Cuộc đua giành ngôi bá chủ thế giới: Rồng Trung Quốc 'nuốt chửng' Gấu Nga

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chuyến thăm gần đây của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới người 'bằng hữu' của ông ở Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin, đánh dấu một giai đoạn mới trong nỗ lực của ông Tập nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới do các chế độ độc tài thống trị.

Mục đích đã nêu của chuyến công du Moscow lần này của ông Tập là nhằm thúc đẩy đề xuất hòa bình của Trung Quốc đối với cuộc chiến Nga - Ukraine, nhưng kết quả của chuyến thăm đã tiết lộ mục tiêu thực sự.

Chuyến thăm của ông Tập diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông Putin với cáo buộc trục xuất trẻ vị thành niên Ukraine đến Nga. Như vậy rõ ràng chuyến công du này đã mang lại niềm an ủi lớn lao cho nhà lãnh đạo Nga đang gặp khó khăn.

Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc một lần nữa bác bỏ luật pháp quốc tế, với việc phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân lập luận rằng ICC nên đưa ra lập trường "khách quan", giải thích và thực thi luật pháp quốc tế một cách "thiện chí" và tránh sử dụng "tiêu chuẩn kép".

Chuyến thăm Nga đã hỗ trợ ba mục tiêu của ông Tập Cận Bình:

  1. Đoàn kết chống lại kẻ thù chung là Hoa Kỳ;
  2. Thúc đẩy tham vọng đã nêu của ông nhằm thay thế nền dân chủ trở thành chuẩn mực toàn cầu;
  3. Thiết lập quyền bá chủ của Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Sau khi che giấu quan điểm của mình về cuộc khủng hoảng Ukraine, các sự kiện tiếp theo đã dần hé lộ mục tiêu thực sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Cái gọi là "kế hoạch hòa bình" của Trung Quốc chưa bao giờ là một đề xuất hòa bình thực sự.

Hòa bình thực sự đòi hỏi tôn trọng sinh mệnh con người cũng như đề cao phẩm giá và quyền tự do của con người. Tuy nhiên, cả Nga và Trung Quốc đều bác bỏ những giá trị này.

ĐCSTQ không thể lên án cuộc xâm lược mà không làm suy yếu khát vọng giành lấy Đài Loan của bản thân mình. Họ cũng không thể cho phép sự thương cảm đối với Ukraine trở nên lớn mạnh ở Trung Quốc.

Năm ngoái, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã được lệnh không đăng bất cứ tin tức gì "bất lợi" cho Nga và "có lợi" cho phương Tây, đồng thời tăng cường kiểm duyệt để sàng lọc các bình luận.

“Trung Quốc phải hỗ trợ Nga bằng sự hỗ trợ về mặt tinh thần và đạo đức, đồng thời kiềm chế không làm 'phật ý' Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU) vì trong tương lai, Trung Quốc sẽ cần đến sự trợ giúp của Nga khi đối phó với Mỹ để giải quyết dứt điểm vấn đề Đài Loan”, truyền thông Trung Quốc cho biết.

Do đó, một khi ông Putin thất bại thì nguyện vọng của chính ông Tập cũng sẽ tan thành mây khói.

Trung Quốc muốn biến Nga thành một nước chư hầu

Ông Tập Cận Bình không chỉ từ chối chỉ trích cuộc xâm lược bất hợp pháp của ông Putin, mà còn hỗ trợ cả bằng lời nói và thực tế. Chuyến thăm lần này của ông tới Moscow là một minh chứng rõ ràng nhất.

Doanh số bán khí đốt cho Trung Quốc giúp thúc đẩy nền kinh tế Nga và cũng là yếu tố vô cùng then chốt đối với sự thịnh vượng của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc đã và đang cung cấp cho Nga các thiết bị có mục đích lưỡng dụng, chẳng hạn như máy bay không người lái và súng trường, để nước này sử dụng trong cuộc xung đột với Ukraine.

Cũng nhân chuyến thăm này, ông Tập đã thúc đẩy Hội nghị Đối thoại cấp cao giữa ĐCSTQ với các chính đảng trên thế giới về Sáng kiến văn minh toàn cầu mới [GCI]. Đây được cho là nỗ lực nhằm đối đầu với Hội nghị thượng đỉnh vì Dân chủ của Hoa Kỳ và tiếp tục mục tiêu toàn trị toàn cầu mà ông Tập đã nêu.

Ông Tập cũng nói với ông Putin rằng “sự thay đổi đang đến” và cả hai đang chung tay thúc đẩy sự thay đổi này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình bước vào hội trường trong cuộc họp tại Điện Kremlin ở Moscow, Nga, hôm 21/3/2023. (Ảnh: Alexey Maishev/Sputnik/AFP/Getty Images)

Một Putin ngày càng tuyệt vọng tỏ ra vô cùng biết ơn sự tán thành của ông Tập, nhưng mối bang giao Nga - Trung đã bộc lộ những điểm yếu của ông chủ Điện Kremlin. Nga ngày càng trở nên phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, một vị thế mà ông Tập Cận Bình sẽ lợi dụng để “nắm thóp” Moscow.

Bất chấp những luận điệu chính trị về quan hệ đối tác "không giới hạn" giữa Nga Trung Quốc, mục tiêu chính của ông Tập biến Nga thành một nước chư hầu. Mục tiêu thậm chí còn quan trọng hơn để Trung Quốc cuối cùng cai trị vùng Siberia giàu tài nguyên vùng Viễn Đông Vladivostok của nước này, nhằm gây áp lực lớn hơn đối với Nhật Bản Hoa Kỳ.

Có lẽ bình luận kỳ lạ nhất là việc ông Tập ủng hộ ông Putin trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga vào năm tới. Không trớ trêu khi nước Nga cũng "giả vờ" tuyên bố tổ chức bầu cử!

Vào thời điểm ông Tập tới thăm người “bằng hữu” ở Moscow, một cuộc hội đàm không kém phần quan trọng khác cũng diễn ra giữa các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Ấn Độ.

Trong cuộc hội đàm, Thủ tướng Fumio Kishida nhấn mạnh tầm quan trọng của vùng trời và vùng biển tự do, rộng mở ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; đồng thời nhắc lại tầm quan trọng của luật pháp quốc tế.

Ông cũng đề cập đến bốn trụ cột của khu vực:

  1. Duy trì hòa bình trong khu vực;
  2. Giải quyết các vấn đề toàn cầu mới thông qua hợp tác với các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương;
  3. Đạt được kết nối toàn cầu thông qua nhiều nền tảng khác nhau;
  4. Đảm bảo an toàn cho vùng trời và vùng biển rộng mở.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh các quốc gia khác, chẳng hạn như Philippines, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với các quốc gia dân chủ có cùng chí hướng.

Cuộc gặp giữa ông Tập và ông Putin đã củng cố nhu cầu thiết yếu của các quốc gia dân chủ trong việc ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ để chống lại chủ nghĩa toàn trị “Lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Theo The Epoch Times

Lam Giang biên dịch

Ngài Kevin Andrews phục vụ trong Quốc hội Úc từ năm 1991 đến năm 2022 và từng giữ nhiều chức vụ trong nội các, bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc đua giành ngôi bá chủ thế giới: Rồng Trung Quốc 'nuốt chửng' Gấu Nga