Một phụ nữ Trung Quốc qua đời sau 3 tháng bị cầm tù vì đức tin của mình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một phụ nữ Trung Quốc bị cầm tù vì đức tin vào môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công đã qua đời trong khi bị giam giữ vào tháng 12/2023. Vụ việc này là bằng chứng cho thấy cuộc bức hại môn tu luyện tinh thần này đang ngày càng trở nên khốc liệt.

Bà Xu Haihong, 56 tuổi, sống ở miền đông Trung Quốc, đã qua đời vào ngày 7/12/2023, chỉ 3 tháng sau khi bà bị bắt vì đức tin vào Pháp Luân Công. Đây là một môn tu luyện thiền định mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tìm cách xóa sổ thông qua tra tấn và tuyên truyền trong suốt hai thập niên rưỡi qua.

Vào đầu tuần này, trang Minh Huệ, một trang web chuyên ghi lại cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã xác nhận cái chết của bà Xu tại một bệnh viện trong nhà tù.

Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần kết hợp các bài tập thiền định với các bài giảng về đạo đức dựa trên nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Vào cuối những năm 1990, môn tập này đã thu hút khoảng 70 triệu đến 100 triệu người Trung Quốc và được các cơ quan nhà nước cũng như giới truyền thông ca ngợi vì những lợi ích sức khỏe cũng như những tác động tích cực đối với xã hội.

Tuy nhiên, sự phổ biến rộng rãi của môn này đã bị lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân coi là mối đe dọa. Giang từ lâu vẫn luôn lo sợ rằng ĐCSTQ sẽ mất quyền thống trị trong cuộc sống thường nhật ở Trung Quốc. Vì lẽ đó, vào năm 1999, với tư cách là Tổng Bí thư ĐCSTQ, Giang đã đích thân phát động một chiến dịch trên toàn quốc nhằm xóa sổ Pháp Luân Công, đồng thời chỉ đạo lực lượng an ninh toàn quốc tiến hành cuộc đàn áp này.

Ngoài sự tàn bạo đối với các học viên, chế độ này còn tiến hành một chiến dịch tuyên truyền sâu rộng thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước và hệ thống giáo dục, để bôi nhọ Pháp Luân Công và tranh thủ sự ủng hộ của người dân Trung Quốc đối với cuộc đàn áp.

Trong nhiều năm liền, bà Xu và các học viên khác đã nỗ lực tìm cách tiếp cận trực tiếp với các quan chức và người dân Trung Quốc để cho họ thấy rằng Pháp Luân Công không giống như những gì Đảng tuyên truyền, mà chỉ đơn thuần là một tập thể gồm những cá nhân luôn sống theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn.

Theo trang Minh Huệ, khi bà Xu đang nói chuyện với những người Trung Quốc khác về cuộc đàn áp cộng đồng tín ngưỡng của bà vào năm 2022, thì bà đã bị công an ở thành phố cảng Thanh Đảo (phía đông Trung Quốc) bắt giữ. Để phản đối vụ giam giữ tùy tiện này, bà Xu đã bắt đầu tuyệt thực. Bài báo cho biết, bà Từ đã rơi vào tình trạng nguy kịch chỉ hai tuần trước khi được trả tự do.

Trang Minh Huệ cho biết, vào tháng 9/2022, bà Xu một lần nữa bị cảnh sát địa phương áp giải khỏi nhà riêng ở Thanh Đảo. Theo đó, gia đình bà không thể đến thăm thân nhân kể từ khi bà Xu bị bắt, vì chính quyền địa phương từ chối cho họ làm như vậy.

Thông tin chi tiết về trường hợp của bà Xu vẫn được giữ bí mật. Gia đình bà nói với trang Minh Huệ rằng họ không có tin tức gì về cáo buộc đối với bà Xu cũng như ngày xét xử sau khi bà bị bắt. Nhưng vào tháng 10/2023, họ phát hiện ra rằng bà Xu đã bị kết án 16 tháng tù. Gia đình bà nói với Minh Huệ rằng họ thậm chí còn không nhận được thông báo chính thức về bản án của bà.

