Trung Quốc 'tự lấy đá ghè chân mình' khi ngừng nhập hải sản từ Nhật Bản

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm 24/8, khi Nhật Bản bắt đầu thải nước thải hạt nhân đã qua xử lý vào Thái Bình Dương, chính quyền Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu các mặt hàng hải sản của Nhật Bản.

Sau đó, các cơ quan kiểm duyệt Internet của Trung Quốc bắt đầu ngăn chặn các cuộc thảo luận khách quan về những rủi ro sức khỏe của việc xả chất thải.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng lợi dụng vụ việc này để phát động một cuộc chiến tuyên truyền chống lại Nhật Bản, điều này đã khơi dậy tinh thần chống Nhật Bản trong lòng người dân Trung Quốc.

Không lâu sau ngày 24/8, hoạt động tuyên truyền chống Nhật Bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu giảm nhiệt, và các nhà bình luận chính trị cho rằng các nỗ lực tuyên truyền của chế độ này đã phản tác dụng và ĐCSTQ hiện đang cố gắng chuyển hướng dư luận.

Hồi cuối tháng 8, phương tiện truyền thông nhà nước của ĐCSTQ đã đăng một số bài báo với giọng điệu thay đổi. Họ nói rằng hầu hết nguyên liệu được sử dụng trong các nhà hàng Nhật Bản ở Trung Quốc đều được sản xuất tại địa phương.

Hôm 28/8, hai ngôi sao Internet đóng giả là những người sáng tạo nội dung “yêu nước” - những người thường xuyên cổ vũ quan điểm và chính sách của ĐCSTQ - đã bị cấm sử dụng Weibo vì đưa ra những tuyên bố bài Nhật.

Quản trị viên Weibo đã đưa ra thông báo nêu rõ rằng khi tham gia thảo luận về các chủ đề nhạy cảm xã hội, mọi người nên “thận trọng với lời nói và hành vi của mình”, đồng thời tránh “hiểu sai các chính sách của Trung Quốc liên quan đến kinh tế, đối ngoại, dân tộc và tôn giáo”.

Hai ngôi sao trên mạng xã hội - một người có 4,9 triệu người theo dõi và người kia có 469.000 người theo dõi - đều đăng một đoạn video về cố giáo sư Marxist Ai Yuejin của Đại học Nankai của Trung Quốc kêu gọi “tiêu diệt bọn Nhật Bản đó”.

ĐCSTQ 'tự lấy đá ghè chân mình'

Ông Wang He, một học giả về Trung Quốc và nhà quan sát các vấn đề thời sự cư trú tại Hoa Kỳ, nói với The Epoch Times vào ngày 3/9 rằng tuyên truyền chống Nhật Bản của ĐCSTQ ngay từ đầu đã là “ngu ngốc”.

Ông Wang cho rằng việc ĐCSTQ tuyên truyền chống Nhật chẳng khác nào “tự lấy đá ghè chân mình”, bởi “công nghệ xử lý nước thải hạt nhân của Nhật Bản dẫn đầu thế giới và kết quả thử nghiệm hiện tại thậm chí còn thấp hơn giới hạn phát hiện, ngụ ý rằng không thể phát hiện được bức xạ nào cả”.

“Ngược lại, Trung Quốc có số lượng nhà máy điện hạt nhân nhiều nhất trên thế giới. Liệu việc xử lý nước thải hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc có tốt hơn của Nhật Bản hay không? Nước thải của Trung Quốc nguy hiểm thế nào khi xả ra biển? Chưa có một ai ở Trung Quốc từng thảo luận về vấn đề này cả”.

Ông Wang cho biết, vào tháng 6/2021 lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn (Taishan) ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc đã rò rỉ khí phân hạch hạt nhân (fission gas).

Nhà máy Đài Sơn là dự án do liên doanh giữa EDF và Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) điều hành.

Electricite de France (EDF) là tập đoàn điện lực khổng lồ của Pháp - công ty nắm giữ 30% cổ phần của chủ sở hữu và nhà điều hành nhà máy Đài Sơn.

Ban đầu, ĐCSTQ đã phủ nhận vụ việc, nhưng Electricite de France sau đó đã lên tiếng xác nhận vụ rò rỉ.

“ĐCSTQ hiện đang lợi dụng việc Nhật Bản xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý để kích động tinh thần bài Nhật và ra lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản. Sau đó, bất ngờ tuyên truyền của ĐCSTQ lại phản tác dụng, khiến người dân Trung Quốc đổ xô đi mua và tích trữ muối, hải sản ở thị trường Trung Quốc cũng không bán được. Thật là ngu ngốc!”, ông nói.

ĐCSTQ muốn ‘hàn gắn’ với Nhật Bản

Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị (giữa) tham dự cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 18/7/2023. (Ảnh: Florence Lo/Pool/AFP/Getty Images)
Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị (giữa) tham dự cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 18/7/2023. (Ảnh: Florence Lo/Pool/AFP/Getty Images)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Park Jin, nói rằng ông ủng hộ đề xuất của Seoul về việc nối lại hội nghị Ngoại trưởng Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc, vốn đã bị đình chỉ trong 3 năm.

Ông Wang He cho rằng thông qua việc tán thành hội nghị thượng đỉnh cấp cao, ĐCSTQ đang thay đổi lập trường đối với Nhật Bản.

“Việc ĐCSTQ nhắm vào Nhật Bản đã gây ra phản ứng dữ dội ở cả trong và ngoài nước, và đến bây giờ ĐCSTQ mới nhận ra rằng hậu quả là rất nghiêm trọng”.

Bằng việc đồng ý tổ chức cuộc họp cấp cao ba bên, ĐCSTQ thực sự đang tìm kiếm hòa bình với Nhật Bản thông qua Hàn Quốc”, ông nói.

Nhật Bản hỗ trợ ngành hải sản trong nước, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Sau lệnh cấm tuyệt đối của chính quyền Trung Quốc đối với nhập khẩu hải sản Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản công bố ý định cung cấp thêm 20 tỷ yên (khoảng 135 triệu USD) để thúc đẩy ngành nuôi trồng hải sản và hỗ trợ ngư dân Nhật Bản thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Bất chấp việc Trung Quốc là nước xuất khẩu hải sản hàng đầu của Nhật Bản, hạn chế của ĐCSTQ sẽ có tác động rất nhỏ đến nền kinh tế Nhật Bản.

Theo ông Yoichi Takahashi, cựu quan chức Bộ Tài chính, lệnh cấm xuất khẩu hải sản là một đòn giáng mạnh vào các nhà xuất khẩu hải sản riêng lẻ của Nhật Bản, nhưng số tiền này chỉ chiếm chưa đến 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 100 nghìn tỷ yên (khoảng 684 tỷ USD) của Nhật Bản

Ông viết: “Từ quan điểm của nền kinh tế Nhật Bản, tác động là không đáng kể”.

Ông Yoshimasa Hayashi, Ngoại trưởng Nhật Bản, nói với giới truyền thông rằng Nhật Bản sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp chống lại lệnh cấm thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm cả khuôn khổ WTO.

Ông Hayao Takashi, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và An ninh Nhật Bản, cũng tuyên bố rằng việc đăng ký khiếu nại với WTO có thể là khả thi nếu khiếu nại ngoại giao với ĐCSTQ đều vô ích.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc 'tự lấy đá ghè chân mình' khi ngừng nhập hải sản từ Nhật Bản