Trợ lý giáo sư Đại học Mỹ: Kế hoạch đưa bài viết của Đại sư Lý vào giảng dạy

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 15 tháng 3 năm 2023, sau khi đọc bài viết "Vì sao có nhân loại" của Đại sư Lý Hồng Chí, ông Mark Thomas, trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Đại học La Salle, nói rằng bài viết của Đại sư Lý khuyến khích mọi người hướng thiện, có thể mang lại nhiều giá trị lớn lao cho xã hội, vì vậy ông đang có kế hoạch đưa bài viết của Đại sư Lý vào dạy học trong học kỳ tới hoặc năm tới.

Dạy mọi người hướng thiện, bài viết của Đại sư Lý tạo dựng hy vọng và phương hướng cho tương lai

Sau khi đọc bài viết của Đại sư Lý bốn hoặc năm lần, ông Thomas nói với The Epoch Times rằng: “Tôi thấy rằng, công chúng học tập bài viết này của Đại sư Lý thì sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Trên thực tế, tư tưởng triết học đằng sau Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) là vô cùng hữu ích. Nó có thể mang lại giá trị lớn lao cho xã hội".

Ông Thomas cho rằng, bài viết này có liên quan nhiều đến các giáo lý tôn giáo của Cơ Đốc giáo cũng như các tư tưởng triết học cổ xưa từ vài nghìn năm trước. Ông nói rằng, bài viết của Đại sư Lý có thể "khuyến khích mọi người hướng thiện", và giúp mọi người "tạo dựng hy vọng và phương hướng cho tương lai".

Ông Thomas nói rằng, điều quan trọng nhất mà ông học được từ bài viết của Đại sư Lý là "đối với cuộc sống, ý nghĩa thực sự là trở thành một người tốt và luôn là một người tốt. Bằng cách luôn là một người tốt, chúng ta giúp đỡ chính mình, giúp đỡ gia đình và xã hội của chúng ta".

Ông Thomas cho rằng, việc Đại sư Lý đăng bài viết này vào ngày 20 tháng 1 năm nay, khi Tết Nguyên Đán đang đến gần, là "rất đúng lúc". Ông cho rằng con người ngày nay đầy sợ hãi về những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

“Tôi chắc chắn rằng ngay cả trong Cơ Đốc giáo cũng có một số lo ngại về ngày tận thế, lo ngại về biến đổi khí hậu, chiến tranh tiềm ẩn giữa các quốc gia, chúng ta đang chứng kiến ​​chiến tranh nổ ra giữa Nga và Ukraine” - ông nói - “Không ai muốn tin rằng thế giới sẽ kết thúc và bị hủy diệt. Mọi người đều muốn nghĩ rằng, ít nhất là đối với con cháu họ, thế giới này sẽ tồn tại mãi mãi. Tôi nhớ khi còn nhỏ đã được người ta nói rằng, khi tôi lớn lên, thế giới sẽ đi đến tận cùng".

Nhưng sau khi đọc bài viết của Đại sư Lý, ông Thomas đã nhìn thấy hy vọng và tin rằng, những người tốt sẽ có một tương lai tốt đẹp, mọi người có thể tìm thấy sự bình yên và thanh thản trong nội tâm. Ông nói: “Ngay cả khi họ không có một tương lai tốt đẹp trên thế giới này, nhưng nếu họ cố gắng làm tốt hơn, họ sẽ có một tương lai tốt đẹp sau này”.

"Không có thống khổ thì không có thu hoạch"

Ông Thomas cho rằng, toàn bộ hệ thống tư tưởng mà Đại sư Lý nói về những đau khổ của con người trên trái đất, và ý nghĩa thực sự của của việc làm người là vô cùng quan trọng.

