Bình luận: Điểm chung giữa ĐCSTQ và các tổ chức khủng bố

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bài bình luận

Tục ngữ có câu: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.

Mọi người đều biết rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ủng hộ Iran và những nước tài trợ khủng bố khác, những quốc gia này lại hỗ trợ các tổ chức khủng bố như Hamas.

Trong cuộc xung đột mới nhất, ĐCSTQ đã thực sự đứng ra ủng hộ Hamas và chống lại Israel, làm tiêu tan những hy vọng bấy lâu nay của các chính phủ Israel kế nhiệm rằng nếu họ làm lành với ĐCSTQ thì Bắc Kinh sẽ càng ít ủng hộ kẻ thù của Israel hơn.

Tiến sĩ Michael Pillsbury, một chuyên gia về Trung Quốc và là đặc phái viên của nhiều chính quyền Hoa Kỳ kể từ thời Tổng thống Richard Nixon, đã nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo rằng khi Tổng thống Nixon đang thân thiết với ĐCSTQ, một điệp viên Nga đã từng nói với ông rằng: “Họ [ĐCSTQ] đã lừa dối chúng tôi [Nga] và họ cũng sẽ làm như vậy với các ông [Mỹ]”.

ĐCSTQ sẵn lòng khuyến khích càng nhiều sự bất ổn càng tốt để gây thiệt hại cho Hoa Kỳ và những quốc gia vẫn ủng hộ tự do. Trong nhiều năm liền, các nhà lãnh đạo Israel và các nước khác đã hành động như những thanh thiếu niên ôm giữ niềm tin rằng mọi thứ đều xoay quanh họ và họ không muốn nhìn thấy bức tranh toàn cảnh thực sự. Trong chặng đường dài nhằm lật đổ Hoa Kỳ, ĐCSTQ sẽ luôn ủng hộ kẻ thù của Hoa Kỳ. Người ta hy vọng rằng những sự kiện xảy ra trong vài tuần qua là một hồi chuông cảnh tỉnh khủng khiếp.

Trên thực tế, ĐCSTQ và các tổ chức khủng bố còn có nhiều điểm tương đồng hơn nữa. Cả hai thực thể đều có bản chất giống nhau, khác với bản chất của các quốc gia và tổ chức thông thường. Cả hai thực thể này đều có “dấu vân tay” giống nhau.

Cả ĐCSTQ và các tổ chức khủng bố đều tự nhận mình là nhà nước nhằm gây nhầm lẫn cho người dân. “ĐCSTQ là Trung Quốc”, “Hamas đại diện cho người dân Palestine”. Và do đó, logic bị bóp méo là: Nếu anh là một người Trung Quốc yêu nước, thì anh phải ủng hộ ĐCSTQ và mọi việc nó làm. Nếu anh nghi ngờ một phần hành vi của ĐCSTQ thì anh là kẻ phản bội Trung Quốc. Điều này cũng tương tự với các tổ chức khủng bố và các chế độ toàn trị: Nếu anh là một người Palestine yêu nước, anh phải ủng hộ Hamas và mọi việc tổ chức này làm. Nếu anh không ủng hộ một số hành động của Hamas, thì anh là kẻ phản bội, không trung thành với người dân Palestine.

Ở các quốc gia thông thường, cả công dân và người nước ngoài đều có thể dễ dàng phân biệt giữa một quốc gia, người dân và chính phủ nào nắm quyền.

ĐCSTQ không quan tâm đến người dân của mình. Nó đối xử với công dân như con cái của mình, như tài sản, đối xử với họ theo ý muốn và xử lý họ khi cần thiết. Trong lịch sử khét tiếng lâu dài của nó, ngay cả trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, khoảng 90 triệu công dân đã chết vì những nguyên nhân bất thường trong suốt hơn 70 năm nắm quyền của nó.

Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ không hề bận tâm đến viễn cảnh mất đi một nửa dân số Trung Quốc trong một cuộc chiến tiềm tàng với Mỹ. Các tổ chức khủng bố cũng đối xử với chính công dân của mình như tài sản và công cụ. Họ che giấu tài sản quân sự dưới trường học và bệnh viện để đẩy đối thủ của họ vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”: sẽ trả đũa và anh sát hại thường dân, không trả đũa và chúng ta thắng ván này - và càng có nhiều dân thường bị tổn thương thì việc tuyên truyền sẽ càng tốt.

Không có cách nào thực sự để đạt được một thỏa thuận lâu dài hoặc đạt được hòa bình với những thực thể đó, vì “mục tiêu cuối cùng” duy nhất có thể chấp nhận được của cả ĐCSTQ và các tổ chức khủng bố là tiêu diệt hoàn toàn và khuất phục kẻ thù của họ. Bất kỳ thỏa thuận nào cũng chỉ là trạng thái tạm thời, được được sử dụng để ngăn chặn thảm họa và tập hợp lại. Những nước duy nhất tôn trọng những thỏa thuận như vậy là các nền dân chủ phương Tây, những nước đã bị lừa hết lần này đến lần khác.

Đạo đức duy nhất là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ để “tạo ra một xã hội không tưởng theo chủ nghĩa cộng sản và giải phóng giai cấp vô sản khỏi sự áp bức", hoặc để Hamas “giải phóng người dân Palestine”. Để theo đuổi mục tiêu đã nêu này, mọi chiến thuật đều khả thi và thậm chí có thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Nếu cần thiết, đảng thích hợp hoặc cơ quan thần quyền sẽ cấp giấy phép. Đấu tranh không chỉ với kẻ thù bên ngoài mà còn chống lại kẻ thù bên trong, phải bạo lực và liên tục.

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã bị cưỡng ép phải thấm nhuần tư tưởng hận thù và đấu tranh. Những câu chuyện về những đứa trẻ chỉ trích cha mẹ chúng trong Cách mạng Văn hóa và những đoạn video về những đứa trẻ ở Gaza kiêu hãnh khao khát sát hại tất cả người Do Thái đều tàn ác không kém.

Giống như nhiều chế độ độc tài tham nhũng khác, tiền bạc và nguồn lực dành cho người dân bị lãnh đạo ở các cấp khác nhau bòn rút, khiến một lượng lớn dân chúng rơi vào tình trạng khốn khổ không cần thiết. Từ con cái tỷ phú của các lãnh đạo ĐCSTQ, đến các thủ lĩnh triệu phú Hamas sống xa hoa ở Qatar và sử dụng máy bay phản lực tư nhân, đồng thời rao giảng lòng đạo đức và sự hy sinh.

Cả hai thực thể trên đều lợi dụng sự đau khổ và tuyệt vọng thực sự của con người, đó là lý do tại sao tuyên truyền của họ có hiệu quả, nhưng lại “lợn lành chữa thành lợn què”. Và điều đó làm băng hoại và phá hủy những xã hội mà nó tuyên bố đang cố gắng “chữa lành”.

Những điều tương tự kể trên và những điểm tương đồng khác không có gì đáng ngạc nhiên, vì các tổ chức khủng bố “nguyên thủy” được nước Nga Xô viết thành lập để tàn phá phương Tây. Và mặc dù Hamas bề ngoài là một tổ chức tôn giáo, nhưng nó đã thừa kế hầu hết các đặc điểm của bóng ma cộng sản.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bình luận: Điểm chung giữa ĐCSTQ và các tổ chức khủng bố