Bình luận: Thổ Nhĩ Kỳ có phải là đồng minh tồi tệ nhất của Mỹ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bình luận

Thổ Nhĩ Kỳ vừa là một trong những đồng minh quan trọng nhất, vừa là một trong những đồng minh tệ hại nhất của Hoa Kỳ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Gần đây họ đã từ chối cho hai tàu săn mìn (minehunter) của Vương Quốc Anh quá cảnh. Những tàu này lẽ ra đã phá hủy vũ khí của Nga và hỗ trợ vận chuyển thực phẩm cho Ukraine. Năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ khiến phương Tây khó chịu khi phong tỏa tàu chở dầu qua eo biển của nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO vào năm 1952. Là trụ sở của Đế chế Ottoman cũ, nước này đóng vai trò quan trọng với tư cách là một trung tâm văn minh có ảnh hưởng và là một trong số ít đồng minh Hồi giáo thân cận của Mỹ. Kể từ năm 1955, Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã vận hành một căn cứ không quân ở Thổ Nhĩ Kỳ tại Incirlik, thực hiện các nhiệm vụ do thám và chiến đấu quan trọng nhằm chống lại các mối đe dọa từ Nga, Iran và những lực lượng khủng bố.

Tuy nhiên, vào thời điểm quan trọng đối với việc NATO mở rộng sang Phần Lan và Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ đã gây trở ngại và cố gắng tận dụng quyền phủ quyết của mình để đạt được những nhượng bộ cục bộ, chẳng hạn như chống lại những kẻ bị cáo buộc là khủng bố người Kurd và dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu quân sự, bao gồm cả những hạn chế đối với máy bay chiến đấu F-16 và F-35 của Hoa Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia tương đối nghèo, phụ thuộc vào dầu mỏ giá rẻ của Nga. Nước này cố gắng mua với giá chiết khấu 25%, lọc dầu và sau đó tái xuất khẩu dưới dạng khí đốt có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ theo giá thị trường. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ quá thân thiết. Việc cấp cho họ quyền tiếp cận F-35 có thể dẫn đến việc Nga mất đi công nghệ quan trọng, sau đó Nga có thể bán nó cho Trung Quốc.

Ankara rõ ràng tin rằng họ sẽ thu được lợi ích từ việc thao túng cả hai bên và tận dụng các vấn đề toàn cầu để đạt được lợi ích riêng cho mình. Nếu tất cả các quốc gia NATO cũng làm điều đó thì liên minh này sẽ không còn có thể bảo vệ lục địa Hoa Kỳ trước một trục ma quỷ ngày càng mạnh mẽ, bao gồm các cuộc tấn công phối hợp của Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. Ankara là một lực lượng quan trọng trong việc điều tiết các tranh chấp với các quốc gia và chủ thể Hồi giáo khác, bao gồm cả ở Afghanistan. Thổ Nhĩ Kỳ đã đã điều quân đến Afghanistan trong khuôn khổ triển khai của NATO. Thậm chí vào ngày 29/12/2022, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo bắt giữ 189 cá nhân bị cáo buộc có liên hệ với những kẻ khủng bố của Nhà nước Hồi giáo (ISIS, ISIL) tự xưng.

Tuy nhiên, sau cuộc tấn công ngày 7/10 vào Israel, Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ Hamas. Nhóm khủng bố mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gọi là “những chiến binh tự do” có thể hoạt động tương đối tự do ở Thổ Nhĩ Kỳ. Israel tuyên bố có kế hoạch truy lùng các thành viên Hamas trên toàn cầu, bao gồm cả ở Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 33 người được cho là có liên hệ với tình báo Israel.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng đáng kể từ 202 tỷ USD năm 2001 lên 958 tỷ USD năm 2013 (theo tỷ giá USD hiện hành). Nhưng kể từ đó, nền kinh tế nước này đã bị đình trệ. GDP bình quân đầu người giảm 15%. Chính phủ dường như đang in tiền để ứng phó với tình hình này, bao gồm cả các dự án xây dựng bị cáo buộc tham nhũng. Lạm phát hiện đang ở mức khó tin là 65%. Phần lớn người lao động Thổ Nhĩ Kỳ kiếm được chưa đến 300 USD/tháng.

Một phần của vấn đề này là do ông Erdogan, người kiểm soát nền kinh tế và được Ả Rập Xê Út, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất ca ngợi là một lực lượng Hồi giáo phản đối ảnh hưởng và chủ nghĩa thế tục của phương Tây. Ông Erdogan trở thành thủ tướng vào năm 2003, nhưng chỉ nhờ sửa đổi hiến pháp đất nước, ông mới được tranh cử dù đã bị kết án hình sự. Ông cáo buộc có âm mưu đảo chính vào năm 2008, cuộc đảo chính mà ông dùng để nhắm vào phe đối lập thế tục của mình.

Các cuộc biểu tình năm 2013 và một cuộc nổi dậy của quân đội đã bị giải tán bằng các biện pháp mạnh tay như hơi cay và đánh đập. Cả hai đều biện minh cho hành động đàn áp xã hội dân sự trên diện rộng của ông Erdogan, đặc biệt là việc đàn áp các nhà hoạt động và báo chí. Với hàng chục nghìn giáo viên, cảnh sát và công chức đối lập bị sa thải và hơn 100 cơ quan báo chí đóng cửa, việc tự kiểm duyệt đã trở thành thông lệ. Ông Erdogan hiện được khuyến khích mở rộng các cuộc tấn công trong nước của mình tới Tòa án Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà ông muốn hạn chế quyền lực.

Các chính sách theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa độc tài của ông Erdogan khiến ông có lý do chính đáng để từ bỏ các đồng minh và công dân của mình. Một bài báo hồi cuối năm 2022 của các nhà phân tích của Viện CATO đã nhấn mạnh một cách đúng đắn rằng: “Mặc dù đã nhiều lần chứng minh rằng họ không phải là một đồng minh đáng tin cậy, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục nhận số vũ khí trị giá hàng triệu USD của Mỹ để mua chuộc lòng trung thành mà họ tỏ ra là không muốn thể hiện”.

Trong khi Mỹ đang cân nhắc việc bán máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ để giúp Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO thì nên tránh sử dụng F-35 ở bất kỳ quốc gia nào có nhà lãnh đạo độc tài và không đáng tin cậy như Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi Mỹ đang cân nhắc việc bán máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ để giúp Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO thì nên tránh sử dụng F-35 ở bất kỳ quốc gia nào có nhà lãnh đạo độc tài và không đáng tin cậy như Thổ Nhĩ Kỳ. Cần phải xem xét các biện pháp bổ sung, chẳng hạn như tăng thuế và trừng phạt thương mại, để thúc giục Ankara ủng hộ toàn diện nền dân chủ, Hoa Kỳ và những người bạn G7 thân thiết nhất của chúng ta.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của NTDVN.

Theo The Epoch Times

Lam Giang biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bình luận: Thổ Nhĩ Kỳ có phải là đồng minh tồi tệ nhất của Mỹ?