Ngoại giao Biển Đỏ: Trung Quốc và Iran linh hoạt, Mỹ loay hoay

Giúp NTDVN sửa lỗi

Biển Đỏ đang chứng kiến những diễn biến bất thường và vô cùng đáng lo ngại.Tình hình Biển Đỏ hiện nay đang diễn biến phức tạp và đáng báo động. Mặc dù nhiều quốc gia đã triển khai hoạt động hộ tống tàu bè qua khu vực do Houthi kiểm soát ở Yemen, nhưng cuộc chiến tranh chống lại tàu buôn vẫn đang diễn ra ác liệt, trở thành cuộc tấn công tàu buôn lớn nhất kể từ Thế chiến II.

Các quốc gia tham gia hộ tống hoạt động thiếu sự thống nhất, phối hợp còn rời rạc bất chấp nỗ lực tập hợp lực lượng thành liên minh của Mỹ. Các cuộc tấn công và phản công liên tục trên Biển Đỏ ngày đang trở nên dữ dội hơn, cho thấy một chiến dịch rộng lớn của Iran và Trung Quốc nhằm làm suy yếu và thách thức sự hiện diện lâu dài của Mỹ trong khu vực.

Sự rút quân hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan được coi là sai lầm chiến lược, tạo cơ hội cho Iran và Trung Quốc thực hiện chiến lược phi đối xứng phá vỡ chiến lược tổng thể của Mỹ trong khu vực, vốn đã duy trì ổn định trong nhiều thập kỷ.

Thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi tới 25% lượng hàng hóa thiết yếu trên thế giới vận chuyển qua Biển Đỏ.

Sự kiên cường của phiến quân Houthi trước các cuộc không kích và tấn công tên lửa hàng ngày khiến họ được ca ngợi là "bất khả chiến bại". Khả năng gây rối loạn thương mại thế giới và đánh chìm tàu bè của Houthi đang trở thành biểu tượng đoàn kết trong văn hóa Trung Đông.

Mỹ sa lầy trong các hoạt động quân sự trong khi tàu buôn Trung Quốc ung dung qua lại

Sự thất bại của Mỹ trong việc xây dựng một liên minh phối hợp sẵn sàng bảo vệ các tuyến đường biển cho thấy một số điểm yếu.

Liên minh châu Âu (EU) hiện đang thành lập một lực lượng hải quân riêng biệt để hộ tống tàu buôn của các quốc gia thành viên EU. Nỗ lực này của EU là một dấu hiệu bất mãn rõ ràng đối với nỗ lực của Mỹ dẫn đầu trong Chiến dịch Vườn Thịnh Vượng (Operation Prosperity Garden), vốn đang gặp khó khăn trong việc đạt được sự tham gia đầy đủ.

Trong nhiều năm, đã có sự nhầm lẫn về quan điểm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh Châu Âu đối với các đơn vị quân sự. EU liên tục tham chiếu đến các đơn vị có lịch sử liên kết với NATO, điều này dẫn đến bế tắc trong hoạt động tác chiến.

Với quy mô quân đội giảm mạnh so với thời Chiến tranh Lạnh, hầu hết các nước châu Âu chỉ có thể đóng góp tối đa một tàu chiến cho Chiến dịch Biển Đỏ.

Vậy con tàu đó là tàu của EU hay của một quốc gia NATO cung cấp cho liên minh do Mỹ dẫn đầu? Câu trả lời là cả hai.

Trong khi Hải quân Mỹ đang nỗ lực bảo vệ các tàu treo cờ Mỹ trên eo biển, thì Ấn Độ lại thực hiện một hoạt động hộ tống riêng biệt.

Hải quân Mỹ cho đến nay vẫn có thành tích hoàn hảo trong việc bảo vệ tàu của mình, tuy nhiên họ đang phải hoạt động với cường độ cao trong một tình huống phức tạp. Ngược lại, tàu buôn của Trung Quốc và Nga dường như đang di chuyển an toàn và không bị thiệt hại. Một phần nguyên nhân là do Trung Quốc và Nga không phải trả phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh, điều này khiến cho tàu của họ phải chở nhiều hàng hơn.

Trung Quốc bất ngờ phát triển một tuyến thương mại mới mang tên Sea Legend Shipping nhằm tận dụng tình hình.

Đây được coi là một chiến thuật “phiên bản vũ khí hóa” của Trung Quốc trong lĩnh vực vận tải biển thương mại, nơi họ có thể thao túng luồng lưu thông hàng hóa và giá cả.