Ông Thomas nói rằng, những gì ông học được ở Cơ Đốc giáo là: con người sống trên Trái đất là có tội, điều này bắt nguồn từ "sự buông thả tự do và tội lỗi nguyên tổ (nguyên tội)". Ông nói: "Thống khổ là một phần của sự tồn tại trên Trái đất. Đau khổ trên Trái đất là không thể tránh khỏi. Chúng ta biết tại sao nó lại như vậy, bởi vì nhân loại trở nên xấu xa, và thế giới không hoàn hảo. Nhưng đối mặt với những khổ nạn xảy ra bất cứ lúc nào, chúng ta có thể dùng nó để hoàn thiện bản thân. Nó giống như trải qua quá trình rèn luyện thể chất. Có một câu nói cổ xưa rằng: Không có thống khổ thì không có thu hoạch”.

Ông Thomas hiểu rằng, trong Cơ Đốc giáo, hay trong bài viết của Đại sư Lý, chịu khổ không phải là điều xấu, nó có thể tiêu trừ tội lỗi, và thanh lọc bản thân. Ông nói: "Nghe có vẻ ngược đời, chúng ta thực sự có thể tìm thấy niềm vui trong khổ nạn, nếu chúng ta xem việc chịu khổ trên Trái đất là một phương thức cải thiện bản thân. Chịu khổ cho phép chúng ta trục xuất những thứ tạp chất".

Ông Thomas rất tán đồng với lời dạy của Đại sư Lý rằng "một người không nên phấn đấu giành giật vì của cải hay danh dự", và rằng con người nên coi trọng đạo đức và làm việc thiện. “Cho dù bạn sống một cuộc sống tốt đẹp, nhưng nếu bạn làm việc ác, điều xấu, như cờ bạc, loạn tính, v.v., thì bạn sẽ mất đi của cải”.

Ông Thomas nói: "Nếu bạn tiếp tục tập trung vào việc làm thuần tịnh tư tưởng của mình, làm điều tốt cho người khác, thì những điều tốt đẹp sẽ đến một cách tự nhiên, bạn sẽ nhận được nhiều của cải hoặc nhiều vinh dự hơn. Bạn chỉ làm điều đó để trở thành một người tốt, không phải làm việc tốt là để làm giàu hay để có danh dự".

Bài viết của Đại sư Lý tiết lộ ý định của Đấng Sáng Thế

Ông Thomas khuyến khích mọi người cởi mở hơn, lắng nghe những ý kiến ​​khác nhau, và tìm ra ý kiến ​​nào sẽ đưa bạn đi đúng hướng.

Ông đưa ra ví dụ về ẩn dụ hang động của Plato: Trong hang động, những người đó không bao giờ nhìn thấy thế giới bên ngoài. Họ cho rằng, hiện thực là một cái bóng tạm thời được tạo ra bởi những con rối. Một trong số họ rời khỏi hang động và nhìn thấy sự thật. Anh ta quay lại nói cho mọi người biết sự thật, nhưng anh ta lại bị bức hại bởi những người khác - những người vẫn chỉ nhìn thấy hình bóng và hình ảnh.

Ông Thomas nói: "Tôi thường hỏi học sinh của mình rằng ai là con rối? Và điều tôi nói là: truyền thông, chính trị gia hay giáo viên, đều có thể tạo ra một hình ảnh giả, một hình ảnh sai về xã hội thực. Bởi vì xã hội cho chúng ta biết đó là hiện thực, và quên mất rằng cái gì mới là hiện thực chân chính, nghĩ rằng những cái bóng là hiện thực, nhưng sự thực hoàn toàn không nhất định là như vậy. Rất nhiều thứ chúng ta thấy đều là sự bóp méo của hiện thực”.

Ông cho rằng, Đại sư Lý đã chỉ ra bản chất của hiện thực: "Hiện thực là những gì tồn tại trước khi cõi trần gian này được tạo ra. Chúng ta phải tìm hiểu xem đó là gì? Ý định của Đấng Sáng Thế là gì? Đại sư Lý đã chỉ ra ý định của Đấng Sáng Thế”.

Ông Thomas gợi ý rằng, mọi người nên đọc bài viết của Đại sư Lý. "Đọc và suy nghĩ, suy nghĩ sâu sắc, phản tỉnh lại, nhìn lại chính mình, nhìn vào cuộc sống của chính mình, xem nó đang dẫn bạn đi đâu, và có thể có điều gì đó trong tâm bạn cần thay đổi".

