Nhà hoạt động suy ngẫm về ý nghĩa của nỗi thống khổ sau khi đọc bài viết của Nhà sáng lập Pháp Luân Công

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc đời của anh Doan Jinggang đã thay đổi mãi mãi vào năm 2011 sau khi anh giương cao biểu ngữ ở tỉnh đảo Hải Nam, cực nam của Trung Quốc, yêu cầu “tất cả các chế độ độc tài tham nhũng” phải từ chức.

Giữa làn sóng nổi dậy ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc - được truyền cảm hứng từ các cuộc nổi dậy chống chính phủ ở thế giới Ả Rập vào năm 2011 - biểu ngữ thách thức đó đã đưa anh Doan đến một đồn cảnh sát Trung Quốc. Tại đây, hàng chục cảnh sát đã đánh đập và thẩm vấn anh ròng rã suốt 24 giờ.

Trong một hành trình điên cuồng tìm kiếm sự an toàn sau đó, anh Doan phải 'trèo đèo lội suối' và đặt chân đến những ngọn núi ở biên giới Việt - Trung. Anh bị bỏ lại vô gia cư và cơ cực khi lang thang khắp Đông Nam Á, tuyệt vọng tìm một nơi trú chân. Có nhiều tuần, anh phải ngủ trên những chiếc chiếu rơm trong hành lang của một ngôi chùa Phật giáo ở Campuchia. Thi thoảng có những cơn gió lạnh thổi qua khiến anh bất chợt tỉnh giấc. Thường thì mỗi ngày anh chỉ ăn một bữa. Đồ ăn là bất cứ thức ăn gì mà các nhà sư chia sẻ cho anh.

Anh Duan Jinggang ở Pattaya, Thái Lan, năm 2012. (Ảnh của anh Duan Jinggang)

Sau một thập kỷ phiêu bạt qua hơn 6 quốc gia để xin tị nạn, cuối cùng Thụy Điển đã mở rộng vòng tay đón anh. Cảm giác tuyệt vọng đã có lúc khiến anh phải bơi 5 tiếng đồng hồ từ Malaysia đến Singapore, đi dép lê và sử dụng phao bơi do Trung Quốc sản xuất để chống đỡ những lúc kiệt sức.

Anh cảm thấy mình sắp chết khi da chạm vào nước.

“Tôi thực sự không muốn làm như vậy", anh hồi tưởng lại suy nghĩ lúc đó. “Tại sao tôi phải chịu cảnh khốn khổ như thế này?”.

Anh Doan đã tìm thấy đáp án trong bài viết gần đây “Vì sao có nhân loại" của Đại sư Lý Hồng Chí - Nhà sáng lập Pháp Luân Công. Đây là một môn tu luyện tinh thần bao gồm các bài tập thiền định và các giá trị cổ xưa lấy nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn làm trọng tâm.

Trong bài viết, Đại sư Lý viết rằng, mục đích tồn tại của một người không phải để đạt được thành tựu nào đó mà là để trừ bỏ tội nghiệp hoặc tội lỗi của họ.

Đại sư viết: "Trong khổ [ấy] người có thể bảo trì thiện lương, còn biết tri ân, làm một người tốt, [thì] đó chính là đề cao bản thân. Ngoài ra cứu độ là quá trình từ dưới lên trên, ắt phải bắt đầu từ tầng thấp nhất. Sinh mệnh ở đây sống là khổ thế, giữa người với người sẽ có xung đột lợi ích; hoàn cảnh tự nhiên là ác liệt thế, người ta vì sinh tồn sẽ phải hao tâm mệt sức, v.v; đều có thể cấp cho người ta cơ hội đề cao và tiêu nghiệp. Khổ có thể tiêu tội nghiệp, đó là nhất định; trong thống khổ và mâu thuẫn, người còn có thể bảo trì thiện lương thì sẽ tích công đức, từ đó sinh mệnh đạt được thăng hoa".

