Nga tố quân đội Ukraine thất hứa khi dùng bom chùm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm 5/8, có thông tin rằng quân đội Ukraine tấn công một trường đại học ở thành phố Donetsk do Nga chiếm đóng. Mái nhà bằng gỗ của đại học này đã bốc cháy sau cuộc tấn công vì tòa nhà đã tương đối cũ. Nga cáo buộc khu vực rộng khoảng 1.800 mét vuông chìm trong biển lửa, sau khi huy động 12 xe bồn chữa cháy cùng hàng trăm lính cứu hỏa nhưng mãi đến ngày 6/6 ngọn lửa mới được khống chế và dập tắt.

Thị trưởng Donetsk Alexei Kulemzin cho biết trong một bài đăng trên Telegram rằng Đại học Kinh tế và Thương mại Donetsk đã bốc cháy sau vụ pháo kích. Đồng thời, các quan chức tình trạng khẩn cấp của Nga cáo buộc rằng thủ phạm của vụ hỏa hoạn nghiêm trọng lần này là quân đội Ukraine.

Phía Moscow nói rằng Kyiv đã vi phạm cam kết và sử dụng bom chùm nhắm vào thường dân và cơ sở hạ tầng dân sự. Tuy nhiên, Ukraine không có phản ứng gì về việc này.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, cả hai bên đã sử dụng bom chùm, nhưng cả hai đều phủ nhận việc tấn công thường dân hoặc cơ sở hạ tầng dân sự.

Ông Trump nói ông Biden đang kéo Mỹ vào Thế chiến III

Hôm 11/7 (theo giờ địa phương), cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rằng ông Biden không nên gửi bom chùm đến Ukraine, động thái này sẽ chỉ kéo Hoa Kỳ vào Thế chiến thứ III. Bởi vì ông Trump tin rằng những quả bom, đạn chùm chưa phát nổ này sẽ cướp đi sinh mạng và làm thương tật những thường dân Ukraine vô tội trong vài thập kỷ tới, ngay cả khi Hoa Kỳ cầu nguyện rằng chiến tranh sẽ kết thúc sau đó.

Ông Trump cáo buộc ông Biden đang dốc hết tâm sức để bơm cho Ukraine một số lượng lớn khí tài.

Cựu Tổng thống Mỹ nói rằng Hoa Kỳ không nên gửi vũ khí trong kho dự trữ cho Ukraine trong bối cảnh kho vũ khí của chính Washington đã cạn kiệt một cách đáng báo động. Ông nói, Hoa Kỳ phải chấm dứt hành vi điên rồ này, chấm dứt ngay cuộc xung đột đẫm máu ở Ukraine và tập trung vào các lợi ích sống còn của nước Mỹ.

Mỹ hôm 7/7 tuyên bố sẽ cung cấp bom chùm cho Ukraine. Những vũ khí này được phóng từ tên lửa và máy bay, đồng thời giải phóng một số lượng lớn bom nhỏ (được gọi là bom con) có sức sát thương trên diện rộng.

Động thái này không chỉ làm dấy lên làn sóng phản đối ở Hoa Kỳ, mà thậm chí sự phản đối còn lan sang cả Canada, Tây Ban Nha và các quốc gia khác, cũng như Liên Hợp Quốc.

Hôm 8/7, chính phủ Canada đã lên tiếng phản đối quyết định của Washington.

“Chúng tôi không ủng hộ việc sử dụng bom, đạn chùm. Ottawa cam kết chấm dứt ảnh hưởng của bom, đạn chùm đối với dân thường, đặc biệt là trẻ em”, tuyên bố của chính phủ Canada được phát trên đài truyền hình quốc gia CTV hôm 8/7.

“Canada hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu của Liên Hợp Quốc về bom chùm, đồng thời chúng tôi thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình theo Công ước là khuyến khích việc áp dụng phổ biến Công ước”.

Phát biểu trước báo giới ngày 8/7, Thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak cho biết nước ông “đã ký một công ước cấm sản xuất hoặc sử dụng bom, đạn chùm và không khuyến khích việc sử dụng chúng”, theo đài BBC.

Trước tuyên bố của Nhà Trắng Mỹ về việc lần đầu tiên cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đáp trả rằng, nếu Mỹ cung cấp bom chùm cho Ukraine, quân đội Nga sẽ "buộc" phải sử dụng các phương tiện tương tự để chống lại quân đội Ukraine.

Lần này, Mỹ cung cấp cho Ukraine đạn chùm M864 155mm, loại đạn này bắt đầu được quân đội Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1987.

Tổng cộng hơn 120 quốc gia đã đồng ý cấm sử dụng bom, đạn chùm trong Công ước về Bom, đạn chùm năm 2010 (CCM). Đây là hiệp ước quốc tế được 111 quốc gia ký kết tại Oslo, Na Uy vào tháng 12/2008 và chính thức có hiệu lực từ năm 2010. Công ước này nghiêm cấm việc sử dụng, sản xuất, vận chuyển và tàng trữ loại vũ khí này. Tuy nhiên, Hoa Kỳ, Ukraine và Nga không tham gia CCM.

Mỹ không ký hiệp ước quốc tế này với lý do là quân đội Ukraine tiêu tốn rất nhiều đạn dược, đặc biệt là lỗ hổng đạn pháo không nhỏ. Do đó, Ukraine đã yêu cầu Mỹ cung cấp bom, đạn chùm để bổ sung cho kho đạn của nước này nhằm tấn công binh lính Nga ở các vị trí phòng thủ.

Chính phủ Tây Ban Nha và New Zealand cũng phản đối việc gửi bom chùm để sử dụng trong cuộc chiến Ukraine. New Zealand là một trong những quốc gia thúc đẩy việc thành lập CCM.

Vào tháng 8/2022, Tổ chức giám sát bom mìn và bom chùm đã công bố một báo cáo nêu rõ rằng thường dân chiếm 97% tổng số thương vong do bom chùm. Trong đó, 66% nạn nhân là trẻ em.

Theo một báo cáo ngày 6/7 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cả lực lượng Ukraine và Nga đã triển khai bom chùm trong cuộc xung đột đang diễn ra, khiến thường dân thiệt mạng và bị thương nặng.

Cơ quan này tuyên bố: "Các loại bom chùm của Nga và Ukraine hiện đang gây hại cho dân thường và những quả bom nhỏ vẫn còn tồn tại trong nhiều năm liền sau khi chiến sự kết thúc”.

Về quyết định gây tranh cãi của Mỹ, một số chuyên gia quân sự phân tích rằng, trong quá trình sử dụng bom, đạn chùm, nhiều quả bom chưa nổ sẽ rơi xuống đất, gây thiệt hại nặng nề cho người dân sinh sống trong khu vực lân cận sau chiến tranh.

Là loại vũ khí có tính sát thương cao độ, bom chùm một khi phát nổ trên không trung sẽ phát tán các quả bom, đầu đạn nhỏ hơn ra khắp khu vực mục tiêu. Có loại không phát nổ khi tiếp đất trong khu dân cư, đất ruộng, nhưng rất dễ phát nổ khi người dân nhặt và giẫm lên, gây chết người, tàn tật, đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương. Vì vậy, các tổ chức nhân quyền quốc tế gọi việc sử dụng bom chùm là hành động gây chiến.

Lam Giang tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Nga tố quân đội Ukraine thất hứa khi dùng bom chùm