Thuyết vô Thần có thể dễ dàng khiến con người đánh mất ranh giới đạo đức

Ông Thomas cho rằng, đạo đức của con người ngày nay đã khác xa so với con người từ nhiều thế kỷ trước, và "càng không có nền tảng đạo đức". Ông nói, ngay cả nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato cũng lo lắng về sự nguy hiểm mà tự do đem lại, nếu mọi người coi tự do cùng loại với sự phóng túng, buông thả.

Ông nói: "Nếu bạn sử dụng tự do trong giới hạn của ranh giới đạo đức, thì không có vấn đề gì. Nếu bạn không có ranh giới đạo đức đó thì sẽ có vấn đề. Chúng ta cần khắc phục tư tưởng tự do thái quá đó, và tiêu trừ tội tổ tông đó thì mới có thể xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Điều này đòi hỏi một ranh giới đạo đức. Và triết lý của Đại sư Lý, cũng như các triết gia khác, đều thống nhất về điều này".

"Các hình thức suy đồi và phóng túng khác nhau tràn ngập xã hội phương Tây, và thậm chí tràn ngập một bộ phận của xã hội phương Đông. Tôi cũng đưa chủ nghĩa Mác và Chủ nghĩa Cộng sản vào loại này" - Ông Thomas cho rằng, đảng cộng sản - tà linh từ phương Tây này cũng đã hủy hoại đạo đức của xã hội phương Đông rồi.

Ông Thomas nói: "Khi bạn đánh mất ranh giới đạo đức, khi bạn rời xa khái niệm về một vị Thần tối cao tồn tại, và đi đến thuyết vô Thần, thì bạn đã đánh mất ranh giới đạo đức của mình rồi. Không có ranh giới đạo đức đó, mọi thứ sẽ dần trôi theo hướng tà ác. Bạn sẽ bị lạc lối".

Kế hoạch đưa bài viết của Đại sư Lý vào giảng dạy

Ông Thomas nói rằng, các sinh viên của ông thường hỏi ông, tại sao họ luôn học những tư tưởng của những người phương Tây? Vì vậy, ông đang lên kế hoạch giới thiệu bài viết của Đại sư Lý trong học kỳ tới hoặc năm tới.

Ông nói, làm như vậy có thể khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc sợ hãi. "Họ (ĐCSTQ) không muốn thấy người Mỹ có thể chia sẻ các giá trị với người Trung Quốc, (như vậy) bạn sẽ đe dọa sự tồn tại của chế độ của họ" - Ông Thomas nói. Ông và các sinh viên của ông nhận thức rõ chính quyền ĐCSTQ tà ác như thế nào: "Tôi biết họ đã làm gì với người Duy Ngô Nhĩ, họ đã làm gì với Pháp Luân Công, và những gì đã xảy ra ở Hồng Kông và Đài Loan".

Ông Thomas cho biết, ông lớn lên trong một gia đình theo đạo Cơ Đốc, và khi còn trẻ ông dự định trở thành mục sư. Nhưng sau đó ông thấy sự đấu đá lẫn nhau giữa người với người trong các giáo hội khác nhau, tương tự như trong chính trị, cuối cùng khiến ông nản lòng.

Ông Thomas nói: “Tôi nghĩ, nếu tôi muốn nghiên cứu chính trị, vậy hãy để tôi làm trong lĩnh vực chính trị, lĩnh vực phi tôn giáo, và tôi vẫn giữ tín ngưỡng của mình. Có người nói với tôi rằng, không trở thành mục sư, sau này chớ có hối hận. Nhưng bây giờ tôi nghĩ, việc trở thành một nhà giáo dục cũng giống như một mục sư, trở thành một nhà giáo dục, điều đó giúp bạn dẫn dắt tốt một nhóm trẻ em, và nhìn thấy chúng trưởng thành".

Theo Tiêu Tiệp - Epochtimes

Thanh Hà biên dịch



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Trợ lý giáo sư Đại học Mỹ: Kế hoạch đưa bài viết của Đại sư Lý vào giảng dạy