chất và tâm lý.

Thứ hai, lãnh hải của Đài Loan sẽ không còn được tôn vinh.

Trong các cuộc tập trận, một trong những khu vực được nhắm mục tiêu đã được "cố ý" đặt gần ranh giới 12 hải lý của Đài Loan. Chưa bao giờ một cuộc tập trận lại khiêu khích đến thế.

Thứ ba, lần đầu tiên tên lửa được vận chuyển qua đảo.

Ít nhất hai tên lửa đã bay qua Đài Bắc và đánh trúng các mục tiêu ở Thái Bình Dương, phía đông Đài Loan. Mặc dù về mặt kỹ thuật, tên lửa bay ở tầm không phận quá cao để Đài Loan có thể tuyên bố là không phận của mình, song ĐCSTQ đã thể hiện ý định và khả năng làm bất cứ điều gì họ muốn bất kể hậu quả.

Một tên lửa được phóng bởi lực lượng tên lửa của Bộ chỉ huy Chiến khu Đông bộ của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, nhắm vào các khu vực hàng hải được chỉ định ở phía đông của Đảo Đài Loan, ngày 04/8/2022. (Ảnh: Tân Hoa xã/Getty Images)

Thứ tư, tên lửa của ĐCSTQ lần đầu tiên bắn trúng khu vực đặc quyền của Nhật Bản

Đây là một phần trong vùng đặc quyền kinh tế mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Điều này có chủ ý và nhằm cảnh báo Nhật Bản không nên can thiệp vào các vấn đề xuyên eo biển.

Cuối cùng, toàn bộ cuộc tập trận nhằm mục đích phong tỏa hòn đảo lần đầu tiên.

Một nhà phân tích quân sự thừa nhận rằng, một cuộc phong tỏa sẽ được sử dụng để bóp nghẹt hòn đảo nhằm khiến nó suy yếu và kiệt quệ, cũng như gieo rắc nỗi sợ hãi và khuấy động sự bất ổn từ bên trong.

Vào cuối cuộc diễn tập, một quan chức quân sự của ĐCSTQ đã thông báo rằng tất cả các biện pháp mới này sẽ được cơ giới hóa và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ đảm nhận nhiệm vụ tuần tra quân sự trên các vùng biển gần Đài Loan. Điều này dẫn đến việc tuyên bố eo biển Đài Loan là vùng biển thuộc lãnh hải Trung Quốc.

"Bình thường mới" này vốn được lên kế hoạch từ lâu nhưng nó đã bị gác lại cho đến khi chuyến thăm của Pelosi đã hội tụ đầy đủ yếu tố khiến nó bùng phát.

Sau cưỡng chế đến lừa dối

Khi cuộc diễn tập quân sự kết thúc, ĐCSTQ đã gử một “cành ô liu” đến Đài Loan, nhằm lôi kéo thống nhất với đại lục.

Sách trắng của ĐCSTQ, có tiêu đề “Vấn đề Đài Loan và sự nghiệp thống nhất của Trung Quốc trong kỷ nguyên mới", liệt kê một số cách thức thống nhất có thể mang lại lợi ích cho người dân Đài Loan.

Đây là sách trắng thứ ba sau năm 1993 và năm 2000, thể hiện chiến lược hợp nhất Đài Loan với đại lục của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong cả ba sách trắng, chiến lược cốt lõi là mô hình “một quốc gia, hai hệ thống”, một ý tưởng được đề xuất bởi cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình vào đầu những năm 1980. Mô hình này được xây dựng theo công thức của Đài Loan, lần đầu tiên được thực hiện ở Hongkong.

(Từ trái sang) Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi sau khi nhận Huân chương Khanh Vân từ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại văn phòng tổng thống vào ngày 03/8/2022 ở Đài Bắc, Đài Loan. (Ảnh: Handout/Getty Images)

So với hai sách trắng trước đó, phiên bản của ông Tập có sự khác biệt rõ rệt so với công thức ban đầu là “một quốc gia, hai hệ thống”.

Trong khi hai sách trắng năm 1993 và 2000 cho phép Đài Loan giữ lại quân đội sau khi thống nhất, điều khoản này đã bị xóa trong phiên bản của ông Tập.

Trong khi hai sách trắng trước đó cam kết rằng sau khi thống nhất, Đài Loan sẽ có thể giữ nguyên cấu trúc chính trị, giữ quyền đối ngoại và Bắc Kinh sẽ không đưa quân đội hoặc nhân viên hành chính đến Đài Loan. Một cam kết như vậy đã không có trong phiên bản mới nhất.

Trong khi hai sách trắng trước đó nhấn mạnh rằng Trung Quốc đặt hy vọng lớn vào chính quyền Đài Loan và người dân Đài Loan về sự thống nhất, thì phiên bản của ông Tập nhắm đến việc loại bỏ chính quyền Đài Loan, tuyên bố sẽ xóa sổ Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) cầm quyền vì chủ trương độc lập. Vì mục đích này, Bắc Kinh đã vạch ra danh sách "những kẻ phản bội" DPP sẽ bị truy tố sau khi thống nhất.

Sách trắng của ông Tập nêu chi tiết rằng sau khi thống nhất, các lực lượng nước ngoài có thể tiếp tục phát triển quan hệ kinh tế và văn hóa với Đài Loan. Với sự chấp thuận của Chính phủ Trung ương Trung Quốc (do ĐCSTQ kiểm soát), Bắc Kinh có thể thành lập các văn phòng lãnh sự hoặc các cơ quan chính thức tại Đài Loan, và các tổ chức quốc tế có thể thành lập văn phòng tại đó. Đài Loan có thể là một bên tham gia một số điều ước quốc tế không bắt buộc phải có tư cách nhà nước và các hội nghị quốc tế liên quan có thể được tổ chức ở đó.

Rõ ràng là từ những tuyên bố này, đặc khu hành chính Đài Loan do ông Tập dự kiến sẽ ​​không còn quân đội, không còn quyền đối ngoại và không còn duy trì 5 nhánh quyền lực hiện có nữa. Những gì Đài Loan nhận được không hơn những lời hứa với Hongkong.

Trong sách trắng của ông Tập, tất cả những lời tốt đẹp đều nhằm lôi kéo Đài Loan. Những lời này là déjà vu (cảm giác quen thuộc nhưng rất mơ hồ) cho bất kỳ ai chứng kiến ​​cách Hongkong bị lôi kéo và chấp nhận mô hình “một quốc gia, hai hệ thống”. Những lời nói nhẹ nhàng này nhằm đảm bảo sự ổn định trong giai đoạn chuyển tiếp sang năm 1997. Khi chủ quyền được nối lại, những lời hứa tốt đẹp lần lượt được tái tục, đỉnh điểm là việc thông qua luật an ninh quốc gia vào năm 2020 hầu như phá hủy toàn bộ xã hội dân sự của Hongkong. Bất kỳ người Hongkong nào đọc sách trắng của ông Tập sẽ ngay lập tức chỉ ra rằng đó là hành vi lừa đảo.

Chiến lược cưỡng bức và lừa dối của ĐCSTQ sẽ không bao giờ thành công trong việc chinh phục trái tim và khối óc của người dân Đài Loan.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Tác giả Trình Tường (Ching Cheong) tốt nghiệp Đại học Hongkong, trong sự nghiệp báo chí kéo dài hàng chục năm của mình, ông chuyên về tin tức chính trị, quân sự và ngoại giao ở Hongkong, Bắc Kinh, Đài Bắc và Singapore.



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Chính sách về Đài Loan của ĐCSTQ là cưỡng bức và lừa dối