Lần cuối cùng người thân của bà Xu biết về tình trạng của bà trước khi bà qua đời là vào ngày 6/12, khi bà được đưa đến bệnh viện nhà tù ở thủ phủ tỉnh Tế Nam. Vào thời điểm đó, bà Xu bị bệnh nặng sau khi bị bức thực trong một thời gian dài. Bức thực là một phương thức bức hại gây đau đớn và thường được thực hiện đối với các học viên Pháp Luân Công tuyệt thực trong lúc bị giam cầm bằng cách luồn một ống xuyên từ mũi đến dạ dày của một người. Ngày 9/12, bà Từ qua đời.

Tăng cường bức hại

Cái chết của bà Xu cho thấy cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn chưa hề giảm bớt, một năm sau cái chết của Giang, người đã một tay khởi xướng cuộc đàn áp và gây ảnh hưởng chính trị đáng kể ở hậu trường sau khi nghỉ hưu một thập kỷ trước.

Kể từ năm 1999, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị tống vào các trại giam khác nhau trên khắp đất nước, nơi họ bị tẩy não, sốc điện, đánh thuốc mê và các hình thức tra tấn khác chỉ vì từ chối từ bỏ đức tin của mình. Một số lượng lớn nhưng chưa được thống kê các học viên đã chết do nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng được thực hiện trong các nhà tù hoặc bệnh viện ở Trung Quốc.

Những người ủng hộ nhân quyền ở hải ngoại đã nhiều lần kêu gọi ông Tập Cận Bình chấm dứt cuộc đàn áp đẫm máu đối với Pháp Luân Công, đặc biệt là sau khi Giang Trạch Dân, 96 tuổi, qua đời vào tháng 12/2022.

Các học viên Pháp Luân Công tham gia buổi thắp nến tưởng niệm để tưởng nhớ các học viên bị sát hại ở Trung Quốc vì đức tin của họ, tại Washington vào ngày 22/6/2018. (Ảnh: Benjamin Chasteen/The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công tham gia buổi thắp nến tưởng niệm để tưởng nhớ các học viên bị sát hại ở Trung Quốc vì đức tin của họ, tại Washington vào ngày 22/6/2018. (Ảnh: Benjamin Chasteen/The Epoch Times)

Tuy nhiên, chiến dịch đàn áp đẫm máu này dường như vẫn không hề suy giảm. Vào năm 2023, Minh Huệ đã ghi nhận hơn 200 trường hợp các học viên tử vong, trong đó có hàng chục trường hợp tử vong không được báo cáo vào năm 2022. Theo trang web, số người tử vong trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều do chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt các tài liệu có liên quan đến cuộc bức hại.

Một trong những nạn nhân được xác nhận là bà Liang Lixin, một học viên Pháp Luân Công. Vào tháng 3/2023, bà đã bị bắt giữ tại nhà con gái bà ở Trường Xuân, một thành phố công nghiệp phía bắc Trung Quốc. Bà qua đời chỉ sau sáu ngày bị giam giữ.

Các học viên Pháp Luân Công đã qua đời đến từ hầu hết mọi tầng lớp xã hội, bao gồm người dẫn chương trình phát thanh, giáo viên trung học, y tá và cảnh sát. Ông Peng Xun, một học viên Pháp Luân Công 30 tuổi, là người dẫn chương trình cho Đài Phát thanh và Truyền hình Tứ Xuyên thuộc sở hữu nhà nước. Ông Bành qua đời vào tháng 12/2022, một năm sau khi ông bị bắt vì đức tin của mình. Vào thời điểm ông qua đời, cơ thể ông đầy những vết bầm tím và sẹo, cho thấy những gì ông đã phải chịu đựng trong một nhà tù ở Trung Quốc nổi tiếng vì tra tấn các học viên Pháp Luân Công một cách tàn bạo.

Một báo cáo gần đây của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp cho thấy cuộc bức hại Pháp Luân Công đã gia tăng trong ba năm qua, bao gồm các vụ bắt giữ hàng loạt, tra tấn và tử vong do bị ngược đãi trong khi bị giam giữ.

Khi ĐCSTQ đặt trọng tâm vào an ninh quốc gia, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc đàn áp Pháp Luân Công được coi là “ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo trung ương và chính quyền địa phương như được đề xuất trong các báo cáo công việc, bài phát biểu và chỉ thị từ ít nhất 12 tỉnh kể từ năm 2017”. Do đó, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp cảnh báo rằng ĐCSTQ có thể sẽ dành nhiều nguồn lực hơn cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công trong năm nay.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Một phụ nữ Trung Quốc qua đời sau 3 tháng bị cầm tù vì đức tin của mình