Quan niệm cho rằng, một người có thể đạt được sức mạnh nội tâm thông qua quá trình chịu đựng nỗi thống khổ là một thông điệp nổi bật đối với anh Duan, một Cơ đốc nhân từ thời niên thiếu.

“Điều đó giống như thanh thép", anh Doan nói. “Trải qua nhiều lần tôi luyện, thanh thép sẽ trở nên bất khả chiến bại".

Từ thời cổ đại, thống khổ đã là một chủ đề luôn hiện diện trong các tín ngưỡng. Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá, và những Cơ đốc nhân đầu tiên phải đối mặt với làn sóng thù địch trước khi đức tin này trở nên phổ biến. Ở Trung Quốc, ước tính có khoảng 100 triệu học viên Pháp Luân Công đã trở thành mục tiêu của cuộc bức hại toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 1999. Cuộc bức hại này đã khiến hàng triệu người phải chịu đựng nỗi thống khổ từ việc giam giữ và tra tấn, đồng thời vô số nạn nhân đã qua đời vì nạn mổ cướp nội tạng có hệ thống.

“Lịch sử giống như một vòng tuần hoàn", anh nói.

Ông Zhao Xin, một nhà lãnh đạo sinh viên trong các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 nhằm thúc đẩy cải cách chính trị (hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ), đã bị giam giữ và bỏ tù ít nhất bảy lần vì hoạt động tích cực của mình. Trong thời gian đó, ông suýt mất mạng vì nhiều lần bị tra tấn.

Ông đã được mở rộng tầm mắt và nhận thấy cái nhìn sâu sắc của Đại sư Lý về sự tồn tại của con người - đặc biệt là về mối liên hệ giữa con người với Thần.

Ông nói với The Epoch Times: “Dù ở Trung Quốc hay bất kỳ nơi nào khác, ngay cả những nhà sư và nhà hiền triết giác ngộ từ thời cổ đại cũng không thể trả lời những câu hỏi căn bản này. Vũ trụ này được hình thành như thế nào? Tại sao con người tồn tại? Không ai có thể trả lời. Và hầu như không ai động chạm đến những gì con người đang làm trong xã hội ngày nay".

Ông Zhao Xin phát biểu tại một cuộc mít tinh kỷ niệm 33 năm vụ thảm sát Thiên An Môn tại Quảng trường Portsmouth ở San Francisco, tháng 6/2022. (Ảnh: Được sự cho phép của anh Zhao Xin)

Sau khi nghiền ngẫm bài viết trong vài ngày, ông Zhao, cũng là một Cơ đốc nhân, tin rằng, một người nên đón nhận bài viết một cách cởi mở, cho dù nó có phù hợp với những quan niệm thông thường mà họ đang ôm giữ hay không.

“Có quá nhiều thứ chúng ta không hề hay biết", ông nói. “Chúng ta cần thừa nhận những giới hạn này đối với cuộc sống, sự hiểu biết và khả năng của mình".

Ông Zhao Zhongyuan (không có họ hàng với ông Zhao Xin) là một bác sĩ Trung Y nổi tiếng trong giới chính trị gia và quan chức quân đội Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ông đã bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của nhà hoạt động bằng cách chỉ ra hệ thống y học cổ truyền mà ông đang thực hành.

Thông thường, mọi người thường coi Trung Y là quá bí ẩn và khăng khăng rằng họ “nhìn thấy mới tin”. Nhưng ông lập luận rằng, năng lực của một người đã hạn chế trí tuệ của chính họ. Do đó, ông đề xuất rằng mọi người không nên tùy tiện bác bỏ lời nói của Đại sư Lý, mà nên lùi một bước để suy ngẫm về những hạn chế trong khả năng nhận thức của con người.

“Cách thức hoạt động của Trung Y là cảm nhận các kinh mạch của bệnh nhân, đó là thứ bạn không thể nhìn thấy hoặc chạm vào. Nhưng, dù sao thì Trung Y cũng có hiệu quả", ông Zhao, một Phật tử, nói với The Epoch Times.

