Bình luận: Yếu tố then chốt đẩy nhanh tốc độ sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đâu là 'yếu tố then chốt' đẩy nhanh tốc độ sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc?

Bài bình luận

Trong những năm gần đây, cả trong và ngoài Trung Quốc đã xảy ra nhiều sự kiện kịch tính, chẳng hạn như hạn hán và lũ lụt hoành hành, những cơn bão tàn khốc, cũng như những thiệt hại mà đại dịch COVID-19 đã gây ra đối với người dân và nền kinh tế nước này. Trong bối cảnh đó, giới quan sát Trung Quốc đang suy đoán xem liệu Trung Quốc đang trỗi dậy, hưng thịnh hay suy tàn.

Rất khó để đánh giá các xu hướng kinh tế - chính trị - xã hội ở một đất nước có tới 1,4 tỷ dân. Tuy nhiên, có một chỉ số quan trọng để đánh giá các xu thế này là xác định xem liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có giữ đúng lời hứa với người dân nước này hay không.

Một phần của khế ước xã hội hiện có giữa ĐCSTQ và người dân Trung Quốc là việc chế độ này mang lại cơ hội kinh tế và nâng cao mức sống cho người dân nước này. Người dân đã trao các quyền chính trị và quyền tự do của mình cho ĐCSTQ để đổi lấy lời hứa về sự thịnh vượng kinh tế vô tận. Nếu một trong hai bên vi phạm khế ước xã hội này, thì tình trạng bất ổn xã hội và thậm chí là thảm họa cuối cùng sẽ bùng phát.

Khế ước xã hội (social contract) trong triết học và chính trị học là một học thuyết mô tả việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng.

Thuyết khế ước xã hội là học thuyết chính trị - pháp lý đầu tiên ra đời trong xã hội Hy Lạp cổ đại, thế kỉ thứ IV - thế kỷ thứ III (trước Công nguyên) cho rằng nhà nước và pháp luật ra đời không phải bắt nguồn từ Thượng Đế mà là kết quả của một sự thoả thuận thống nhất giữa những con người với nhau như một thứ khế ước, hợp đồng xã hội với mục đích ngăn chặn tác hại có thể nảy sinh trong mối quan hệ giữa người với người.

Người dân Trung Quốc có thể chịu đựng những biện pháp độc tài của ĐCSTQ, miễn là chế độ này còn mang lại cho họ sự thịnh vượng tương đối. Trong thời kỳ đại dịch COVID, khế ước đó sắp tan thành mây khói khi nỗ lực phi khoa học của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã dẫn đến bạo loạn và bất ổn to lớn vào mùa thu năm 2022. Nỗ lực này nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của virus thông qua chính sách Zero COVID, đồng thời buộc hàng trăm triệu người dân Trung Quốc phải cách ly tại nhà và cách ly tại các bệnh viện dã chiến.

ĐCSTQ không thể chịu đựng được sự bất đồng chính kiến ​​lan rộng và kéo dài vì điều này sẽ vạch trần sự giả dối của khế ước xã hội nêu trên. Vì vậy ông Tập buộc phải dỡ bỏ hoàn toàn chính sách Zero COVID đặc trưng của mình.

Xuất hiện những rạn nứt trong liên minh Trung - Nga sau binh biến Wagner
Người biểu tình giơ cao tờ giấy trắng khi họ diễu hành trong cuộc biểu tình phản đối các biện pháp nghiêm ngặt zero-COVID của Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 27/11/2022. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Bất chấp khẩu hiệu “mọi chuyện đều ổn, hãy tin vào Đảng” do ĐCSTQ và các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc xây dựng và tuyên truyền, hiện vẫn còn những dấu hiệu về các vấn đề nghiêm trọng đang bủa vây đất nước tỷ dân.

Trong số những vấn đề đó, đã xuất hiện ba trong số "Bốn Kỵ sĩ Khải Huyền".

Bất cứ khi nào bạo chúa đối mặt với những rắc rối trong nước, họ thường lợi dụng “những chuyến phiêu lưu ở hải ngoại” để đánh lạc hướng sự chú ý của phe bất bình trong nước.

Ông Tập không hề lép vế trong lĩnh vực này, vì ông đã sử dụng đoàn ngoại giao và các phương tiện truyền thông nhà nước của mình để xây dựng những câu chuyện lôi cuốn chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc. Chủ nghĩa này là niềm tin mà nhiều người Trung Quốc cho rằng Trung Quốc là trung tâm và là nhà lãnh đạo hợp pháp của thế giới. Cơn thịnh nộ của ông Tập nhắm vào trở ngại lớn nhất đối với tham vọng của ĐCSTQ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này.

