Nghị sĩ Nga gây áp lực buộc ông Putin leo thang chiến tranh toàn cầu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong bối cảnh chiến tranh Nga - Ukraine bước sang tháng thứ 19, Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Vương Quốc Anh đứng đằng sau việc phá hoại một căn cứ hạt nhân của nước này. Đáp lại, các thành viên Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) đã gây áp lực buộc ông Putin phải tấn công Vương Quốc Anh và leo thang chiến tranh.

Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng thừa nhận rằng lực lượng Nga đã bắn hạ HIMARS (Hệ thống Pháo phản lực Cơ động cao) một cách hiệu quả và kêu gọi Mỹ chuyển tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine.

Nhà lập pháp Nga gây sức ép buộc ông Putin leo thang chiến tranh

Truyền thông Mỹ Newsweek đưa tin, ngày 12/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế phương Đông tổ chức ở Vladivostok rằng cơ quan tình báo Anh đứng đằng sau âm mưu phá hoại các căn cứ hạt nhân của Nga vì Anh đã chỉ đạo phía Ukraine cách phá hủy căn cứ hạt nhân. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo nga không cung cấp bằng chứng cho cáo buộc này.

Ông chủ Điện Kremlin cũng cảnh báo Thủ tướng Anh Rishi Sunak rằng những động thái như vậy có thể dẫn đến phản ứng đáp trả từ Moscow.

Trong một chương trình trên đài truyền hình nhà nước Russian-1, thành viên Duma Quốc gia Nga và cựu chỉ huy quân sự Andrey Gurulyov đã đưa ra tuyên bố trên.

Theo bản dịch của phóng viên Francis Scarr của đài BBC, ông Gurulev đã yêu cầu ông Putin tấn công Vương Quốc Anh, nói thêm rằng Nga nên tấn công Anh bằng tên lửa, và gọi ông Sunak là một trong những “mục tiêu” của cuộc tấn công.

Vì Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) quy định rằng, một cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên là tấn công tất cả các thành viên, nên một cuộc tấn công của Nga và Vương Quốc Anh sẽ được coi là căn cứ cho một cuộc chiến tranh tổng lực với NATO.

Ông Gurulev đã nói về Vương Quốc Anh rằng: “Họ đã trở nên xấc xược. Có gì khác biệt với chúng ta nếu Sunak biết hay không biết cơ quan tình báo của mình đang làm gì hay không? Cuối cùng thì họ cũng là cơ quan tình báo của Anh. Và khi chúng ta nói về thực tế ngày nay là người Anh đang cố gắng phá hủy lò phản ứng hạt nhân của chúng ta, phản ứng của chúng ta phải hoàn toàn rõ ràng!".

“Tại sao chúng ta lại đi tấn công các cơ sở năng lượng hạt nhân ở Ukraine? Chúng ta sẽ phải sống ở đó. Giờ đây, chúng ta đã có ông Sunak. Tại sao chúng ta cần ông Sunak hoặc Anh nếu ông ta đang cố gắng khiến các nhà máy điện hạt nhân Kursk hoặc Novovoronezh của chúng ta rơi vào tình trạng hư hỏng?”.

Sau đó, thành viên Quốc hội Nga đã cảnh báo rằng các cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Nga có thể dẫn đến một vụ “thảm họa hạt nhân Chernobyl thứ hai”.

Chưa dừng lại ở đó, ông Gurulev còn nêu tên các mục tiêu tiềm năng ở Vương Quốc Anh mà quân đội Nga có thể tấn công, chẳng hạn như tàu ngầm, các căn cứ hải quân, các cơ sở hạt nhân.

Thậm chí, cựu chỉ huy quân sự Nga còn nói rằng chính thủ tướng Sunak cũng là mục tiêu.

Ông Boris Johnson: Nga đã học được cách bắn hạ HIMARS

Tạp chí The Spectator của Anh đăng bài viết của cựu Thủ tướng Johnson "Tại sao chúng ta không cung cấp cho Ukraine những gì họ cần?".

Bài báo cho rằng nhu cầu trên chiến trường của Ukraine đang thay đổi.

“Khoảng một năm trước, chúng tôi lo ngại về việc cung cấp xe tăng và xe bọc thép cho Ukraine vì sự hỗ trợ quân sự như vậy có thể mang tính ‘khiêu khích’ đối với Nga”.

Bây giờ điều này có vẻ vô lý vì máy bay không người lái rất nguy hiểm trong cuộc chiến Nga - Ukraine.

Ông Johnson tin rằng Ukraine cần hệ thống tên lửa phòng không vác vai di động (MANPADS) để bắn hạ trực thăng Nga, hệ thống tên lửa phòng không Patriot để bảo vệ họ khỏi các cuộc không kích và pháo tầm xa tiên tiến hơn nhằm mục đích tiêu diệt các vị trí quân sự của Nga. Dù HIMARS có tiên tiến như thế nào thì người Nga cũng đã học được cách bắn hạ nó.

Người Ukraine muốn ATACM, nhưng Mỹ vẫn chưa quyết định liệu họ có cung cấp hệ thống tên lửa tầm xa như vậy hay không.

Ông Johnson cho biết Tổng thống Ukraine Zelenskyy đã nói với ông rằng Kyiv cần thêm 200 hệ thống tên lửa đạn đạo tiên tiến hơn như ATACMS, và kho dự trữ của quân đội Mỹ có hàng nghìn hệ thống nhưng họ không cung cấp cho Ukraine.

Trước đó, Ngoại trưởng Nga Lavrov tuyên bố rằng bất kỳ vũ khí và vật tư nào của Ukraine đều sẽ trở thành mục tiêu tấn công hợp pháp của Nga.

Bộ Quốc phòng Nga: Bắn hạ 5 tên lửa HIMARS trong một ngày

Hãng thông tấn Satellite News đưa tin ngày 13/9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết hệ thống phòng không Nga đã đánh chặn thành công 5 tên lửa HIMARS trong một ngày và bắn hạ 37 máy bay không người lái của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Nga đã bắn hạ những máy bay không người lái này của Ukraine tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk, Bragodatne và Zaitsevo, Cộng hòa Nhân dân Lugansk, ở Verkhny Kamyanka và Nouvo Diane, ở Kherson Oblast, ở Kardashenka và Sagov, cũng như tại các khu dân cư Novodarivka và Tarasovka ở Zaporizhia Oblast.

Lam Giang tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Nghị sĩ Nga gây áp lực buộc ông Putin leo thang chiến tranh toàn cầu?