“Mắt thường của con người nhìn thấy rất ít. Vì vậy, những gì ta không nhìn thấy không có nghĩa là chúng không tồn tại. Mắt thường cũng nhìn thấy một phần rất hẹp của quang phổ ánh sáng; phạm vi tần số mà người ta có thể nghe thấy cũng tương tự như vậy”, ông nói.

Ông Zhao Zhongyuan, một bác sĩ Trung Y, tại Toronto, Canada, hôm 5/2020. (Ảnh: Yi Ling/The Epoch Times)

Một hồi chuông cảnh báo

Ông Ye Ning, một luật sư ở New York, đã đọc bài viết của Đại sư Lý ba lần vào đêm bài viết được xuất bản - đánh dấu năm mới ở Trung Quốc (20/1).

Ông gọi bài viết là “liều thuốc cực mạnh thức tỉnh mọi người sau giấc mộng dài”.

Theo Đại sư Lý, vũ trụ trải qua quá trình “Thành - Trụ - Hoại - Diệt”, giống như con người cũng phải trải qua “Sinh - Lão - Bệnh - Tử”, và rằng thế gian con người hiện đang trong thời kỳ cuối cùng của giai đoạn Diệt.

“Đây là một hồi chuông cảnh báo cho con người thế gian", ông Ye, cũng là một Cơ đốc nhân, nói với The Epoch Times. “Nếu bất cứ ai không phấn đấu để trở nên tử tế hơn và cải thiện nội tâm, mà vẫn tiếp tục làm điều ác, thì thời gian của anh ta sẽ không còn nhiều nữa".

Kể từ Thế chiến thứ II, anh Ye cho biết, anh đã chứng kiến ​​tiêu chuẩn đạo đức con người đang trượt dốc với tốc độ chóng mặt.

“Chúng ta chứng kiến ​​sự phát triển bùng nổ của công nghệ cao và cuộc cách mạng công nghệ chóng mặt. Những khám phá và phát minh mới cho phép con người sống một cuộc sống sung túc về mặt vật chất, nhưng các tiêu chuẩn về tinh thần và đạo đức đã trượt trên dốc lớn".

Ông nói, ảnh hưởng của chủ nghĩa toàn trị của ĐCSTQ là một phần nguyên nhân dẫn đến kết cục này. “Nhưng đó không phải là vấn đề của riêng Trung Quốc - đó là sự hỗn loạn trước thềm hủy diệt".

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp diễu hành qua trung tâm Warsaw, Ba Lan, hôm 9/9/2022. (Ảnh: Mihut Savu/The Epoch Times)

Thông điệp cảnh báo cũng gây được tiếng vang với cô Wang Jing, một nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc hiện đang sống ở Hoa Kỳ. Cô hiện đang điều hành một trang web dành riêng về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc.

Cô Wang trở thành người thỉnh nguyện đòi công lý cho em gái mình. Em gái cô bị đâm chết ở tuổi 19 khi đang làm ca trực tại một công ty dầu khí nhà nước. Nhiều năm nỗ lực nhưng không mang lại kết quả gì đã khiến cô vỡ mộng với chính quyền Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy cô giúp đỡ đồng bào Trung Quốc bảo vệ quyền lợi của họ.

Đối với cô Wang, lời cảnh báo trong bài viết của Đại sư Lý là sự lựa chọn giữa thiện và ác, cũng là một vấn đề sinh tử.

“Ngay cả khi con người chết đi, linh hồn vẫn tồn tại. Và khi con người bước vào giai đoạn hủy diệt, Tạo hóa sẽ chỉ giữ lại những người lương thiện”, cô Wang nói với The Epoch Times.

Đối với cô, điều này có nghĩa con người cần phải đặt nhu cầu của người khác lên trước nhu cầu của mình, ngay cả khi phải đánh đổi bằng sự an toàn và bình yên của chính mình.

Theo The Epoch Times

Lam Giang biên dịch



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Nhà hoạt động suy ngẫm về ý nghĩa của nỗi thống khổ sau khi đọc bài viết của Nhà sáng lập Pháp Luân Công