Chủ nghĩa dân tộc là một hệ tư tưởng, tình cảm, một hình thức văn hóa hoặc tư duy tập thể của quốc gia, dân tộc. Tuy là trạng thái tâm lý, tình cảm trừu tượng nhưng chủ nghĩa dân tộc tạo ra sự kết nối to lớn và chuyển hoá thành sức mạnh thực tế.

Trong quá trình ông Tập Cận Bình theo đuổi quyền lực một cách điên cuồng, các phương tiện truyền thông thường tuyên bố trực tiếp hoặc ngụ ý rằng Hoa Kỳ phải chuyển giao quyền kiểm soát trật tự thế giới dựa trên doanh nghiệp tự do cho “chủ nghĩa tư bản độc tài” và chủ nghĩa trọng thương tàn nhẫn của Bắc Kinh, để thay thế bằng một "trật tự thế giới mới" do ĐCSTQ lãnh đạo.

Quý vị có thể tham khảo các bài viết liên quan đến điểm này tại đây, tại đây tại đây, cũng như vô số bài viết trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc.

Theo ghi nhận của Quỹ Jamestown, ông Tập đã ban hành một đạo luật ít được biết đến về đối ngoại (có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) với tựa đề “Luật Quan hệ Đối ngoại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Đạo luật này “nhằm mục đích củng cố vị thế toàn cầu của Trung Quốc và thách thức trật tự thế giới do phương Tây lãnh đạo”.

Một máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Không quân Đài Loan hạ cánh xuống căn cứ không quân ở Tân Trúc, phía bắc Đài Loan, ngày 09/04/2023. (Ảnh: Jameson Wu/AFP/Getty Images)
Một máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Không quân Đài Loan hạ cánh xuống căn cứ không quân ở Tân Trúc, phía bắc Đài Loan, ngày 09/04/2023. (Ảnh: Jameson Wu/AFP/Getty Images)

Theo báo The Wall Street Journal, ông Tập tuyên bố vào năm 2021 rằng Trung Quốc “ngang bằng” với Mỹ. Đài Loan đứng đầu danh sách “được chú ý” của ông. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cùng thân tín của mình cũng yêu cầu Mỹ (và phần còn lại của thế giới) phải chiều lòng Trung Quốc để tránh xảy ra chiến tranh ở Đài Loan. Quý vị có thể tham khảo các bài viết liên quan đến chủ đề này tại đây, tại đây, tại đây, tại đây, tại đâytại đây.

Nhiều người Trung Quốc, cả ủng hộ lẫn chống đối, đều bị mê hoặc bởi viễn cảnh Đài Loan bị cưỡng ép phải thống nhất với đại lục. Mọi sự chú ý đổ dồn về vấn đề Đài Loan đều sẽ đánh lạc hướng công chúng khỏi các vấn đề kinh tế và xã hội của Trung Quốc.

Nhưng ngay cả khi Trung Quốc tăng cường áp lực ngoại giao và quân sự lên Đài Loan, họ cũng không thể che giấu được những vấn đề nghiêm trọng đến từ lối quản lý sai lầm lâu dài của ĐCSTQ.

Xung đột khế ước xã hội

Nếu ĐCSTQ thực hiện đúng khế ước xã hội bất thành văn với người dân Trung Quốc, thì sự thịnh vượng và mức sống của người dân nước này sẽ chỉ tăng lên. Người dân sẽ hạnh phúc và sẵn sàng chi tiêu hơn là “làm khi lành để dành khi đau”. Tỷ lệ thất nghiệp ở tất cả các nhóm nhân khẩu học của nước này cũng sẽ ở mức thấp. Và người dân sẽ coi con cái của họ là sự phản ánh trực tiếp niềm hy vọng của họ về tương lai.

Liên quan đến điểm này, Bắc Kinh đã vấp phải thách thức nghiêm trọng về nhân khẩu học, một phần nhờ vào “chính sách một con” (mỗi hộ gia đình chỉ có một con) của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính sách này được đưa ra vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 nhằm hạn chế sự gia tăng dân số của Trung Quốc.

Bất chấp những điều chỉnh trong "chính sách một con" và nỗ lực khuyến khích sinh con, dân số mới sinh ở nước này vẫn chỉ có 9,56 triệu ca sinh vào năm 2022, giảm 10% so với năm 2021. Đây là mức thấp kỷ lục kể từ khi Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc lần đầu thu thập số liệu thống kê về số ca mới sinh vào năm 1949.

Ngoài ra, "chính sách một con" còn có những tác động thứ cấp nghiêm trọng, đó là tỷ lệ giới tính của Trung Quốc thiên về nam giới theo thời gian. Điều này một phần đến từ văn hóa “trọng nam khinh nữ” của Trung Quốc, cũng như do phong tục thừa kế tài sản và trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi về già.