Trung Quốc có năng lực rất giỏi trong việc thành lập nhanh chóng các công ty bình phong và chi nhánh. Đây là một kỹ thuật mà chính phủ Mỹ từng phát triển rất thành công trong những năm 1950 dưới thời anh em nhà Dulles, nhưng sau đó lại lãng quên.

Trung Quốc và Iran đang nắm lợi thế trong các sáng kiến ngoại giao

Trung Quốc đang thể hiện sự khéo léo trong các sáng kiến ngoại giao. Nhà phân tích Peter Singer gần đây đã viết trong một bài xã luận rằng, "Trung Quốc dễ dàng định vị mình là 'lựa chọn thay thế có trách nhiệm cho Mỹ ở Trung Đông,' ngay lúc nhiều quốc gia đang nghi ngờ về cam kết lâu dài của Washington đối với khu vực này".

Trung Quốc đang lợi dụng Iran như một vùng đệm để phủ nhận việc họ có liên quan đến lực lượng Houthi.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Iran không chỉ đơn thuần là hợp tác. Sự phụ thuộc của Iran vào Trung Quốc cho thấy một sự ràng buộc và phụ thuộc rõ ràng vào Bắc Kinh. Nhu cầu dầu mỏ khổng lồ của Trung Quốc chính là nguồn lực giúp duy trì chế độ Iran. Bắc Kinh đang khao khát xây dựng một đường ống dẫn dầu từ Iran sang Pakistan, tuyến đường này sau đó có thể được kéo dài tới Trung Quốc.

Sự kháng cự kiên cường của phiến quân Houthi trước các cuộc phản công liên tục do Mỹ dẫn đầu đã nâng cao vị thế của họ trong mắt những người chống lại Israel, Hoa Kỳ và phương Tây. Đây có thể là một trong những kết quả được Iran tính toán trước, và với vai trò là nhà tài trợ cho Houthi, Iran cũng được hưởng lợi từ sự gia tăng vị thế này trong nhận thức của khu vực.

Iran đang mở rộng hoạt động ngoại giao nhằm cô lập Israel và Hoa Kỳ. Nỗ lực này được hỗ trợ bởi việc Israel đang tập trung vào việc tiêu diệt Hamas và nỗ lực của Washington nhằm duy trì sự an toàn hàng hải trên Biển Đỏ.

Iran rất nghiêm túc trong việc mở rộng ảnh hưởng và hiện diện ngay tại "sân sau" của Mỹ là vùng Caribbean. Iran có kế hoạch thiết lập sự hiện diện xung quanh Kênh đào Panama và thành lập các căn cứ hải quân cho Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, tương tự như hệ thống chỉ huy tác chiến toàn cầu của Mỹ.

Iran đang củng cố mối quan hệ mật thiết với Venezuela và ấp ủ kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân tại đây. Đừng vội vã xem nhẹ tham vọng này - Iran luôn nghiêm túc trong mọi toan tính.

Mặc dù chiến lược của Trung Quốc thu hút nhiều chú ý hơn, chiến dịch ngoại giao của Iran tại châu Mỹ Latinh đang gặt hái thành công, len lỏi vào mạng lưới lãnh đạo độc tài khu vực. Nỗ lực của Iran ngày càng mạnh mẽ, trong khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại tập trung vào các hoạt động phô trương đạo đức như treo cờ ủng hộ cộng đồng LGBT tại các đại sứ quán, hành động này chỉ làm giảm đi sự tôn trọng đối với lợi ích quốc gia.

Ngoại trưởng Antony Blinken tin rằng nước Mỹ cần những "ngọn hải đăng" dẫn đường để lấy lại vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có nhà ngoại giao dày dặn kinh nghiệm nào xuất hiện, và các sáng kiến của Iran và Trung Quốc đang nhanh chóng vượt xa nỗ lực của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất định phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch

Đại tá John Mills (đã nghỉ hưu) là một chuyên gia an ninh quốc gia dày dạn kinh nghiệm. Ông từng giữ chức Giám đốc chính sách, chiến lược và các vấn đề quốc tế về an ninh mạng tại Bộ Quốc phòng Mỹ. Hiện nay, ông là thành viên cấp cao tại Trung tâm Chính sách An ninh. Ông cũng là tác giả của các cuốn sách "The Nation Will Follow" (Quốc gia sẽ Hồi sinh) và "War Against the Deep State" (Cuộc chiến Chống lại Nhà nước Ngầm).



BÀI CHỌN LỌC

Ngoại giao Biển Đỏ: Trung Quốc và Iran linh hoạt, Mỹ loay hoay