Kết quả là dân số Trung Quốc đang già hóa, tỷ lệ sinh giảm và mất cân bằng giới tính (nam giới tìm kiếm bạn đời nhiều hơn nữ giới khoảng 30 triệu người). Tỷ lệ sinh trên 1.000 người của Trung Quốc đã giảm từ 46 ca sinh năm 1950 xuống còn 10,64 ca sinh vào năm 2023.

Một phụ nữ lớn tuổi đang dùng bữa trong viện dưỡng lão. “Chính sách một con” của Trung Quốc và tình trạng già hóa dân số càng làm tăng thêm tình trạng thiếu dịch vụ chăm sóc người già. (Ảnh: Liu Jin/AFP/Getty Images)
Một phụ nữ lớn tuổi đang dùng bữa trong viện dưỡng lão. “Chính sách một con” của Trung Quốc và tình trạng già hóa dân số càng làm tăng thêm tình trạng thiếu dịch vụ chăm sóc người già. (Ảnh: Liu Jin/AFP/Getty Images)

Với việc tuổi thọ của người dân Trung Quốc ngày càng tăng, ĐCSTQ buộc phải dịch chuyển nhiều nguồn lực kinh tế sang các chương trình trợ cấp hưu trí xã hội. Độ tuổi trung bình của người dân Trung Quốc đã tăng lên gần 38 tuổi vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt 49 tuổi vào năm 2065.

Xu hướng nhân khẩu học của Trung Quốc đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng đối với ĐCSTQ. Tuyên bố trong nước về tính hợp pháp của xu hướng này đã gia tăng mức sống được duy trì thông qua tăng trưởng bùng nổ trong hai thế hệ qua. Sự tăng trưởng đó đang bị đe dọa bởi lực lượng lao động già đi, sự sụt giảm số lượng công nhân thay thế và thách thức đảm bảo cải thiện mức sống cho người dân Trung Quốc.

Những bất mãn trong xã hội Trung Quốc biểu hiện qua sự suy giảm nhu cầu và tiêu dùng nội địa cũng như sự bi quan chung về tương lai. Theo tờ The Guardian, cuộc đàn áp của ông Tập đối với khu vực tư nhân trong ba năm qua (trong các ngành giáo dục, bất động sản và công nghệ) đã dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao kỷ lục và sự trỗi dậy của khẩu hiệu thanh niên Trung Quốc “bai lan”, đọc là “bại lạn", nghĩa là hư hỏng, như trái cây đã thối rữa.

Tờ Medium chỉ ra rằng khế ước xã hội còn bị rạn nứt bởi "sự vỡ mộng dưới nhiều hình thức trong bối cảnh bất bình đẳng ngày càng gia tăng ở mọi lĩnh vực: giàu - nghèo, thành thị - nông thôn, nông nghiệp - công nghiệp, già - trẻ và ven biển - nội địa". Thêm vào đó là nền văn hóa chủ nghĩa vật chất thô bỉ của những người theo chủ nghĩa vô thần, việc kiểm duyệt Internet không ngừng nghỉ và nạn tham nhũng tràn lan trong các bộ máy của ĐCSTQ, đã dẫn đến hậu quả là sự bi quan và bất mãn lan rộng trên khắp nước này.

Kết luận

Khế ước xã hội thể hiện hành động cân bằng tinh vi cũng như thách thức đối với mô hình “chủ nghĩa tư bản độc tài” của Trung Quốc. Căn cứ vào “thành tựu” trong quá khứ, có người nhìn nhận rằng "nhà kinh tế học ĐCSTQ" là một nghịch lý, với việc bong bóng tăng trưởng (vốn được ca tụng) của ĐCSTQ đã “vỡ tan” do một loạt các vấn đề tự gây ra, chẳng hạn như: rủi ro vỡ nợ lớn, bất động sản được xây dựng quá mức, tỷ lệ nợ doanh nghiệp trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngày càng tăng, khủng hoảng nợ đang rình rậpbáo cáo tài chính thiếu minh bạch.

Vậy là ĐCSTQ sẽ không còn gói cứu trợ nào nữa!

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch

Tác giả Stu Cvrk là Thuyền trưởng/Đại úy về hưu sau 30 năm phục vụ trong Hải quân Mỹ. Ông từng giữ nhiều chức vụ thường trực và dự bị khác nhau, với kinh nghiệm hoạt động dày dặn ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua kiến thức và kinh nghiệm khi làm nhà phân tích hệ thống kiêm nhà hải dương học, ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ, nơi ông tiếp nhận một nền giáo dục truyền thống và tự do - điều đóng vai trò nền tảng cho các bài bình luận chính trị của ông.



BÀI CHỌN LỌC

Bình luận: Yếu tố then chốt đẩy nhanh tốc độ sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc